Một số bài học rút ra cho Việt Nam và các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hội nhập khu vực của các nước mercosur từ 1991 đến 2016 (Trang 141 - 173)

4.3. Một số so sánh, nhận xét, bài học kinh nghiệm từ trƣờng hợp MERCOSUR

4.3.2. Một số bài học rút ra cho Việt Nam và các nước đang phát triển

Bài học về mục tiêu, chiến lược và phương thức hội nhập khu vực

Việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu của các nước MERCOSUR và các nước Mỹ Latinh nói chung cũng như các nước ASEAN trong những thập niên 1950- 1970 được chứng minh là đem lại những kết quả hạn chế. Sau đó, các nước đều nhận ra rằng việc hội nhập khu vực nhưng “đóng cửa” với bên ngoài sẽ khiến các nước đang phát triển khó đạt được mục tiêu công nghiệp hóa đất nước. Chính vì vậy, các nước này đã chuyển hướng sang chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu từ thập niên 1980, với một số trường hợp sớm hơn là từ thập niên 1970. Chiến lược mới này đòi hỏi việc gắn kết việc sản xuất trong khu vực với các dòng đầu tư và thị trường tiêu thụ của thế giới. Do đó, việc hội nhập quốc tế là yêu cầu bắt buộc đối với tiến trình công nghiệp hóa.

Hội nhập Nam – Nam giữa các nước đang phát triển với nhau là một kênh quan trọng cùng với các hình thức hội nhập Bắc – Nam giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển. Cả hai hình thức này đều có những ưu, nhược điểm riêng và có thể bổ sung cho nhau với tư cách là những chiến lược hội nhập quốc tế của các nước đang phát triển.

Bài học về lựa chọn mô hình hội nhập

Việc học hỏi kinh nghiệm của các khối khu vực đi trước là điều dễ hiểu. Nhất là đối với các khối hội nhập của các nước phát triển được đánh giá là thành công như EU. Tuy nhiên, việc học hỏi kinh nghiệm, trong đó có vấn đề về mô hình hội nhập, cũng cần tính đến các điều kiện thực tế riêng của các nhóm quốc gia. Trong đó, một vấn đề cần được đặc biệt lưu ý là sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, các vấn đề về chính trị - an ninh cũng có vai trò chi phối đối với việc lựa chọn mô hình hội nhập phù hợp.

Mô hình liên chính phủ kết hợp với siêu quốc gia là một lựa chọn để phát huy những lợi ích và hạn chế những thách thức từ hội nhập. Theo đó, mô hình liên chính phủ giúp giảm lo ngại của các nước thành viên về sự thao túng của các thành viên lớn hơn khi các nước chỉ trao một phần (hạn chế) quyền chủ quyền tối cao của quốc gia cho các thể chế quyền lực chung của khối. Đồng thời, các cơ quan chuyên môn thì được xây dựng theo mô hình siêu quốc gia để có thể đảm bảo việc thực thi hiệu quả các chương trình hội nhập được quyết định và đưa ra. Việc chỉ hoàn toàn theo mô hình liên chính phủ hoặc mô hình siêu quốc gia đã được thực tiễn chứng minh là không phù hợp.

Bài học về giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và lợi ích khối

Việc xác định mục tiêu, chiến lược, phương thức và mô hình hội nhập sẽ có tác động đáng kể đến việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của khối. Khi xuất hiện sự xung đột về lợi ích giữa khối với các nước thành viên hoặc có sự bất đồng giữa các nước thành viên trong khối với nhau thì các nước sẽ ưu tiên việc đảm bảo lợi ích quốc gia, dù việc này có thể gây tổn hại đến lợi ích chung của khối hoặc đến các nguyên tắc hoạt động của khối. Việc các nước thành viên đề cao lợi ích quốc gia cũng sẽ dẫn đến việc xấu đi của quan hệ giữa các nước liên quan do các hành động “ăn miếng trả miếng”, ví dụ như việc áp các biện pháp trả đũa thương mại.

