Hồ Chí Minh với việc tăng cường nguồn lực sức mạnh mềm (softpower)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngoại giao hồ chí minh trong những năm 1945 1946 tiếp cận chính trị học quốc tế (Trang 85 - 97)

3.2. Hồ Chí Minh với việc xây dựng và tăng cường thực lực quốc gia làm nền

3.2.3. Hồ Chí Minh với việc tăng cường nguồn lực sức mạnh mềm (softpower)

Song hành với sức mạnh cứng, sức mạnh mềm cũng là nguồn lực không thể thiếu trong ngoại giao. Theo quan niệm chung, sức mạnh mềm của một nước phụ thuộc nhiều vào ba nguồn lực cơ bản: văn hóa (ở những nơi mà nó thu hút các nước khác), các chuẩn mực chính trị (khi nó hợp lòng người trong và ngoài nước), và chính sách đối ngoại (khi các nước khác xem những chính sách này là chính đáng và có uy quyền về đạo lý) [57, 153]. Trong hoàn cảnh rất đặc thù của Việt Nam trong những năm 1945-1946, Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng những thành tố cho nguồn lực sức mạnh mềm quốc gia gồm có những nội dung như sau: Xây dựng nền văn hóa – đạo đức mới; xử lý các mâu thuẫn gây ảnh hưởng tiêu cực tới chế độ dân chủ và khối đại đoàn kết toàn dân; xây dựng thái độ ứng xử phù hợp của người dân làm minh chứng cho chính sách đối ngoại hợp tình, hợp lý của Chính phủ.

3.2.3.1. Xây dựng nền văn hóa-đạo đức mới phục vụ cho ngoại giao

Một nền văn hóa mới tương xứng với nền độc lập mới và hỗ trợ tốt cho ngoại giao là điều Hồ Chí Minh rất quan tâm. Chỉ vài ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh chỉ đạo các cán bộ văn hóa phải thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa mới phục vụ cho công cuộc độc lập của nước nhà [84, 6]. Hồ Chí Minh khẳng định vấn đề cấp bách là “phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập” [85, 7] và đề nghị “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” [85, 7]. Đây là tiêu chí xây dựng con người mới, xã hội mới đi theo trong suốt cuộc đời Hồ Chí Minh chứ không chỉ dừng lại ở giai đoạn “ngàn cân treo sợi tóc” 1945-1946. Sau Cách mạng Tháng Tám, với nhu cầu xây dựng một nền ngoại giao (đặc biệt là ngoại giao văn hóa) hiệu quả, việc xây dựng con người – xã hội Việt Nam theo những tiêu chí văn hóa – đạo đức trên là điều cấp bách. Bởi lẽ mỗi cá thể sẽ tùy thuộc vào một nền văn hóa nào đó – nơi cá thể đó được nuôi dưỡng, giáo dục và bởi vậy mà “chất văn hóa” của cá thể này sẽ tham dự vào mọi hành vi giao tiếp – từ phản ứng, đánh giá... cho đến việc ra quyết định. Xét từ giác độ đó, văn hóa – ngay từ đầu đã là điều kiện, là dung môi của ngoại giao, bất chấp người ta có ý thức được đầy đủ điều đó hay không [126, 68]. Hồ Chí Minh là một đại diện ngoại giao văn hóa lớn, song, mỗi người

dân Việt Nam cũng đương nhiên là một đại diện ngoại giao văn hóa để hậu thuẫn, minh chứng cho những hành động tuyên truyền ngoại giao mà Hồ Chí Minh sẽ phải tiến hành đối với các chủ thể quốc tế khác lúc bấy giờ. Việc xây dựng một nền văn hóa – đạo đức mới, do vậy, là nhu cầu, nghĩa vụ, và trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một dân tộc, khi nhắc tới, là nhắc tới hình ảnh những con người dũng cảm, yêu nước, cần, kiệm, liêm, chính... thì không thể không thừa nhận rằng dân tộc đó có nguồn lực sức mạnh mềm – nguồn lực văn hóa (theo nghĩa tích cực) thật dồi dào, lớn lao. Thực tiễn vận động của nền chính trị quốc tế luôn cho thấy, khi đông đảo mọi người có chung chuẩn mực, các chuẩn mực này có thể tạo nền tảng cho ngoại giao quyền lực mềm quốc gia vận hành bằng nhiều cách khác nhau [57, 158].

