Hội nhập khu vực và lý thuyết hội nhập khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hội nhập khu vực của các nước mercosur từ 1991 đến 2016 (Trang 34 - 41)

2.1.1.1. Các khái niệm về hội nhập khu vực

Hội nhập khu vực với tư cách là một thực tiễn đang diễn ra sôi động trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, là một vấn đề nổi bật trong quan hệ kinh tế quốc tế, cũng như chính trị quốc tế.

Sự nổi lên của hiện tượng này có thể truy ngược lại đến giữa thế kỉ 20 cùng với tiến trình hội nhập của châu Âu, bắt đầu với một số nước Tây Âu, trong bối cảnh sự chia rẽ Đông - Tây ở châu lục này do ảnh hưởng của sự đối đầu Liên Xô - Mỹ. Tuy nhiên, hội nhập khu vực không phải đến những năm 1950 mới xuất hiện mà nó đã diễn ra từ trước đó dưới một vài hình thái sơ khai hơn, trong lĩnh vực thương mại và thuế quan, ở châu Âu và Bắc Mỹ. Một số hình thức có thể kể đến như các liên minh thuế quan của các tỉnh miền Bắc nước Pháp (thế kỉ 17), các hiệp ước thương mại tự do với năm nước láng giềng của Áo (thế kỉ 18, 19). Bên cạnh đó, trong quá trình thống nhất quốc gia ở Đức, Ý và sự thành lập nước Mỹ (thế kỉ 19) cũng tồn tại các hình thức liên minh thuế quan. Cuối cùng, quan hệ kinh tế giữa các nước đế quốc với các thuộc địa, cho đến nửa đầu thế kỉ 20, cũng vận hành dựa trên các quan hệ thương mại ưu đãi có tính chất độc quyền. Dù vậy, chỉ đến sau Thế chiến thứ hai (1939- 1945) thì hội nhập khu vực, về cơ bản, mới diễn ra mạnh mẽ và đem lại cách hiểu hiện nay về hiện tượng này.

Việc lý thuyết hóa vấn đề hội nhập khu vực diễn ra gần như cùng thời, có thể sớm hoặc muộn hơn một chút so với các diễn biến thực tiễn tùy vào khía cạnh vấn đề. Một điểm đáng lưu ý là việc xây dựng lý thuyết về hội nhập khu vực khởi đầu từ thực tiễn của châu Âu, nên trong giai đoạn đầu, các lý thuyết này đều xoay quanh việc nhằm giải thích hiện tượng hội nhập khu vực ở châu Âu. Qua thời gian, khi hiện tượng hội nhập lan rộng ra các khu vực khác trên thế giới cũng như chứng kiến sự phát triển của thực tiễn hội nhập ở châu Âu các lý thuyết được điều chỉnh, bổ sung nhằm mục tiêu giải thích được đầy đủ hiện tượng có tính toàn cầu này. Cũng chính vì việc lý thuyết hóa đối với một hiện tượng đang diễn ra nên những nỗ lực định nghĩa như thế nào là hội nhập khu vực đều chưa đạt được sự đồng thuận rộng rãi trong giới học giả và giới hoạch định chính sách. Mặc dù vậy, vẫn có một số khái niệm về hội nhập khu vực được nhiều người chấp nhận, được coi như điểm khởi đầu cho việc nghiên cứu về hiện tượng này. Các khái niệm đáng chú ý có thể kể đến là:

Thứ nhất, theo Béla Balassa (1961), “hội nhập kinh tế” hàm nghĩa vừa là một tiến trình vừa là một trạng thái. Với tư cách là một trạng thái, đó là “việc không còn các hình thức phân biệt đối xử khác nhau giữa các nền kinh tế quốc gia”. Với tư cách là một tiến trình, nó bao gồm “các biện pháp được thiết kế để xóa bỏ sự phân

biệt đối xử giữa các đơn vị kinh tế thuộc về các quốc gia dân tộc khác nhau”2.

Trước đó, Jacob Viner (1950) đã có một nghiên cứu lý luận có tính mở đường về hội nhập kinh tế, đặc biệt đi sâu vào vấn đề các tác động nhiều mặt của liên minh hải quan – một trong các cấp độ hội nhập kinh tế, sâu sắc hơn so với hình thức khu vực thương mại tự do.

Thứ hai, theo Ernest Haas (1958), hội nhập [chính trị] là “tiến trình mà các chủ thể chính trị ở một vài quốc gia khác nhau được thuyết phục để chuyển sự trung thành, kì vọng và các hoạt động chính trị đến một trung tâm mới có các thể chế sở

hữu hoặc yêu cầu quyền tài phán vượt lên trên các quốc gia dân tộc đang tồn tại”3.

