Một số so sánh với trường hợp ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hội nhập khu vực của các nước mercosur từ 1991 đến 2016 (Trang 137 - 141)

4.3. Một số so sánh, nhận xét, bài học kinh nghiệm từ trƣờng hợp MERCOSUR

4.3.1. Một số so sánh với trường hợp ASEAN

4.3.1.1. Một số nét khái quát về hội nhập khu vực của ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ở một mức độ nhất định, có thể coi là một khối khu vực tương đối thành công của các nước đang phát triển. Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã đạt được những bước tiến lớn trong tiến trình liên kết kinh tế, duy trì hòa bình và an ninh khu vực ở Đông Nam Á cũng như nâng cao tầm ảnh hưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ở thời điểm hiện tại, ASEAN có diện tích hơn 4,5 triệu km2 với dân số

khoảng 650 triệu người; GDP khoảng 2.900 tỷ USD Mỹ và tổng kim ngạch xuất

khẩu khoảng 1.400 tỷ USD73. Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên

phong phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản như: cao su (90% sản lượng cao su thế giới); thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng như gạo, đường, dầu thô, dứa... Công nghiệp của các nước thành viên ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực:

dệt, hàng điện tử, dầu khí, các loại hàng tiêu dùng74. Những sản phẩm này được

xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập một cách nhanh chóng vào các thị trường thế giới. ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới.

Được thành lập từ trong Chiến tranh Lạnh, ASEAN đã có nhiều thay đổi trong lịch sử phát triển khối. Đặc biệt, từ sau năm 1991, ASEAN đã có nhiều chương trình, hoạt động hướng tới một khối hội nhập khu vực hiệu quả hơn. Với tư cách là một khối khu vực, ASEAN lần lượt ra các tuyên bố về thiết lập Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (1971), về Sự hòa hợp (1976, 2003), về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia Toàn cầu (2011) và kí hiệp định về một khu vực Đông Nam Á không có Vũ khí Hạt nhân (1995). Đồng thời với đó là thúc đẩy hình thành một khối hội nhập khu vực toàn diện thông qua việc xây dựng một Cộng

73Số liệu theo thống kê của Ban Thư ký ASEAN, cập nhật đến hết năm 2018, xem tại:

https://data.aseanstats.org/, truy cập ngày 16/10/2018.

74 Dẫn theo trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại địa chỉ: http://www.mofahcm.gov.vn, truy cập ngày 21/10/2018.

đồng ASEAN, đã được khối tuyên bố hình thành vào năm 2015, với ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Xã hội - Văn hóa ASEAN (ASCC). Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới của ASEAN trong tiến trình hội nhập khu vực. Cũng từ năm 2013 ASEAN đã bắt đầu thảo luận về tầm nhìn sau 2015. Nhân kỉ niệm việc thành lập Cộng đồng, ASEAN đã chính thức đưa ra văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 để định hướng hoạt động trong thập kỉ tới.

4.3.1.2. Một số so sánh giữa MERCOSUR và ASEAN

Những vấn đề chung

MERCOSUR ra đời ngay khi kết thúc Chiến tranh Lạnh như một phần của làn sóng hội nhập khu vực thứ ba ở Mỹ Latinh, cũng như là một trong số rất nhiều sáng kiến hội nhập của khu vực. Trong khi, ASEAN ra đời từ năm 1967 trong bối

cảnh không có khối nào của riêng các nước trong khu vực Đông Nam Á75. Vào thời

điểm thành lập, ASEAN là một tổ chức khu vực chính thức duy nhất ở Đông Nam Á sau những nỗ lực không thành công kêu gọi thành lập Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) năm 1961 của Thái Lan, Philippines và Malaysia và MAPHILINDO năm 1963 của Malaysia, Phillippines và Indonesia. Xét về mặt thời gian ra đời, ASEAN tương đương với một sáng kiến hội nhập khác ở Mỹ Latinh là Khối các nước Andes (1969). Tuy nhiên, do hoàn cảnh cụ thể nên cũng phải đến khi Chiến tranh Lạnh kết thúc thì ASEAN mới có thêm các động lực để đẩy mạnh quá trình liên kết, hợp tác nội khối và đạt được những kết quả rõ rệt.

Trong khi vào thời điểm thành lập, MERCOSUR được xác định rõ ràng là một “MERCOSUR kinh tế” với các chương trình nghị sự tập trung vào các vấn đề hội nhập kinh tế, thương mại giữa các nước thành viên thì ASEAN ban đầu được xác định là một “ASEAN chính trị - an ninh” khi xét về mục tiêu thành lập của khối. Tuy nhiên, có một điểm chung quan trọng là sự mở rộng lĩnh vực hội nhập, liên kết cũng như việc làm sâu sắc thêm về mức độ đều diễn ra ở cả hai khối. Cụ

75 Trên thực tế, vào thời điểm thập niên 1960 có Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), tồn tại từ năm 1954 đến năm 1976, do Mỹ dẫn dắt nằm trong tổng thể các liên minh quân sự của Mỹ thành lập từ sau Thế chiến thứ hai. Chỉ có hai nước trong khu vực là Thái Lan và Philippines nằm trong khối này. Các thành viên khác bao gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Australia, New Zealand và Pakistan.

thể, MERCOSUR sau giai đoạn “tái định hướng” vào nửa đầu những năm 2000 đã trở nên mang nhiều tính chính trị - an ninh và xã hội hơn. Đối với trường hợp ASEAN, các chương trình nghị sự sau Chiến tranh Lạnh cũng mang nhiều tính kinh tế hơn, bên cạnh các nội dung về chính trị - an ninh, sau đó mở rộng thêm xã hội - văn hóa. Điều này cũng phản ánh một phản ứng chung của các nước, các khối khu vực trước những chuyển biến của bối cảnh mới với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và sự phát triển của toàn cầu hóa.