Để thuận tiện hơn cho việc phổ biến và tiếp thu nền văn hóa – đạo đức mới này, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải nâng cao dân trí là cơ sở cho việc phát huy nguồn lực con người, bổ sung cho sức mạnh về vốn xã hội cho quốc gia trong tương lai. Bằng những biện pháp khuyến khích và bắt buộc, trước ngày Toàn quốc kháng chiến, Việt Nam đã có được nhiều kết quả to lớn trong việc xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí toàn quốc, góp phần vào việc sử dụng sức mạnh toàn dân “giữ vững nền độc lập”, “tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà” [85, 7]. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng rất kỳ vọng vào đội ngũ trí thức tương lai, tầng lớp có phần đóng góp vô cùng quan trọng và lâu dài trong công cuộc dựng nước và giữ nước, tăng cường sức mạnh quốc gia và sức mạnh ngoại giao trên trường quốc tế [85, 35]. Với sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh và nỗ lực của toàn dân tộc, nền văn hóa – đạo đức Việt Nam mới sau đó cũng nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu đáng kể [36, 31-33] hình thành một vốn xã hội – vốn con người quan trọng, thiết thực cho mặt trận ngoại giao của Việt Nam lúc bấy giờ.

3.2.3.2.Xử lý các mâu thuẫn gây ảnh hưởng tiêu cực tới chế độ dân chủ và khối đại đoàn kết toàn dân

Bên cạnh việc xây dựng cơ sở pháp lý để đảm bảo tính chính danh cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như đã nêu ở phần 2.2.1, Hồ Chí Minh còn tiến hành một loạt những hoạt động và chỉ đạo khác nhằm minh chứng và củng cố cho bản

chất và chuẩn mực chính trị “dân chủ” của kiểu nhà nước mới lần đầu tiên có trong lịch sử dân tộc Việt Nam này. Cụ thể là xử lý những mâu thuẫn gây ảnh hưởng tới bản chất dân chủ của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa như sau:

Thứ nhất, xử lý mâu thuẫn giữa người dân và những thành phần cán bộ thiếu đạo đức, yếu kém hoặc thiếu kiềm chế trong các hoạt động hằng ngày. Mâu thuẫn này nếu không giải quyết được sẽ làm suy giảm sức mạnh pháp lý dân chủ của đất nước. Việc nắm quyền lực quá nhanh tại các cơ sở địa phương khiến nhiều cán bộ chưa quen với văn hóa lãnh đạo, khiến những kẻ cơ hội có thể trà trộn vào hàng ngũ lãnh đạo khiến các hiện tượng trả thù, bắt bớ, cướp bóc... diễn ra hàng loạt gây “tổn hại uy tín của nền dân chủ cộng hòa mới” [69, 565], tạo “sự ác cảm trông thấy của nhiều người đối với phong trào cách mạng” [99, 128-129]. Đối với những thành phần cán bộ này, Hồ Chí Minh có những bài nói, bài viết thẳng thắn chỉ ra những thói hư tật xấu và khẳng định họ “không những không được dân yêu, còn bị dân khinh, dân ghét” [85, 51]. Hồ Chí Minh cho rằng cần phải tuyên truyền một nền văn hóa chính trị mới với tiêu chí làm việc “nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người”, và phải luôn luôn “đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh” [85, 51]. Hồ Chí Minh cũng căn dặn cần phải coi trọng người tài và hết sức cẩn trọng khi chọn người vào làm việc cho chính phủ. Đối với nguyện vọng của Hồ Chí Minh và toàn thể dân tộc lúc bấy giờ, bộ máy lãnh đạo phải là bộ máy của những con người không phân biệt Nam Bắc nhưng phải có đầy đủ nhân cách và năng lực. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, bộ máy đó thực sự đã quy tụ được rất nhiều người tài [23, 171-172] làm việc và làm việc thực sự, bằng cả tấm lòng yêu nước, chấp nhận khó khăn, gian khổ. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh khẳng định chính phủ cũng sẵn sàng và kiên quyết trừng trị theo pháp luật những người cán bộ vi phạm pháp luật [33, 224]. Ngày 23/11/1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ với chỉ đạo phải “xử lý đích đáng một số vụ để an lòng dân, và đề cao kỷ cương của chính quyền cách mạng” [16, 26]. Chính việc kết hợp đầy đủ những biện pháp quản lý phù hợp như vậy, chính quyền mới đã dần dần hình thành và giữ gìn được uy tín dân chủ của mình đối với người dân và quốc tế.