Do đó, các nước khi tham gia vào các khối hội nhập khu vực lấy chủ nghĩa liên chính phủ làm nền tảng với đồng thuận làm phương cách thì cần có những đánh giá chính xác về những giới hạn trao chủ quyền cho các thể chế chung của các nước thành viên. Đồng thời, các nước cũng cần có sự đánh giá chính xác về những vấn đề cũng như các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài có thể gây chia rẽ giữa các nước thành viên. Các khối hội nhập khu vực càng có nhiều thành viên càng cần phải đặc biệt chú ý điều này trong bối cảnh các thực thể lớn ngoài khu vực luôn tìm cách gây ảnh hưởng đến các nước thành viên.

Bài học về tác động của hội nhập đối với sự phát triển quốc gia

Việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của khối lại sẽ quyết định về những tác động của việc hội nhập đối với sự phát triển của quốc gia.

Cụ thể, nếu giải quyết tốt mối quan hệ này thì sẽ phát huy được những lợi thế từ việc hội nhập và ngược lại. Mặt khác, ngay từ đầu, việc hội nhập cũng có những tác động về nhiều mặt với các quốc gia thành viên cũng như các nước phi thành viên. Tùy vào mức độ sâu rộng của việc hội nhập mà những tác động đến sự phát triển của quốc gia sẽ ở các mức độ khác nhau.

Về mặt tác động kinh tế, do việc thúc đẩy tự do lưu thông hàng hóa và dịch vụ nội khối dễ dàng hơn việc thay đổi cơ cấu, phân bố lại sản xuất nên sẽ có những tác động chủ yếu. Việc điều chỉnh quan hệ kinh tế ngoài khối phụ thuộc vào mức độ cam kết của các bên và ràng buộc của mục tiêu cũng như chiến lược và phương thức hội nhập. Về mặt chính trị - xã hội, các cam kết hội nhập rõ ràng và có tính ràng buộc góp phần vào việc duy trì ổn định chính trị - xã hội của các nước thành viên trong những trường hợp nhất định.

Tiểu kết

Tiến trình hội nhập khối MERCOSUR đã có những tác động đáng kể tới chính các nước thành viên trong khối cũng như đối với khu vực và các chủ thể ngoài khối. Đối với các nước thành viên, việc hội nhập khối MERCOSUR không chỉ có những tác động về mặt kinh tế mà còn về mặt chính trị - an ninh và xã hội - văn hóa. Việc hội nhập này đã hỗ trợ cho các cải cách kinh tế - chính trị, giúp duy trì ổn định nền dân chủ và góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội nóng bỏng của khu vực. Đối với bên ngoài, hội nhập khối MERCOSUR có vai trò lớn trong việc định hình các xu hướng của khu vực Mỹ Latinh về hội nhập kinh tế, về tình hình địa chính trị và về việc lựa chọn chiến lược phát triển của các nước.

Về triển vọng của hội nhập khu vực khối MERCOSUR vẫn có nhiều đánh giá khác nhau. Trong thời gian tới, MERCOSUR sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thách thức dai dẳng như: sự bất cân xứng nghiêm trọng, thiếu sự tham gia của người dân cũng như ảnh hưởng, cạnh tranh của các chủ thể ngoài khối, cùng với nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, cũng có nhiều thuận lợi cho tiến trình hội nhập sắp tới như sự chia sẻ về mặt hệ tư tưởng, các kết quả hội nhập đã đạt được và bối cảnh kinh tế thế giới tương đối sáng sủa. Do đó, có nhiều khả năng cho các kịch bản duy trì và phát triển hơn là các kịch bản suy yếu và tan rã.

Từ trường hợp hội nhập khu vực khối MERCOSUR có thể thấy những điểm tương đồng và khác biệt giữa khối này với ASEAN với tư cách là hai khối hội nhập của các nước đang phát triển. Đồng thời, một số hàm ý cũng có thể được nhận ra cho Việt Nam và ASEAN về mục tiêu, chiến lược và phương thức hội nhập, về việc lựa chọn mô hình hội nhập, về giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia với lợi ích của khối và về tác động của hội nhập khu vực đối với sự phát triển của các nước thành viên.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu làm rõ việc hội nhập khu vực của các nước khối MERCOSUR trong giai đoạn từ 1991 đến 2016, luận án đã tập trung giải quyết vấn đề nghiên cứu thông qua các phân tích về cơ sở lý luận và thực tiễn, các nội dung, kết quả hội nhập cũng như những tác động và xu hướng của việc hội nhập nội khối từ khi thành lập đến nay.