Về mức độ hội nhập kinh tế nội khối

Xét về khía cạnh này, có thể thấy ASEAN chưa đạt đến mức độ hội nhập tương đương với MERCOSUR. Đối với MERCOSUR, khối này hiện về cơ bản có thể coi là một khu vực thương mại tự do trong một liên minh hải quan chưa hoàn chỉnh. Đối với ASEAN, hiện khối đã tuyên bố hình thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (cùng với hai cộng đồng về chính trị-an ninh và xã hội-văn hóa) vào năm 2015. Về thực chất, AEC vẫn là một khu vực thương mại tự do hướng đến mục tiêu hình thành một thị trường chung. Vấn đề về một liên minh hải quan của ASEAN chưa đạt đến mức độ hội nhập như của MERCOSUR.

Một trong những thách thức kinh tế lớn cho việc hội nhập của ASEAN, tương tự như của MERCOSUR, là mức độ phát triển kinh tế giữa các nước không đồng đều. Myanmar hiện là nước có thu nhập quốc dân tính theo đầu người thấp nhất trong ASEAN, chỉ vào khoảng hơn 1.200 USD. Indonesia là nước đứng đầu về diện tích và dân số trong ASEAN, nhưng thu nhập quốc dân tính theo đầu người chỉ vào khoảng trên 3.800 USD. Trong khi đó, Singapore và Brunei là hai quốc gia nhỏ nhất về diện tích (Singapore) và về dân số (Brunei) lại có thu nhập theo đầu người cao nhất trong ASEAN, lần lượt vào khoảng gần 60.000 và 30.000 USD/năm.

Về mức độ thể chế hóa hội nhập nội khối

Xét về khía cạnh này, cả hai khối đều cho thấy một khung khổ thể chế hóa hội nhập, liên kết nội khối phức tạp và tương đối hoàn thiện. Nếu so với EU thì mức độ thể chế hóa của cả hai khối còn thấp nhưng nếu so với các sáng kiến hội nhập khu vực của các nước đang phát triển khác thì không. Điểm chung của cả hai khối trong lĩnh vực này, cũng như được chia sẻ bởi các khối hội nhập khu vực khác, là sự

phát triển tiệm tiến của các thể chế hội nhập khu vực qua thời gian. Một điểm chung nữa của hai khối là cùng đi theo mô hình liên chính phủ thay vì mô hình siêu quốc gia.

Việc theo đuổi mô hình liên chính phủ bên cạnh những điểm mạnh như không đe dọa quyền chủ quyền tối cao của các quốc gia, hạn chế tối đa các trường hợp can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên khác và các chương trình nghị sư, chương trình hành động đều dựa trên ý chí và sự tự nguyện của các nước thành viên. Tuy nhiên, điều này cũng làm bộc lộ một số điểm yếu là quá trình ra quyết định thường đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để có thể đạt được sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên. Trong khi đó, việc đạt được sự đồng thuận này thường gặp khó khăn do sự song trùng về lợi ích giữa các nước thành viên không phải lúc nào cũng xuất hiện. Điều này càng trở nên khó hơn khi các nước muốn thúc đẩy hội nhập sâu rộng, nhất là đối với các lĩnh vực mà các nước có “lợi ích đặc biệt” hoặc “nhạy cảm”. Do đó gần đây đã có những ý kiến đề xuất về việc thay thế nguyên tắc đồng thuận của ASEAN bằng một nguyên tắc linh hoạt hơn để việc ra quyết định được nhanh hơn như ASEAN - X (cả ASEAN, ngoại trừ một (vài) nước) chẳng hạn.

Về quan hệ kinh tế - thương mại ngoại khối

Đối với các đối tác ngoài khối, cả MERCOSUR và ASEAN đều thể hiện một tính chất “mở” trong quan hệ. Cả hai khối đều tích cực thiết lập và củng cố các quan hệ kinh tế, đặc biệt là thương mại và đầu tư, với các đối tác truyền thống cũng như các đối tác mới. Tuy nhiên, một điểm khác biệt đáng chú ý là tính chất khép kín của MERCOSUR gia tăng trong giai đoạn từ đầu những năm 2000 trong khi xu hướng mở của ASEAN được duy trì liên tục. Điều này có thể một phần lý giải từ quy mô kinh tế lớn hơn của MERCOSUR trong nền kinh tế thế giới so với ASEAN cũng như những diễn biến trong quan hệ kinh tế nội khối giữa các nước thành viên MERCOSUR.

Tương tự các nước MERCOSUR, ở các nước ASEAN đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá. Nhờ chính sách kinh tế “hướng ngoại”, nền ngoại thương ASEAN đã phát triển nhanh chóng, tăng gần 18 lần trong 20 năm qua, từ 160 tỷ USD vào đầu những năm 1990 đến nay là 2.800 tỷ

USD (2018). ASEAN cũng là khu vực ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư của thế giới. Riêng trong năm 2018 ASEAN đã nhận được 155 tỉ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hội nhập khu vực của các nước mercosur từ 1991 đến 2016 (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)