Hoạt động ngoại giao Hồ Chí Minh đối với Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngoại giao hồ chí minh trong những năm 1945 1946 tiếp cận chính trị học quốc tế (Trang 114 - 125)

4.2. Đối với Pháp

4.2.2. Hoạt động ngoại giao Hồ Chí Minh đối với Pháp

4.2.2.1. Bày tỏ chi tiết về lập trường lợi ích của Việt Nam trong quan hệ với nước Pháp

Nếu trong mối quan hệ ngoại giao Việt – Tưởng, Hồ Chí Minh chỉ nói chung chung đến quyền độc lập, thì trong mối quan hệ ngoại giao Việt – Pháp, Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ quan điểm của mình về những nội dung cụ thể của thuật ngữ “độc lập” này. Đó là “một Chính phủ Việt Nam làm chủ đất nước của mình và một

tổ chức hành chánh, một nền kinh tế, một hệ thống tài chính, một quân đội, một nền

ngoại giao độc lập” [99, 297-298], và một lãnh thổ thống nhất. Đây là mục tiêu và lợi ích căn cốt nhất của Việt Nam, là giá trị rõ ràng và kiên định trong suốt tiến trình đấu tranh ngoại giao với Pháp. Song, là một nhà ngoại giao khôn khéo, cẩn trọng, thực tế, Hồ Chí Minh cũng linh hoạt trước một số điều trong các cuộc đàm phán ngoại giao với Pháp. Đó là chấp thuận khái niệm một nước tự do (một tên gọi mập mờ [136, 13-14] nhưng trong nội dung hoàn toàn là những tiêu chuẩn của một quốc gia độc lập), chấp thuận cho cái nước tự do ấy nằm trong phạm vi của Liên bang Đông Dương với Cao Miên và Ai Lao, nhưng quyết không chịu có một Chính phủ Liên bang. Đó là chấp thuận gia nhập khối Liên hiệp Pháp để giữ thể diện cho Pháp quốc, song vẫn giữ được độc lập của mình và có đại biểu trong Liên hợp quốc. Đó là đề xuất và chấp thuận việc Nam Kỳ có quyền tự do sát nhập vào Bắc Kỳ, Trung Kỳ thành một nước thống nhất hay tách riêng thành một lãnh thổ tự do bằng cuộc trưng cầu dân ý. Trong lập trường về mối quan hệ ngoại giao song phương mới này, Hồ Chí Minh giải thích độc lập ở đây “tất nhiên không có nghĩa là cắt đứt, cách ly” mà vẫn “hợp tác với nước Pháp” [84, 253], “vẫn tôn trọng những quyền lợi đặc biệt của người Pháp” [7] và “sẵn sàng có nhiều điều nhân nhượng” [84, 114] cho Pháp về mọi mặt kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, v.v.

Như vậy, những đề nghị ngoại giao song phương kinh tế, văn hóa, xã hội... nói trên mà Hồ Chí Minh đưa ra cho Pháp đã bao hàm nội dung của một sự hợp tác quốc tế hòa bình, tiến bộ [88, 14]. Bởi xét về mặt hành vi, đó là sự tương tác hòa bình giữa hai chủ thể quốc tế (trong đó bạo lực được loại ra) [88, 13]. Xét về mặt mục đích kết quả, cả phía Pháp và phía Việt Nam đều đạt được lợi ích chung là tránh được chiến tranh mà vẫn có được những lợi ích vật chất và tinh thần: Pháp không cần tốn người tốn của cho một cuộc chiến mà kết quả đạt được chưa chắc đã tương xứng với cái giá phải trả, “Pháp vẫn giữ được vị trí đứng đầu, được đảm bảo những quyền ưu tiên nhất định” về mọi mặt, “Pháp sẽ là một trong những nước tiên phong trên con đường dân chủ hóa chế độ thuộc địa và có thể tránh được nguy cơ phải đối đầu với cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai” [35, 131]. Việt Nam cũng tránh được một cuộc chiến tranh xét về trước

