Sự phát triển của ASEAN và sự hiện diện ngày càng lớn của Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay (Trang 56 - 63)

7. Bố cục của Luận án

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Sự phát triển của ASEAN và sự hiện diện ngày càng lớn của Trung

buộc các cường quốc trong đó có Trung Quốc phải tìm cho mình thêm những đồng minh mới, những sân sau làm bước đệm cho quá trình mở rộng ảnh hưởng của quốc gia mình. Hoặc ít nhất cũng sẽ cố gắng kiềm chế các nước ở vị trí trung lập để không gây cản trở cho chiến lược của các siêu cường. Đây có thể được coi là một trong những cơ sở quan trọng để Trung Quốc gia tăng quan hệ với nước láng giềng Lào. Đồng thời, đối với Lào thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc cũng là cơ hội để nâng vị trí của Lào trong bàn cờ chiến lược các nước lớn.

2.2.2. Sự phát triển của ASEAN và sự hiện diện ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á khu vực Đông Nam Á

Thứ nhất là sự phát triển của ASEAN. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, trọng tâm kinh tế và chính trị thế giới chuyển dịch dần về Châu Á – Thái Bình Dương, với trọng tâm là khu vực Đông Nam Á. Vai trò trung tâm của ASEAN vì thế cũng được nhấn mạnh thông qua các kênh hợp tác đa phương như

ASEAN +1, ASEAN + 3. Hiện nay, ASEAN quyết tâm “chuyển sự đa dạng về văn hóa và sự khác biệt của ASEAN thành sự thịnh vượng và cơ hội phát triển công bằng trong một môi trường đoàn kết, tự cường khu vực và hòa hợp”. Mục tiêu mà ASEAN đang hướng tới là một gia đình các dân tộc Đông Nam Á đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Việc xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN (AC) vào cuối năm 2015 đã đánh dấu giai đoạn phát triển mới của hợp tác trong ASEAN. Xây dựng Cộng đồng giúp ASEAN có nội lực mạnh mẽ để mở rộng hội nhập và liên kết với ngoài ASEAN, giúp ASEAN có tiếng nói và tự tin hơn trong đối thoại và hợp tác với các nước đối tác, trở thành một nhân tố không chỉ hấp dẫn mà còn quan trọng, không chỉ ở khu vực Đông Nam Á mà cả khu vực châu Á - TBD.

Tuy vậy, ASEAN vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức khi trở thành Cộng đồng. Thứ nhất, ASEAN đẩy nhanh xây dựng Cộng đồng, triển khai ngoại giao với nước lớn, xoay quanh các nước lớn. Song sự can dự của các nước lớn, cũng có thể khiến ASEAN rơi vào rủi ro của vòng cạnh tranh này, khiến cho nguyện vọng duy trì địa vị trung tâm của ASEAN trong hợp tác Đông Á gặp phải áp lực chưa từng có. Thứ hai, ASEAN đứng trước nguy cơ phân hóa, mất vai trò trung tâm trong kiến tạo hòa bình, ổn định và trật tự mới tại khu vực. Trong khu vực xuất hiện dấu hiệu của cục diện “nhị nguyên” - kinh tế dựa vào Trung Quốc còn an ninh dựa vào Mỹ, dẫn tới phân hóa các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực thành 2 xu hướng: ngả theo Mỹ hoặc ngả theo Trung Quốc. Bên cạnh đó là xu hướng quan hệ thực dụng, đan cài lợi ích với cả Trung Quốc và Mỹ. Thứ ba, nguyên tắc đồng thuận làm hạn chế đáng kể khả năng của các nước ASEAN trong hợp tác để giải quyết vấn đề Biển Đông và không chỉ xói mòn tầm ảnh hưởng của ASEAN trong các vấn đề an ninh ở khu vực, mà còn đe doạ sự tồn tại với tư cách là một tổ chức liên kết giữa các nước nhỏ với cam kết vì hòa bình và ổn định của khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn này có thể kể đến như: Thứ nhất do ASEAN không có quốc gia lãnh đạo dẫn dắt khối; thứ hai, khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên và mâu thuẫn nội khối vẫn khá sâu sắc; thứ ba, ASEAN “có những bối rối” trong quan hệ với các nước lớn. Nắm bắt được bối cảnh mới này, Trung

Quốc không ngừng mở rộng ảnh hưởng, phát huy cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm nhằm ràng buộc các nước ASEAN về kinh tế và chính trị, tăng cường sức mạnh và sự hiện diện quân sự ở khu vực, không để các nước ASEAN liên kết với nhau chống lại Trung Quốc. Đặc biệt, khi hiện nay trở ngại lớn nhất trong quan hệ giữa các nước ASEAN – Trung Quốc là tranh chấp chủ quyển lãnh hải, Trung Quốc sẽ tranh thủ tiềm lực của mình để lôi kéo các bên không liên quan trở thành đồng minh của mình hoặc ít nhất cũng ở thế trung lập không can thiệp vào tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước liên quan. Đây cũng là nhân tố quan trọng tác động tới quan hệ Trung Quốc – Lào.