Định nghĩa này của Haas sau được Leon Lindberg (1963) tiếp nhận và bổ sung là

2 Dẫn lại theo Laursen, Finn (2008), tlđd

3

“tiến trình mà các quốc gia từ bỏ mong muốn và khả năng để tiến hành các chính sách đối ngoại và đối nội quan trọng một cách độc lập với nước khác, thay vào đó là cố gắng ra các quyết định chung hoặc ủy thác tiến trình ra quyết định cho những cơ

quan trung ương mới”4

.

Như vậy, có thể nói điểm cốt lõi nhất của hội nhập khu vực là sự xóa bỏ sự

phân biệt đối xử về kinh tế và sự chia sẻ chủ quyền về mặt chính trị (nhưng không chỉ giới hạn trong hai lĩnh vực này) giữa một số quốc gia trong một tiến trình nhất định. Từ góc độ khái niệm, đây sẽ là cách tiếp cận của luận án.

Để làm rõ thêm khái niệm “hội nhập khu vực” ở trên cần làm rõ thêm về nội hàm “khu vực” của hội nhập. Trong quan hệ quốc tế, “khu vực” được hiểu trong sự

liên hệ nhưng có sự phân biệt với “toàn cầu”/”thế giới” như một tổng thể ở quy mô

và cấp độ rộng lớn hơn và với “quốc gia” – đơn vị cơ bản trong tổng thể hệ thống

thế giới ở quy mô và cấp độ nhỏ hơn. Xét về mặt bản chất, theo H. K. Nam (2017), “khu vực” là một tổng hòa của các yếu tố về địa lý, tự nhiên và các yếu tố xã hội. Cụ thể, thuật ngữ “khu vực” xuất phát đầu tiên từ góc độ địa lý. Dần dần, nó được bổ sung thêm một số nội dung thuộc lĩnh vực khác như văn hoá, xã hội, chính trị và kinh tế. Về đại thể, đứng từ góc độ nghiên cứu quốc tế, khu vực là một khái niệm để chỉ một phần không gian của thế giới bao gồm một số quốc gia trên đó. Khu vực chứa đựng những đặc điểm riêng giúp phân biệt được với các phần khác của thế giới. Không chỉ vậy, khu vực còn được xác định bởi mức độ liên hệ đáng kể giữa các

thành viên, giúp tạo nên sự thống nhất tương đối cũng như khả năng cố kết khu vực5.

Tiếp theo là sự phân biệt giữa hội nhập và hợp tác, đối với một quốc gia, hội

nhập quốc tế nói chung là sự tham gia vào, công nhận thẩm quyền một thể chế có

tính chất quốc tế/liên quốc gia hoặc tiến hành các hoạt động tương tác một cách hòa bình với mức độ cao với một hay nhiều quốc gia khác, trong và ngoài khu vực. Tuy cũng là một hình thức tương tác nhưng hội nhập quốc tế đòi hỏi một số điều kiện nhất định để có thể diễn ra, so với hợp tác nói chung giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế. Cụ thể hơn, “hội nhập chính là hình thức hợp tác sâu sắc hơn, chặt chẽ hơn

4 Dẫn lại theo Laursen, Finn (2008), tlđd

5

cả về mức độ gắn kết và thể chế hóa” [H. K. Nam, 2017]. Do đó, hội nhập khu vực chỉ một sự hợp tác ở cấp độ sâu sắc hơn về cả nội dung và hình thức trong khi lại ở phạm vi hẹp hơn nhiều so với hợp tác quốc tế nói chung. Mặc dù từ sau Chiến tranh Lạnh có sự nổi lên của các cơ chế hợp tác liên khu vực tương đối sâu sắc nhưng về cơ bản mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên vẫn chỉ là hợp tác bởi mức độ cam kết, liên kết vẫn còn hạn chế. Do đó, có thể nói, hội nhập khu vực là một phần đặc biệt trong hợp tác, hội nhập quốc tế của các quốc gia.

Về mối quan hệ giữa hội nhập khu vực với khu vực hóachủ nghĩa khu vực

thì tương đối phức tạp hơn do có nhiều cách diễn giải khác nhau, có thể khái quát như sau.