mắt sẽ rất khó đối phó, song về lâu dài chắc chắn vẫn trụ vững được và có thể chiến thắng, song cái giá phải trả cũng không nhỏ về người và của. Nếu hợp tác tốt, Việt Nam vừa có cơ hội khôi phục, phát triển đất nước về mọi mặt để khẳng định rõ hơn nền độc lập mới. Còn một điều rất quan trọng nữa trong các đề nghị mà Hồ Chí Minh đưa ra, đó là Việt Nam sẽ ít bị phụ thuộc vào Pháp hơn, dẫn đến ít bị chi phối bởi quyền lực của Pháp (Bởi nếu hai bên phụ thuộc nhau nhưng một bên ít phụ thuộc hơn bên kia, thì bên ít phụ thuộc hơn rõ ràng có một nguồn quyền lực [57, 108] cho ngoại giao).

Với quan điểm rõ ràng về một hệ thống những lợi ích căn cốt không thể nhượng bộ và những lợi ích thứ yếu khác có thể nhượng bộ như vậy, các cuộc đàm phán ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp được diễn ra rõ ràng, rành mạch hơn. Phía Việt Nam có thể xác định được giới hạn nhượng bộ đến đâu, đâu là điều phải cứng rắn cương quyết không thể lùi bước, và đâu là điều có thể lùi bước để có thể kiếm được một thỏa thuận ngoại giao với Pháp. Việt Nam cũng xác định được cần phổ biến cho người dân biết được điều gì để người dân tham gia hỗ trợ cho ngoại giao quốc gia, và cũng xác định được chính kiến hợp lý hợp tình của mình là ở đâu để có được cách thức, lời lẽ ngoại giao công chúng (với Pháp và các chủ thể quốc tế khác) hiệu quả. Việc chia nhỏ, chi tiết hệ lợi ích đã giúp Việt Nam và Pháp tìm ra những điểm có thể thỏa thuận được, và bởi vậy không phải ngẫu nhiên mà Pháp chịu ký kết Hiệp định sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9 cho Việt Nam. Đó hoàn toàn là do trí tuệ rất sắc bén, nhanh nhạy, linh hoạt của nhà ngoại giao Hồ Chí Minh.

4.2.2.2. Nêu cao tính pháp lý của Việt Nam để đập tan những vu cáo phi lý của Pháp đối với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Bản Tuyên ngôn độc lập và một số văn bản khác của Hồ Chí Minh đã chứng minh thực dân Pháp hoàn toàn không còn tính chính danh pháp lý lịch sử về sự hiện hữu của họ tại Đông Dương dẫn đến Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ cơ sở để hưởng và bảo vệ quyền bình đẳng, tự do, độc lập, đi theo con đường văn minh tiến bộ mà toàn thể người dân Việt Nam lựa chọn. Đây là lẽ phải “không ai chối cãi được”.

Còn về tính chính danh của nhà nước Việt Nam mới sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công cơ sở pháp lý (đã phân tích trong phần 3.2.1)

đặt căn bản trên những giá trị lịch sử và những văn kiện mà cả thế giới phải thừa nhận khiến về mặt lý lẽ, Pháp không thể bắt bẻ được. Lực lượng thực dân hiếu chiến Pháp chỉ còn có thể sử dụng một vài thủ đoạn nhỏ để vớt vát về mặt tính chính đáng trong ngoại giao như gán mác “hoạt động khủng bố” [108, 163] cho lực lượng vũ trang Việt Nam. Song điều này lại bị chính Pháp gạt bỏ qua hai văn bản thỏa thuận mang tầm quốc tế là Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946. Hoặc sử dụng việc lập ra một chính phủ Nam Kỳ và tuyên truyền rằng chính phủ này do người dân Nam Bộ đồng lòng chấp thuận. Song chính người đứng đầu cơ quan quyền lực được dựng lên này là Nguyễn Văn Thinh luôn chỉ trích rằng các cuộc gặp của Pháp với Việt Minh chứng tỏ chính phủ Nam Kỳ “chỉ là bù nhìn của Pháp” [108, 163]. Sau này vụ việc Nguyễn Văn Thinh tự sát được chính d’Argenlieu (người dựng lên chính phủ Nam Kỳ) thừa nhận là dấu hiệu của sự thất bại của Pháp về mặt pháp lý tại Nam Kỳ [108, 163].

