Các giai đoạn và các vấn đề chung của tiến trình hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hội nhập khu vực của các nước mercosur từ 1991 đến 2016 (Trang 74 - 78)

3.1.1. Các giai đoạn hội nhập

Sự bắt đầu tiến trình hội nhập

Ngày 26/03/1991, các nguyên thủ quốc gia Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay đã gặp nhau tại thủ đô của Paraguay để ký Hiệp ước Asunción, với mục tiêu hình thành một Thị trường Chung Nam Mỹ (Mercado Común del Sur – MERCOSUR). Những kết quả hợp tác chắc chắn giữa Argentina và Brazil trong giai đoạn từ sau khi kí PICE năm 1986, cũng như việc thuyết phục được hai nước láng giềng nhỏ hơn là Paraguay và Uruguay tham gia vào một khối khu vực mới đã trực tiếp đưa đến sự ra đời của MERCOSUR.

Trong thập niên đầu tiên, hội nhập khu vực khối MERCOSUR đã chứng kiến một sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt là đối với các chương trình nghị sự kinh tế - thương mại vốn là đặc trưng của giai đoạn này.

Tuy nhiên, hội nhập khu vực của khối bắt đầu chậm lại sau việc phá giá đồng nội tệ real của Brazil vào năm 1999 và ngay sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế nghiêm trọng của Argentina năm 2001- 2002. Việc bất ngờ phá giá đồng nội tệ của Brazil đã gây nên những phản ứng dữ dội từ các nước thành viên khác. Các

29 Như đã đề cập trong phần Mở đầu, các phân tích sẽ được cập nhật đến năm 2020 thay vì chỉ dừng lại ở năm 2016.

biện pháp trả đũa thuế quan lẫn nhau giữa hai nước lớn hơn trong khối đã gây nên những vấn đề nghiêm trọng cho MERCOSUR. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nghiêm trọng từ năm 2001 ở Argentina cũng đã ảnh hưởng đến thị trường tài chính của Brazil và làm gián đoạn quan hệ song phương một lần nữa [Medeiros, 2013]. Các cuộc khủng hoảng liên tiếp này đã có những tác động tiêu cực đến việc đạt được những tiến bộ của các nước trong việc hoàn thiện liên minh hải quan, hướng đến một thị trường chung như mục tiêu đề ra.

Sự tái định hướng tiến trình hội nhập

Vào năm 2003, trong một cuộc gặp thượng đỉnh ở thủ đô Buenos Aires của Argentina, Tổng thống Brazil Lula da Silva (2003- 2011) và Tổng thống nước chủ nhà Néstor Kirchner (2003- 2007) đã ra một văn kiện về sau được gọi là Đồng

thuận Buenos Aires, hàm ý như một sự thay thế cho Đồng thuận Washington30 đã

và đang chi phối khu vực. Đồng thuận Buenos Aires “tin tưởng chắc chắn rằng MERCOSUR không chỉ là một khối thương mại mà còn là chất xúc tác cho các giá trị, các truyền thống và tương lai chung” [Caballero, 2013]. Do đó, Đồng thuận Buenos Aires cùng với “Chương trình Hành động giai đoạn 2004- 2006” của khối có thể được xem như là điểm bắt đầu cho một vài sáng kiến chính trị-xã hội được phát triển và thực thi, trong suốt những năm tiếp theo.

Trùng khớp với việc lên cầm quyền của các chính phủ cánh tả trong khối giai đoạn 2002- 2004, các cuộc thảo luận bắt đầu đề cập đến các công cụ nhằm đạt đến một sự phát triển mang tính hội nhập, có hệ thống và cân bằng của các nền kinh tế thành viên [Jubany, 2005]. Đồng thời, giai đoạn này cũng chứng kiến sự mở ra hoặc hoàn thiện của các hội nghị, các hiệp định về các vấn đề phi thương mại rộng lớn hơn như là sự phát triển xã hội, các vấn đề thanh niên và phụ nữ, quản trị dân chủ và nhân quyền. Đồng thời, MERCOSUR cũng củng cố như một thực thể chính trị, dần trở thành một “người chơi” ngày càng có ảnh hưởng ở khu vực và trên các diễn đàn quốc tế.

30 Đồng thuận Washington là một gói chính sách được các nhà kinh tế trong chính quyền Mỹ cùng với IMF và WB đưa ra năm 1989, bao gồm mười điểm: kỷ luật tài chính, các ưu tiên chi tiêu công, cải cách thuế, lãi suất, ngoại hối, tự do hóa thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tư hữu hóa, giảm bớt sự can thiệp của chính phủ và quyền sở hữu.

Sự điều chỉnh tiến trình hội nhập

Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới 2008- 2009 được đánh giá là có tác động nặng nề đến kinh tế thế giới chỉ sau cuộc Đại Suy thoái (1929- 1933). Cuộc khủng hoảng đã đột ngột chấm dứt sự bùng nổ của giá cả hàng hóa cơ bản từ đầu thế kỉ 21 khiến cho các nền kinh tế MERCOSUR gặp khó khăn do sự phụ thuộc vào việc xuất khẩu các mặt hàng này sang các thị trường ngoại khối. Cuộc khủng hoảng cũng đã thu hẹp nhanh chóng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào các nền kinh tế thành viên MERCOSUR nói riêng và Mỹ Latinh nói chung. Điều này làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế mà các nước phải đối mặt. Sự khó khăn về kinh tế đã nhanh chóng gây nên những biến động về chính trị và sự bất ổn xã hội. Các tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng đến các nền kinh tế thành viên MERCOSUR cũng như đến các đối tác kinh tế - thương mại chính của khối đã mở ra một giai đoạn bất định của tiến trình hội nhập.