Thứ nhất, có thể nói hai khung khổ lý thuyết chính làm nền tảng cho việc phân tích về hội nhập khối MERCOSUR là lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế và lý thuyết về các thể chế liên chính phủ, bên cạnh các lý thuyết khác. Trong khi đó, những kinh nghiệm trong quá khứ cũng như những nhu cầu hội nhập trong bối cảnh mới của khu vực là những cơ sở thực tiễn cho việc hội nhập của các nước MERCOSUR. Lý thuyết về hội nhập kinh tế cho phép xác định các động lực, hình thức và các cấp độ hội nhập cũng như những tác động nhiều mặt của việc hội nhập kinh tế khu vực của các nước MERCOSUR với tư cách là những nước đang phát triển. Trong khi đó, lý thuyết về các thể chế liên chính phủ cung cấp công cụ cho việc phân tích sự lựa chọn mô hình, mối quan hệ cũng như sự tiến triển của các thể chế chung của khối nảy sinh từ quá trình hội nhập giữa các nước thành viên. Về mặt cơ sở thực tiễn, những ý tưởng và những trải nghiệm hội nhập của các nước thành viên MERCOSUR nói riêng, Mỹ Latinh nói chung trong những năm trước thập niên 1990 đã củng cố những quan điểm về nhu cầu hội nhập khu vực của các nước bất chấp những kết quả còn nhiều hạn chế của các dự án đã có. Tuy nhiên, chính những thay đổi của bối cảnh trong nước và khu vực Mỹ Latinh trong thập niên 1980 mà nổi bật nhất là sự khôi phục của các nền dân chủ trong khu vực bên cạnh các xu hướng lớn của thế giới là sự hòa dịu trong quan hệ quốc tế cũng như như sự tăng tốc của tiến trình toàn cầu hóa đã dẫn đến những nhu cầu cho sự ra đời của khối MERCOSUR năm 1991.

Thứ hai, về thực tiễn hội nhập khu vực nội khối MERCOSUR trong giai đoạn 1991- 2016, có thể chia thành ba giai đoạn lớn tương ứng với tiến trình phát triển của khối là 1991- 2003, 2003- 2010 và 2010- 2016. Mỗi giai đoạn này đều

được đánh dấu bởi những sự kiện có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của khối. Có thể thấy, việc điều chỉnh các chương trình hội nhập cũng thể hiện một sự phản ứng của MERCOSUR trước những thay đổi của bối cảnh trong và ngoài khối.

Về mặt nội dung, tiến trình hội nhập của khối xoay quanh bốn vấn đề chính là tự do hóa thương mại nội khối và hội nhập sản xuất, thể chế hóa hội nhập, quan hệ với các bên ngoài khối và các vấn đề khác. Thứ nhất, lĩnh vực tự do hóa thương mại nội khối đã đạt được các kết quả tích cực, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập đầu tiên. Trong khi vấn đề hội nhập sản xuất nội khối ít tiến triển do còn gặp nhiều trở ngại. Thứ hai, trong lĩnh vực thể chế hóa hội nhập, các kết quả rõ nhất là trong việc thiết lập khung khổ thể chế và hoàn thiện hệ thống giải quyết tranh chấp. Đối với việc thiết lập cơ quan lập pháp chung, tăng tính tham gia và thiết lập hệ thống tư pháp chung, độc lập còn nhiều hạn chế. Thứ ba, đối với các quan hệ thương mại ngoài khối, kết quả nổi bật nhất là việc thiết lập được một biểu thuế quan đối ngoại chung và một bộ quy tắc hải quan chung làm nền tảng cho một chính sách ngoại thương thống nhất với bên thứ ba. Việc phối hợp lập trường đàm phán cũng đạt được những kết quả nhất định. Các vấn đề chính trị - an ninh cũng được tích hợp vào chương trình hội nhập cũng như việc mở rộng cấp độ, phạm vi hội nhập và số lượng thành viên đặc biệt từ giai đoạn hội nhập thứ hai.