Thua cuộc về tính pháp lý trong ngoại giao là một trong những lý do khiến Pháp phải vội vã nổ súng “hòng cướp nước ta một lần nữa” cuối năm 1946.

4.2.2.3. Ngoại giao công chúng với nhân dân Pháp

Trong bài chiến tranh tư tưởng, Hồ Chí Minh viết: việc “tuyên truyền thành công, có thể không phải đánh mà khuất phục được họ” [85, 367]. Hồ Chí Minh hiểu rõ “phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp có liên hệ mật thiết với cuộc đấu tranh” giành độc lập tại Việt Nam [32, 454]. Do vậy, tận dụng những cơ hội trực tiếp tới Pháp hoặc tiếp xúc trực tiếp với người dân, binh lính Pháp tại Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm tiến hành hoạt động ngoại giao công chúng để tạo dựng sự thấu hiểu và đồng cảm [126, 75] từ phía các cộng đồng người dân Pháp nhằm gây ảnh hưởng tới hoạt động hoạch định chính sách ngoại giao của chính phủ Pháp. Hoạt động ngoại giao công chúng của Hồ Chí Minh gồm một số nội dung sau:

Tuyên truyền về hình ảnh một nước Việt Nam mới với những người dân yêu nước, văn minh, xứng đáng độc lập, cởi mở, sẵn sàng hợp tác: Xứ Đông Dương là một thuộc địa cần khai hóa văn minh là quan niệm đã từng tồn tại trong tâm trí người phương Tây. Do vậy, Hồ Chí Minh bằng nhiều phương tiện đã quảng bá với người Pháp về một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được khai sinh, trong đó

người Việt Nam muốn tự mình độc lập và nỗ lực tự mình hướng tới một xã hội văn minh, tiến bộ, không cần bất kỳ thế lực nào dẫn dắt như trong quá khứ. Hồ Chí Minh còn mời gọi những quan hệ tích cực rộng lớn về các mặt với Pháp và giải thích, khẳng định rằng việc cộng tác với Việt Nam sẽ đem đến nhiều lợi ích lâu dài, song phương cho cả hai nước [84, 246]. Sau thế chiến thứ II, nhân loại mặc dù sắp bước sang cuộc chiến tranh Lạnh, song nhu cầu hợp tác phát triển cũng là một khuynh hướng lớn chi phối hoạt động của quan hệ quốc tế. Do vậy, hình ảnh một nước Việt Nam có khả năng hợp tác với các nước trên thế giới là một hình ảnh tiến bộ, văn minh, có sức lôi cuốn lớn đối với những chủ thể quốc tế tiến bộ.