Đặc biệt, giai đoạn này cũng chứng kiến sự suy yếu nhanh chóng của các lực lượng cánh tả cầm quyền trong khối cũng như trong khu vực. Sự đảo chiều chính trị diễn ra vào cuối giai đoạn này một lần nữa dẫn đến nhu cầu xem xét lại tiến trình hội nhập cũng như đòi hỏi các nước thành viên phải có những điều chỉnh mới được đưa ra nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập.

3.1.2. Các vấn đề chung

Về động cơ khi tiến hành hội nhập, như được thể hiện trong phần mở đầu của

Hiệp ước thành lập, các nước kí kết coi “việc mở rộng các thị trường nội địa, thông

qua hội nhập, là một điều kiện tiên quyết cho việc thúc đẩy tiến trình phát triển kinh

tế đi liền với công bằng xã hội”31. Đồng thời, MERCOSUR là một câu trả lời trước

"xu hướng quốc tế, đặc biệt là sự hội nhập của các khu vực kinh tế lớn và tầm quan

trọng của việc đảm bảo một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế thế giới"32. Điều này cho thấy, khi thành lập khối, các nước thành viên MERCOSUR đã nhấn mạnh hội nhập là một phương tiện để phục vụ các lợi ích quốc gia và của khối ở cả góc độ đối nội và đối ngoại hơn là coi hội nhập như một mục tiêu tự thân.

31 Mercosur (1991), Treaty of Asuncion, Asuncion, Paraguay.

32

Về mục tiêu và lộ trình, Hiệp ước Asunción thành lập khối đã quy định giai đoạn 1991- 1994 là một “giai đoạn chuyển đổi” làm cơ sở cho sự hình thành một thị trường chung hoàn chỉnh trong khu vực thuế quan của khối từ ngày 01/01/1995. Tuy nhiên, tại hai hội nghị thượng đỉnh năm 1994, khối đã quyết định điều chỉnh lộ trình thực hiện khi thiết lập một giai đoạn chuyển tiếp mới, 1995- 1999. Đồng thời, một quyết định quan trọng khác là khối sẽ trước hết là một Liên minh Hải quan, thay vì ngay lập tức hình thành một Thị trường Chung [Luna Pont, 2011]. Một liên minh hải quan, cấp độ hội nhập cao hơn một khu vực thương mại tự do nhưng thấp hơn một thị trường chung, không chỉ đòi hỏi một sự tự do thương mại nội khối mà còn yêu cầu một chính sách thương mại chung với các đối tác ngoại khối.

Đối với một Thị trường Chung, như Hiệp ước Asuncion đề xuất,sẽ bao gồm:

[1] Sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất giữa các nước thông qua, cùng với những biện pháp khác, việc xóa bỏ các nghĩa vụ thuế và các hạn chế phi thuế đối với sự lưu chuyển của hàng hóa, và bất kì biện pháp tương đương nào khác;

[2] Việc thành lập một biểu thuế quan đối ngoại chung và việc chấp nhận một chính sách thương mại chung trong quan hệ với các nước hoặc nhóm nước thứ ba, và phối hợp quan điểm tại các diễn đàn kinh tế quốc tế và thương mại cấp khu vực và quốc tế;

[3] Sự phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô và ngành giữa các nước thành viên trong khu vực về ngoại thương, nông nghiệp, công nghiệp, các vấn đề tài chính và tiền tệ, ngoại hối và vốn, dịch vụ, hải quan, giao thông và liên lạc và nhiều lĩnh vực khác như đã thống nhất ở trên, nhằm đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nước thành viên;

[4] Cam kết của các nước thành viên trong việc hài hòa hoạt động lập pháp trong các lĩnh vực liên quan nhằm đẩy mạnh tiến trình hội nhập33.

Như vậy, cùng với việc xác định mục tiêu hội nhập là tiến tới hình thành một thị trường chung, Hiệp ước Asunción cũng xác định rõ ràng các đặc trưng và cũng chính là các đòi hỏi của một thị trường chung đối với các nước thành viên tham gia

33

tiến trình hội nhập. Đây chính là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá về kết quả và những tiến bộ đạt được của khối trong tiến trình hội nhập khu vực.

Về mô hình hoạt động, MERCOSUR thiết lập hệ thống dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa liên chính phủ thay vì chủ nghĩa siêu quốc gia. Do đó, cơ cấu tổ chức bao gồm hầu hết là các cơ quan do các nước thành viên cử đại diện tham gia và việc ra quyết định của khối dựa trên nguyên tắc đồng thuận. Trong khi đó, nguyên tắc tiến

hành hội nhập được đặt ra là: “tiệm tiến, linh hoạt và cân bằng”34

.

Vào thời điểm thành lập, MERCOSUR là một khối với 232,626 triệu dân35

(gần bằng dân số Mỹ vào thời điểm đó là 254,975 triệu người), bao trùm một diện

tích 11,878 triệu km2

(vượt diện tích của nước xếp thứ hai thế giới là Canada với

9,98 triệu km2). GDP toàn khối vào thời điểm đó ước đạt 810,77 tỉ USD36 (gấp hơn

2,5 lần so với quy mô kinh tế của Mexico khi đó là 313,14 tỉ USD). Đến năm 2012, cùng với việc chính thức gia nhập khối của Venezuela thì diện tích, dân số và GDP

của khối lần lượt tăng lên là: 12,7 triệu km2, 275 triệu người, 3,18 nghìn tỉ USD

(tương đương 72% diện tích, 70% dân số và 77% GDP Nam Mỹ)37

.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hội nhập khu vực của các nước mercosur từ 1991 đến 2016 (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)