Khu vực hóa chỉ sự gia tăng của các hình thức kết nối, hội tụ ở cấp độ khu vực. Có thể coi khu vực hóa là một cách gọi, một sự phản ánh tiến trình hội nhập khu vực, hay nói cách khác khu vực hóa là tiến trình mà kết quả là chủ thể chính trong quan hệ quốc tế chuyển từ các quốc gia sang thành các khu vực như là những chủ thể mới trong quan hệ quốc tế. Đồng thời, khu vực hóa cũng mang nghĩa là một trạng thái đạt đến của các quốc gia khi tham gia vào một tiến trình hội nhập khu vực. Khu vực hóa theo nghĩa này được coi là kết quả của sự vật chất hóa/thực tiễn hóa chủ nghĩa khu vực vào thực tế. Từ góc độ thực tiễn quan hệ quốc tế, cần đặt xu thế khu vực hóa trong tương quan so sánh với xu thế toàn cầu hóa để hiểu rõ hơn về xu thế này. Khu vực hóa vừa có thể coi là bước đệm cho toàn cầu hóa khi tạo điều kiện tiến tới sự hình thành một hệ thống toàn cầu duy nhất giữa các quốc gia lại vừa có thể là rào cản cho tiến trình toàn cầu hóa, khi mà khiến cho hệ thống quốc tế phân mảnh thành các khu vực riêng rẽ. Kết quả là hình thức nào phụ thuộc vào những diễn tiến của tiến trình hội nhập khu vực như một tầng nấc trung gian trong tương quan giữa các quốc gia với hệ thống quốc tế.

Trong khi đó, chủ nghĩa khu vực tức là những quan điểm lấy khu vực làm trung tâm, làm điểm quy chiếu, thay vì lấy quốc gia – dân tộc hay các chủ thể có tính toàn cầu. Chủ nghĩa khu vực có thể coi là phần ý thức của tiến trình khu vực hóa. Trong khi đó, khu vực hóa được coi là phần vật chất của tiến trình này. Điều này hàm nghĩa là có mối quan hệ qua lại giữa chủ nghĩa khu vực và khu vực hóa để

hình thành nên tổng thể của hội nhập khu vực. Chủ nghĩa khu vực, theo nghĩa là nhận thức chung về khu vực như không gian chủ yếu và môi trường trực tiếp của các quốc gia dân tộc, là một thành tố quan trọng trong việc thúc đẩy hội nhập khu vực. Ở chiều ngược lại, khu vực hóa cũng giúp củng cố ý thức về chủ nghĩa khu vực thông qua các tiến triển thực tiễn. Và cả hai thành tố này cùng thúc đẩy hội nhập khu vực. Bất chấp việc còn có nhiều tranh luận về mối quan hệ giữa chủ nghĩa khu vực và khu vực hóa, như yếu tố nào là yếu tố chi phối hoặc bao trùm yếu tố còn lại, thì các mối quan hệ giữa hội nhập khu vực với chủ nghĩa khu vực và khu vực hóa lại dễ dàng minh định hơn, như phân tích ở trên.

2.2.1.2. Sự phát triển của lý thuyết về hội nhập khu vực

Các nghiên cứu mở đường về hội nhập khu vực xuất phát từ trường hợp châu Âu, vốn là nơi bắt đầu thực tiễn về hội nhập khu vực từ đầu những năm 1950. Sau Thế chiến thứ hai, xuất hiện nhiều cách tiếp cận đối với hội nhập, có thể kể đến như chủ nghĩa liên bang, chủ nghĩa chức năng hay chủ nghĩa tương tác. Tuy nhiên, lý thuyết thực sự có ảnh hưởng lớn đến nghiên cứu về hội nhập ở châu Âu giai đoạn

đầu là chủ nghĩa chức năng mới6. Ernest Haas (1958) và Leon Lindberg (1963) đã

kế thừa quan điểm hợp tác, hội nhập từng bước theo chức năng của David Mitrany (1943) và bổ sung thêm các điều kiện cho “hiệu ứng lan tỏa” để lý giải về sự tiến triển của tiến trình hội nhập. Đây chính là những đóng góp quan trọng nhất của chủ nghĩa chức năng mới cho việc nghiên cứu về hội nhập khu vực.

Đến nửa sau những năm 1960, đứng trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở một số nước châu Âu, các nhà chức năng chủ nghĩa mới khác như Leon Lindberg và Stuart Scheingold (1970) đã có những điều chỉnh lý thuyết cho phù hợp với thực tiễn mới. Đó là việc đề cao tầm quan trọng của khía cạnh chính trị trong tiến trình hội nhập và con đường hội nhập chính trị phải được hỗ trợ bằng sự hợp tác về mặt thể chế [Laursen, 2008]. Bên cạnh đó là việc bổ sung thêm các cơ chế giúp hoàn thiện “hiệu ứng lan tỏa”. Một số nhà chức năng chủ nghĩa mới cũng đã tìm cách sử dụng khung phân tích này để nghiên cứu về hội nhập khu vực ở Mỹ Latinh.