Thứ hai, xử lý mâu thuẫn dễ gây ra nhiều xung đột, chia cắt khối đại đoàn kết, làm đổ vỡ công cuộc ngoại giao, tạo cớ can thiệp cho các chủ thể nước ngoài, đó là mâu thuẫn tranh giành quyền lực giữa các đảng phái chính trị sau Cách mạng Tháng Tám, đặc biệt là phe Việt Quốc và Việt Cách với sự hỗ trợ của quân Trung Quốc. Trong mâu thuẫn này, Hồ Chí Minh phải cực kỳ khéo léo nhưng lại dứt khoát không nhượng bộ tất cả bởi Hồ Chí Minh hiểu rằng nếu chính phủ về tay phe đối lập, Việt Nam sẽ đi theo kế hoạch bóc lột về kinh tế của Trung Quốc. Bên cạnh đó, khi cuộc điều đình giữa Paris và Trùng Khánh kết thúc, chính phủ bù nhìn thân Trung Quốc tại Việt Nam sẽ bị bỏ rơi và nước Việt Nam một lần nữa trở thành thuộc địa Pháp [3, 605]. Để tránh tổn thất không cần thiết, tập trung thực lực cho những công việc quan trọng hơn, Hồ Chí Minh chủ trương đấu tranh vũ trang với các lực lượng này chỉ là phương sách cuối cùng, thay vào đó là thực hiện kế hoạch cô lập Việt Nam Quốc dân Đảng và Đồng minh Hội, và dùng áp lực của quần chúng để chống lại họ [3, 554]; chủ động chỉ đạo giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương nhằm “phá tan tất cả những điều hiểu lầm ở ngoài nước và ở trong nước có thể trở ngại cho tiền đồ giải phóng của nước nhà” [28, 63]; dành 20 ghế cho Việt Cách và 50 ghế cho Việt Quốc mặc dù hai đảng này không tham gia bầu cử23; căn dặn các cán bộ đề phòng sự khiêu khích và nhất quyết tránh khiêu khích, bình tĩnh giải quyết từng vấn đề [16, 72]; v.v. Chính nhờ những thỏa hiệp, những lời nói, hành động đó, các mâu thuẫn trong lòng dân tộc được giảm thiểu, góp phần chứng minh một thiết chế dân chủ hợp lòng dân, góp phần quan trọng cho việc tích lũy thực lực cho quốc gia, đảm bảo những hỗ trợ tốt cho hoạt động ngoại giao cả về mặt vật chất và tinh thần. Trong một cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu Stein Tonnesson24, Pignon25 thừa nhận rằng, khi ông từ Fontainebleau quay trở lại Sài Gòn, ông đã mất hết hy vọng vể một giải pháp hòa bình chủ yếu vì Việt Minh đã giải quyết xong với

23 Sự nhượng bộ này không những giải quyết được mâu thuẫn với Tưởng và các nhóm lợi ích gốc Việt thân Tưởng, mà còn cho các nước phương Tây phi cộng sản thấy rằng quốc hội Việt Nam lúc đó cũng có đầy đủ các đảng phái đại diện giống như các nước dân chủ đa đảng.

24 Sử gia người Na Uy, giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế tại Oslo, sở trường nghiên cứu là cách mạng và Chiến tranh Việt Nam, bản tính dân tộc trong vùng Đông nam Á, tranh chấp vùng biển Đông, và lịch sử thể thao Na Uy.

25

các phe nhóm chính trị đối lập ở miền Bắc, như thế Pháp sẽ phải đối phó với một khối đại đoàn kết dân tộc [108, 153].