Chia sẻ những giá trị văn hóa chung để kêu gọi sự đồng cảm, thấu hiểu với dân tộc Việt Nam: Trong buổi tiệc chiêu đãi ngày 2/7/1946 tại Pháp, Hồ Chí Minh nhắc lại một nguyên tắc đạo đức mà triết lý phương Đông và phương Tây đều tán dương: “Điều mà mình không muốn thì đừng làm với người khác” [84, 225]. Do đó, đối với người Pháp, Hồ Chí Minh luôn viện dẫn những giá trị văn hóa lý tưởng mà người Pháp luôn tự hào đã khai sinh ra, hoặc viện dẫn đến những giá trị lợi ích mà người Pháp từng trải qua mất mát, khổ đau trong cuộc Thế chiến thứ II, nay mới giành lại được. Ngày 4/7/1946, tại buổi lễ đón tiếp chính thức của Thị trưởng thành phố Paris được tổ chức tại Tòa thị chính, trước đông đảo nhân dân Pháp và những yếu nhân chính trị quan trọng của Pháp, Hồ Chí Minh nói: “Nhân dân Paris luôn luôn trung thành với lý tưởng mà họ đã giới thiệu với thế giới vào năm 1789, và lý tưởng đó đã không ngừng hướng dẫn nhân loại ngày nay. Từ cuộc chiến đấu mà họ vừa tiến hành một cách anh hùng chống lại sự áp bức, tôi biết rằng họ đã ra khỏi cuộc chiến đấu đó cứng rắn hơn bao giờ hết trong các niềm tin dân chủ và tự do”; “Paris đã từng chiến đấu và đau khổ cho tự do, sẽ hiểu và ủng hộ những khát vọng của nhân dân Việt Nam cũng là những khát vọng của chính họ” [85, 306-307]. Độc lập, tự do là các giá trị văn hóa – văn minh căn bản mà loài người hướng tới xây dựng, bảo vệ, trong đó có cả người Pháp và người Việt Nam. Do vậy, người Pháp nếu không muốn mất độc lập, tự do; đã từng chiến đấu giành độc lập, tự do thì cũng phải tôn trọng nhân dân Việt Nam, phải thừa nhận nhân dân Việt Nam có quyền hưởng độc

lập, tự do. Những lập luận sắc bén của Hồ Chí Minh khiến Tướng Alessandri31 thừa nhận: “Thái độ chung của ông là làm cho chúng ta lúng túng với những nguyên lý 8932 và nước Pháp Chiến đấu” [99, 116-117].

Phân hóa kẻ thù giữa nhân dân Pháp và thực dân Pháp nhằm xác định rõ đối tượng đấu tranh và làm suy giảm sự ủng hộ của người dân Pháp với cuộc xâm lược Đông Dương: Hồ Chí Minh khẳng định những xung đột đáng tiếc xảy ra ở Việt Nam không phải là từ ý nguyện của người dân Pháp tiến bộ, mà chẳng qua là từ một bộ phận người Pháp đầy tham vọng xấu xa và không/chưa thể thấu hiểu Việt Nam mà thôi [85, 510]. Trong thư gửi những người Pháp ở Đông Dương 20/10/1945, Hồ Chí Minh khẳng định: “chúng tôi đã phân biệt người Pháp tốt với người Pháp xấu. Tôi nhắc lại, chúng tôi chiến đấu cho nền độc lập của chúng tôi, chúng tôi chiến đấu chống sự đô hộ Pháp mà không chống những người Pháp lương thiện. ... trên khắp đất nước Việt Nam, sinh mệnh và tài sản của người Pháp vẫn được che chở và tiếp tục được che chở miễn là các người ấy chịu sống yên ổn và không tìm cách gây chuyện” [85, 77]. Những chia sẻ mang tính đồng cảm, thấu hiểu đó của Hồ Chí Minh thấm đượm tinh thần khoan dung một cách lý trí, đã góp phần không nhỏ trong việc làm cho hình ảnh một dân tộc Việt Nam hòa bình, yêu nước, yêu tự do, độc lập được khẳng định và khắc sâu vào tư duy của cộng đồng quốc tế.