Cũng với logic về một tiến trình hội nhập tiệm tiến, các nghiên cứu mang

6 Với các đại diện như Ernest Haas (1924- 2003), Leon Lindberg (1932- ), Stuart Scheingold (1932- 2010) và Philippe Schmitter (1936- ).

tính mở đường về hội nhập kinh tế khu vực giai đoạn đầu từ thập kỷ 1950 đến thập kỷ 1970 của Jacob Viner (1950), James Meade (1955) hay Murray Kemp và Henry Wan (1976) đã hình thành nên một khung khổ phân tích phúc lợi “tĩnh” của

các hiệp định thương mại khu vực7. Trong đó, các công trình đã tập trung phân

tích tác động của việc hình thành những liên minh thuế quan tới sản xuất, tiêu dùng và dòng thương mại. Kế thừa những nghiên cứu đi trước, năm 1961, khung khái niệm về các cấp độ hội nhập, liên kết kinh tế được Béla Balassa đưa ra trong

công trình “Lý thuyết về hội nhập kinh tế” [B. T. Giang, 2010]. Khung khổ lý

thuyết quan trọng này của Balassa về sau trở thành nền tảng cho rất nhiều nghiên cứu về hội nhập kinh tế cũng như cơ sở cho giới hoạch định chính sách đặt ra mục tiêu và lộ trình hội nhập.

Xuất phát từ thực tiễn khu vực, các học giả Mỹ Latinh điển hình là Raúl

Prebisch (1948) và một số cộng sự8, đã phát triển các ý tưởng về sau được gọi là

chủ nghĩa cấu trúc. Chủ nghĩa cấu trúc đã cung cấp nền tảng lý thuyết cho hội nhập

khu vực phù hợp với điều kiện riêng của các nước Mỹ Latinh trong những năm 1950, 1960. Điểm cốt lõi của lý thuyết này là tìm cách giải thích nguyên nhân của sự kém phát triển ở Mỹ Latinh dựa trên phân tích về cấu trúc “trung tâm – ngoại vi” của hệ thống kinh tế thế giới và tính chất không đồng nhất về cấu trúc của các quan hệ kinh tế, xã hội và chính trị của chính các nước Mỹ Latinh. Điều này hàm ý thị trường đã không hoạt động được tốt chức năng phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, do đó, cần đề cao vai trò tích cực của các nhà nước nhằm đưa quốc gia thoát khỏi vai trò phụ thuộc trong hệ thống. Trong những thập niên 1950- 1960, chủ nghĩa cấu trúc đã có ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển cũng như hội nhập khu vực của hầu hết các nước Mỹ Latinh.

Lý thuyết Phụ thuộc, nổi lên trong thập niên 1970 ở Mỹ Latinh, chia sẻ với chủ

nghĩa cấu trúc cách lý giải về một hệ thống quốc tế bao gồm một phần ngoại vi phụ thuộc vào phần trung tâm. Tuy nhiên, điểm khác biệt của lý thuyết phụ thuộc là tìm

7 Sau này được đổi sang gọi là các Hiệp định Thương mại Ưu đãi (PTA)

8 Có thể kể đến như Celso Furtado (1920-2004), William Arthur Lewis (1915-1991), Raúl Prebisch (1901- 1986), Juan Noyola Vásquez (1922-1962), Aníbal Pinto Santa Cruz (1919-1996), Osvaldo Sunkel (1929) và Ignacio Rangel (1914-1994).

cách để các nước ngoại vi thoát ra khỏi hệ thống thay vì tìm cách cải thiện vị trí trong hệ thống, thậm chí là cần phải có một sự thay thế trật tự quốc tế này bằng một trật tự bình đẳng hơn cho các quốc gia.

Thập niên 1970 là giai đoạn đánh dấu những thay đổi lớn trong thực tiễn hội nhập khu vực do những tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ trên thế giới. Chính thực tiễn này đã dẫn đến những điều chỉnh, bổ sung của các lý thuyết về hội nhập khu vực từ những năm 1980 cho phù hợp.

Từ nửa sau những năm 1980, chứng kiến những bước tiến mới trong tiến trình hội nhập của châu Âu, Andrew Moravcsik (1993, 1998) đã có những đóng góp lớn

trong việc đổi mới chủ nghĩa tự do liên chính phủ, lý thuyết mà chính Moravcsik

gọi là chủ nghĩa thể chế liên chính phủ nhằm lý giải khía cạnh thể chế của vấn đề

hội nhập với sự đề cao vai trò của các chính phủ và các thể chế trong hội nhập khu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hội nhập khu vực của các nước mercosur từ 1991 đến 2016 (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)