Kết quả đạt được và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hội nhập khu vực của các nước mercosur từ 1991 đến 2016 (Trang 83 - 85)

3.2. Thể chế hóa hội nhập nội khối MERCOSUR

3.2.2. Kết quả đạt được và hạn chế

Thành tựu lớn nhất trong vấn đề thể chế hóa của MERCOSUR là đã tạo được khung khổ thể chế có tính pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho hoạt động của khối cũng như xác lập vị thế pháp lý trong các hoạt động với các thực thể ngoài khối, đặc biệt nếu so với các khối khu vực của các nước đang phát triển.

Về hạn chế, đầu tiên, bản chất liên chính phủ của MERCOSUR hạn chế khả năng các cơ quan chung hành động như một trung gian công bằng giữa các nước thành viên và làm giảm khả năng tự quyết của các cơ quan này. Sự phụ thuộc của các cơ quan chung của MERCOSUR vào các chính phủ thành viên khiến việc theo đuổi các lợi ích chung khó khăn hơn so với lợi ích riêng của các nước thành viên.

Tiếp theo, việc thiết lập các “phần cứng” tức là các hệ thống cơ quan thu hút nhiều sự chú ý hơn là việc thiết lập các “phần mềm” tức là các chuẩn mực, quy định để định hướng hoạt động. Dù vậy, việc xây dựng bộ máy được thúc đẩy và đạt được nhiều tiến triển thì việc trao quyền cho các cơ quan chung này lại không được như vậy. Trong khi nhánh hành pháp được xây dựng tương đối đầy đủ và có phần bị quan liêu hóa thì nhánh lập pháp và tư pháp của MERCOSUR còn tương đối yếu. Điều này cũng phần nào phản ánh truyền thống chính trị với ưu thế áp đảo của nhánh hành pháp của các nước MERCOSUR nói riêng và các nước Mỹ Latinh nói chung.

Đối với các cơ quan hành pháp và cơ chế thực thi quyết định, các cơ quan chung được thiết lập nhưng lại chỉ được trao hạn chế các quyền để thực thi vai trò và chức trách. Mặt khác, tuy các quyết định của các cơ quan chung có giá trị ràng buộc thực thi với các nước thành viên nhưng lại phụ thuộc vào việc phê chuẩn, vốn bị ảnh hưởng lớn bởi các vấn đề chính trị nội bộ, của các nước thành viên. Ví dụ, thậm chí một số lượng các thỏa thuận của MERCOSUR từ đầu thập niên 1990 vẫn chưa được thực thi bởi chúng chưa được “nội luật hóa” bởi các nước thành viên. Đối với cơ quan lập pháp chung, PARLASUR vẫn là một thể chế lấy chủ nghĩa liên chính phủ làm nền tảng, không phải là một nghị viện siêu quốc gia có quyền lực. Theo Mukhamedinov (2019), ở khía cạnh pháp lý, MERCOSUR thiếu các chuẩn mực chặt chẽ nên hệ thống

pháp lý của khối ưu tiên sự linh hoạt hơn là sự an toàn pháp lý40.

Đối với hệ thống giải quyết tranh chấp nói riêng và hệ thống tư pháp nói chung vẫn còn nhiều hạn chế. Ví dụ, ở MERCOSUR các bên có tranh chấp có thể lựa chọn các tòa trọng tài trong hoặc ngoài khối (như của WTO, LAIA hoặc bất kì PTA nào mà các bên tham gia) để giải quyết và có giá trị ràng buộc thực thi. Trong khi, PRT không được trao quyền để trở thành cơ quan có thẩm quyền tối cao trong hệ thống pháp luật MERCOSUR, hệ thống tòa trọng tài MERCOSUR thiếu đi sự

40 Mukhamedinov, Mikhail (2019), Mercosur and the European Union: Variation and Limits of Regional Integration, Palgrave Macmillan, Cambridge, Massachusetts.

tập trung hóa cần thiết trong lĩnh vực pháp lý. Kết quả là, các chuẩn mực và luật lệ không được diễn giải một cách hệ thống và thống nhất dẫn đến sự không hài lòng giữa các cá nhân, doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của pháp luật MERCOSUR [Mikhail, 2019]. Vì vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp của MERCOSUR ít khi được sử dụng .

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hội nhập khu vực của các nước mercosur từ 1991 đến 2016 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)