Gần 3 tháng ở thủ đô Paris, số lần tiếp xúc và làm việc của Hồ Chí Minh là gần 400 cuộc [1, 28], trong đó tiếp xúc với các nhà báo tới gần 60 lần [116, 6]. Những hoạt động của Hồ Chí Minh đã gây được ảnh hưởng tốt trong dư luận tiến bộ Pháp, báo chí và dư luận Pháp bàn luận rất nhiều về Hồ Chí Minh và về cuộc đàm phán Pháp Việt tại Fontainebleau. Hồ Chí Minh bằng những lời lẽ dễ hiểu, chân thật đã làm thay đổi cái nhìn của rất nhiều người Pháp về Việt Nam, và góp phần không nhỏ ảnh hưởng tới chính quyền Pháp, tới mục tiêu và chính sách ngoại giao của Pháp đối với Việt Nam (trước và kể cả sau ngày 19/12/1946).

4.2.2.4. Giữ gìn hình ảnh vị thế của đất nước

Quốc thể là một lợi ích dân tộc quan trọng tạo thành sức mạnh mềm thuyết phục hoặc làm giảm sự đối địch của nhiều chủ thể quan hệ quốc tế. Là người đứng đầu

31 Tổng ủy viên cộng hòa Pháp, đại diện Pháp ở miền Bắc Đông Dương.

32

chính phủ, Hồ Chí Minh rất có ý thức trong việc tạo dựng, duy trì và quảng bá hình ảnh vị thế một nước Việt Nam mới độc lập. Trong thời gian ký kết Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, Hồ Chí Minh đã khéo léo dẫn dắt để lễ ký đó được chứng kiến bởi đại diện Bộ tư lệnh quân Tưởng ở Bắc Đông Dương, phái bộ Mỹ và lãnh sự Anh. Hồ Chí Minh còn thuyết phục được Sainteny cho Louis Caput tham dự với tư cách là “đại diện cho nhân dân Pháp” [117, 99]. Như vậy, vị thế của nhà nước Việt Nam mới được thừa nhận bởi một số chủ thể quốc tế như Trung Hoa, Anh, Mỹ, nhà nước Pháp, nhân dân Pháp. Và rồi sau đó thủ tướng Felix Gouin, nhân danh chính phủ Pháp gửi thư mời Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cấp cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang thăm chính thức nước Pháp vào cuối tháng 5/1946 [102, 23] - một sự kiện nâng cao vị thế của Việt Nam lên tầm bình đẳng với các quốc gia khác trên thế giới.

Hồ Chí Minh rất cẩn trọng, linh hoạt và tinh tế giữ gìn hình ảnh độc lập, bình đẳng của quốc gia Việt Nam trong các cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo và sĩ quan Pháp. Khi Cao ủy Pháp đến Hà Nội tháng 5/1946, phía Pháp tổ chức lễ đón long trọng và mời Hồ Chí Minh đến dự nhằm hạ thấp vai trò của người đứng đầu chính quyền nước sở tại trước một viên “Toàn quyền Đông Dương” (Cao ủy Pháp thực chất đảm nhiệm chức vụ Toàn quyền Đông Dương). Hồ Chí Minh ngay ngày 18/5/1946 chỉ đạo thuộc cấp cho Hà Nội treo cờ, biểu ngữ thật long trọng chúc mừng sinh nhật Hồ Chí Minh và thể hiện ý chí bảo vệ độc lập lấn át hình ảnh và không khí của phía Pháp. D’Argenlieu và Sainteny đã phải lịch sự đến chào và đến chúc mừng sinh nhật Hồ Chí Minh. Hình ảnh vị thế của Việt Nam vẫn được giữ vững mà lại vẫn giữ được lễ nghi qua lại với phía Pháp [50, 107-108], góp phần buộc Pháp phải giữ đúng nghi lễ đón tiếp Hồ Chí Minh với tư cách Chủ tịch nước đến thăm Pháp tháng 6/1946. Trong dịp đến thăm Bộ trưởng Bộ nước Pháp Hải ngoại Marius Moutet, Hồ Chí Minh chỉ khi tiến lên ở bậc thang ngang với Moutet

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngoại giao hồ chí minh trong những năm 1945 1946 tiếp cận chính trị học quốc tế (Trang 114 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)