Thứ ba, xử lý một mâu thuẫn trong tư duy của một đất nước đa văn hóa, đa tôn giáo tín ngưỡng rất dễ bị các chủ thể chính trị bên ngoài sử dụng để làm suy yếu sức mạnh quốc gia Việt Nam - đó là mâu thuẫn giữa người dân Công giáo với những người dân khác. Mâu thuẫn tôn giáo từng nổ ra từ thế ký thứ XIX tại Việt Nam khiến khối đại đoàn kết dân tộc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới những xung đột đẫm máu [52, 341-342]. Với một quá khứ như vậy, cộng với số lượng đáng kể tín đồ Công giáo (hai triệu tín đồ có kỷ luật, đoàn kết và cực kỳ trung thành với các linh mục [29, 216]), nếu Pháp thành công trong các âm mưu, thủ đoạn chống phá chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì rõ ràng khối cố kết dân tộc sẽ bị tan vỡ một mảng lớn và thậm chí xung đột chết người trong quá khứ có thể lặp lại giữa người Việt với người Việt. Một chế độ dân chủ dứt khoát không thể có chuyện xung đột nội bộ như vậy được. Do đó, ngay trong buổi họp đầu tiên sau lễ Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh chỉ đạo: “Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” [85, 8]. Cụ thể hóa chủ trương này, Thông cáo của Bộ Ngoại giao về Chính sách ngoại giao tuyên bố Chính phủ mới không phân biệt đối xử với người dân có tôn giáo, Chính phủ tôn trọng tự do tín ngưỡng và người dân được tự do tôn giáo [77, 374]. Chính Hồ Chí Minh cũng có nhiều lời nói, hành động hàn gắn những khác biệt tôn giáo trong đồng bào, góp phần thống nhất ý chí và hành động của toàn dân tộc phục vụ cho công cuộc cách mạng. Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, “chính phủ ra nghị quyết trừng phạt nặng nề tất cả kẻ nào xâm phạm đến các nơi thờ phượng, nhà thờ và chùa chiền” [29, 217]. Sainteny nhận xét rằng “trong khi tiếp xúc với Hồ Chí Minh không một lần nào tôi thấy ông biểu lộ một chút gì tỏ vẻ bài xích, bi quan hoặc châm biếm đối với bất cứ một tôn giáo nào” [55, 421]. Với trí tuệ và nỗ lực của Hồ Chí Minh, những nhân sĩ công giáo đi theo giúp đỡ cho chính phủ Việt Nam mới và đồng bào công giáo đã tổ chức cuộc biểu tình với hàng ngàn thanh niên Công giáo biểu thị lòng tin tưởng đối với Hồ Chí Minh [29, 216]. Patti khẳng định không thể tìm thấy một dấu hiệu gì chứng minh người dân Công giáo chống lại Hồ Chí Minh, thậm chí việc ủng hộ Việt Minh

cũng là một tuyên ngôn của Giáo hội khỏi quá khứ liên hệ phụ thuộc với thực dân Pháp [3, 367-368]. Mâu thuẫn này Hồ Chí Minh xử lý rất thành công, góp phần thống nhất nguyện vọng, ý chí, sức mạnh toàn dân tộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước, khẳng định tính dân chủ trong chính sách và cơ chế vận hành của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước các chủ thể quốc tế.

Thứ tư, Hồ Chí Minh mời Bảo Đại (vốn trong mắt các chủ thể quốc tế vẫn là ông vua cũ của Việt Nam và là công cụ có thể sử dụng được để gạt bỏ vai trò Hồ Chí Minh tại đất nước này) tham gia chính trường để xóa bỏ mâu thuẫn chuyển giao quyền lực giữa hai chế độ. Tầm ảnh hưởng của Bảo Đại sau Cách mạng tháng Tám vẫn còn rất lớn, điển hình như việc Lư Hán ngay khi đến Hà Nội ngày 18/9/1945 đã yêu cầu Bảo Đại tiếp mà không cần biết đến Hồ Chí Minh là ai [29, 211]. Trần Trọng Kim cũng nhận xét “mỗi khi Bảo Đại đến chỗ dân chúng, nhân dân rất hoan nghinh và các phái viên ngoại quốc như Tàu và Mỹ rất kính trọng và thường chú ý đến ông” [61, 119]. Do vậy, chỉ vài ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 23 ngày 10/9/1945 cử Vĩnh Thụy làm Cố vấn Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để chứng minh tính dân chủ trong sự cởi mở và sự trân trọng của nhà nước đối với Bảo Đại. Trong thời gian Bảo Đại ở Việt Nam, Hồ Chí Minh từng nhiều lần nhờ tới nhân vật này hỗ trợ cho hoạt động ngoại giao của Nhà nước như làm cầu nối để gặp các phái viên Trung Hoa và Mỹ, đứng tên trong các văn bản ngoại giao, cùng xuất hiện để chứng minh ủng hộ Chính quyền mới, v.v. Việc đảm bảo an ninh tốt cho Bảo Đại và xiển dương được vai trò của Bảo Đại đã góp phần làm tăng sức mạnh ngoại giao cho Hồ Chí Minh trong những thời khắc rất trọng đại sau Cách mạng Tháng Tám.

Với việc xử lý hài hòa những mâu thuẫn lớn đó, Hồ Chí Minh đã bảo vệ được bản chất dân chủ của chế độ mới và thậm chí góp phần chứng minh, bồi đắp cho

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngoại giao hồ chí minh trong những năm 1945 1946 tiếp cận chính trị học quốc tế (Trang 85 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)