Xét về kết quả, việc hội nhập khu vực trước hết khẳng định vị thế trên trường quốc tế của MERCOSUR như một tổ chức khu vực ở Mỹ Latinh. Trong lĩnh vực kinh tế, MERCOSUR đã đạt được những kết quả quan trọng trong các lĩnh vực tự do hóa thương mại, thống nhất một chính sách thương mại chung với các bên thứ ba. Các lĩnh vực đạt được các kết quả hạn chế hơn là sự lưu chuyển tự do của các yếu tố sản xuất, phối hợp chính sách ngành và hội nhập sản xuất. Đánh giá chung, MERCOSUR đạt đến trạng thái của một khu vực thương mại tự do bên trong một liên minh hải quan chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc MERCOSUR chưa đạt được mục tiêu trở thành một thị trường chung hoàn chỉnh như đã đề ra. Trong lĩnh vực chính trị - an ninh, MERCOSUR là sự khẳng định, củng cố cam kết của các nước trong khu vực với nền dân chủ, hòa bình và an ninh cũng như phát triển kinh tế trong khu vực từ khi được thành lập đến nay. Tuy nhiên,

những cạnh tranh trong và ngoài khối đã ngăn cản MERCOSUR đóng góp một vai trò lớn hơn về chính trị và an ninh trong khu vực và trên trường quốc tế.

Thứ ba, xét về những tác động và triển vọng của tiến trình hội nhập MERCOSUR, có thể thấy những tác động về nhiều mặt đối với cả trong và ngoài khối nhưng chủ yếu là đến bản thân khối MERCOSUR và các nước thành viên. Các tác động về mặt kinh tế thể hiện ở việc hội nhập ngày càng được xem như một phương thức quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên trong khối. Qua thời gian, tiến trình hội nhập cũng đã làm tăng mức độ tương thuộc về kinh tế giữa các nước MERCOSUR với nhau. Các tác động về mặt chính trị - an ninh thể hiện ở việc sự xuất hiện của MERCOSUR cho thấy nỗ lực của các nước thành viên của khối nói riêng, các nước Mỹ Latinh nói chung trong việc định vị chính mình trong các kiến trúc chính trị - an ninh khu vực và quốc tế sau Chiến tranh Lạnh. Điều này cũng có tác động đến các chiến lược khu vực của các chủ thể ngoài khối, đặc biệt là Mỹ, EU và gần đây là Trung Quốc. Các tác động về mặt xã hội và văn hóa - giáo dục chủ yếu đến từ nỗ lực tạo điều kiện cho công dân các nước trong khối tự do di chuyển, cũng như chuẩn hóa và công nhận bằng cấp lẫn nhau.

Xét về mặt xu hướng của hội nhập khối MERCOSUR, điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có các thuận lợi và những thách thức từ cả nội tại và ngoại cảnh khối cần phải vượt qua. Sự tồn tại qua hơn 1/4 thế kỉ đã khẳng định nhu cầu và cam kết của các nước thành viên MERCOSUR với việc hội nhập khu vực. Bên cạnh đó, những kết quả đã đạt được qua quá trình hội nhập là những tiền đề quan trọng cho việc các nước thành viên tiếp tục duy trì và phát triển khối. Bối cảnh bên ngoài với sự tiếp tục gia tăng vai trò của các chủ thể đa quốc gia cũng củng cố nhận thức về sự cần thiết của những chủ thể khu vực. Về các đánh giá xu hướng, từ góc độ chung nhất, nhiều khả năng MERCOSUR sẽ không tan rã hoặc rơi vào trạng thái tê liệt cũng như sẽ không phát triển nhanh chóng với những thành tựu vượt bậc mà sẽ phát triển tiệm tiến đôi khi còn có những bước thụt lùi do bản chất của mô hình hội nhập cũng như động cơ, mục đích của các nước khi tiến hành hội nhập.

Một cách tổng thể, những nghiên cứu để đánh giá về một hiện tượng đa chiều và phức tạp như hội nhập khu vực thường sẽ khó để có thể đánh giá được đầy

đủ và hoàn toàn chính xác về những tác động của việc hội nhập đến các quốc gia thành viên vì những lý do khách quan như tính phức tạp của vấn đề trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hội nhập khu vực của các nước mercosur từ 1991 đến 2016 (Trang 141 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)