Thứ hai, quan hệ Trung Quốc – ASEAN có những tiến triển nhanh chóng, tạo điều kiện cho quan hệ Trung Quốc – Lào phát triển. Trên lĩnh vực chính trị, Trung Quốc và ASEAN đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh thường niên nhằm thúc đẩy quan hệ song phương. Năm 2003, tại Hội nghị cấp cao Trung Quốc – ASEAN lần thứ 7, hai bên đã ra “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược”, chuyển từ quan hệ đối tác đối thoại sang quan hệ đối tác chiến lược, mở ra một thời kỳ phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa… Đặc biệt, tháng 11/2018, “Tầm nhìn Đối tác Chiến lược 2030” là kế hoạch trung và dài hạn đầu tiên giữa Trung Quốc và ASEAN. Đây được xem là văn bản chủ chốt nhằm định hình quan hệ hai bên trong 12 năm tới. Trên lĩnh vực kinh tế, xuất phát từ nhu cầu cả hai phía, từ thập kỉ 90, Trung Quốc và ASEAN đều nỗ lực thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và các kênh đối thoại nhằm tạo đà phát triển trong quan hệ song phương. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã trở thành một bước ngoặt trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN. Trung Quốc đã tích cực giúp đỡ ASEAN bằng cách không hạ giá đồng NDT và hỗ trợ tài chính cho các thành viên ASEAN. Từ năm 1998-2000, Trung Quốc đã ký các văn bản khung về quan hệ song phương và các kế hoạch hợp tác với tất cả các thành viên ASEAN. Tháng 11 năm 2002, hai bên đã ký Hiệp định khung về Hợp tác toàn diện Trung Quốc-ASEAN, đưa ra quá trình hình thành Khu vực thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN vào năm 2010. Đặc biệt, Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã thực hiện một chính sách

tương đối tích cực với khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực kinh tế. Nước này đã liên tục chủ động đưa ra các sáng kiến hợp tác, đối thoại nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ với ASEAN, và đưa giai đoạn này trở thành giai đoạn thiết lập và củng cố quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc – ASEAN. Điều này được nối tiếp dưới thời của Chủ tịch Tập Cận Bình. BRI do Trung Quốc đề xuất đã tạo thêm những cơ sở để nước này và ASEAN gia tăng quan hệ kinh tế song phương. Năm 2018, thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 587,87 tỷ USD tăng 14,1% so với năm 2017 [外交部,2019]. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của ASEAN trong vòng 10 năm liên tiếp, trong khi ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc, trong 8 năm liên tiếp. Đối với lĩnh vực đầu tư, năm 2018, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các lĩnh vực phi tài chính của ASEAN đạt 9,95 tỷ USD, tăng 5,1%, cao hơn so với mức tăng 1,7% của năm 2017. Dòng vốn đầu tư ASEAN vào Trung Quốc trị giá 5,72 tỷ USD, tăng 12,5%, cao hơn mức tăng trưởng 3,88% của năm 2017 [外交部,2019]. Năm 2018 cũng là năm kỷ niệm 15 năm thành lập quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN. Chủ tịch Tập Cận Bình nhân dịp này cũng đã đề xuất xây dựng một mức độ cao hơn của quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN và hướng tới một cộng đồng Trung Quốc - ASEAN trong vòng 15 năm tới. Bên cạnh đó, “Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN nâng cấp” đã được thực hiện đầy đủ vào ngày 1/1/2019. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trong đó Trung Quốc và ASEAN tham gia, cũng dự kiến sẽ kết thúc đàm phán vào năm 2019. Tất cả những điều này sẽ trở thành một động lực mới cho sự phát triển mới của quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN. Sự hiện diện về kinh tế ngày một lớn của Trung Quốc ở Đông Nam Á vì thế cũng đem tới những cơ hội mở rộng cho quan hệ Trung Quốc – Lào. Trên lĩnh

vực văn hóa giáo dục, hai bên đã tiến hành đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn

hóa, giao lưu giữa thế hệ trẻ trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, những sản phẩm thông tin truyền thông quảng bá về văn hóa, lịch sử của hai bên một lần nữa đưa hình ảnh con người và đất nước đến gần hơn với người dân cả hai bên. Tháng 12 năm 2013, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Trung Quốc – ASEAN đã được thành lập

tại Trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh.Mục đích thành lập là nhằm tăng cường giao lưu nhân dân, tăng thêm sự hiểu biết của người dân và xã hội giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Hàng năm có khoảng 2.000 sinh viên đã tìm được cơ hội học tập ở cả hai phía. Một thành tựu khác thu được là mỗi năm khoảng gần 15 triệu khách du lịch từ ASEAN đến Trung Quốc và ngược lại. Điều này đã biến ASEAN và Trung Quốc trở thành thị trường du lịch nước ngoài quan trọng của nhau, góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp không khói của cả hai bên. Tất cả những tiến triển này cũng góp phần thúc đẩy sự gia tăng quan hệ Trung Quốc – Lào trong thời gian qua và trong tương lai. Thứ ba, Trung Quốc thúc đẩy hợp tác với khu vực Tiểu vùng sông Mekong. Tháng 11 năm 2014, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã dựa trên đề xuất trước đây của Thái Lan, đưa ra ý tưởng về xây dựng Hợp tác Lan Thương – Mekong (LMC) tại Hội nghị cấp cao Trung Quốc – ASEAN lần thứ 17 và chính thức được thành lập vào năm 2015. Sau hơn ba năm đi vào hoạt động, cơ chế này được áp dụng với vai trò chủ đạo của Trung Quốc, nhằm đưa ra phương án Trung Quốc trong quá trình phát triển LMC. Nhiều ý kiến cho rằng, LMC do Trung Quốc khởi xướng nhằm đối chọi lại với Uỷ ban sông Mekong vốn được thành lập từ năm 1995, và không có sự tham gia của Trung Quốc. Việc hình thành LMC có lẽ là một cách tiếp cận mới để thu hút sự ủng hộ cho các phương pháp đơn phương truyền thống của Trung Quốc. Từ đây, có thể xác định những động cơ chính của Trung Quốc trong việc thúc đẩy LMC như sau: Thứ nhất, Trung Quốc muốn giành quyền kiểm soát dòng sông thông qua cơ chế LMC, từ đó gia tăng thêm sự phụ thuộc của các nước hạ nguồn vào sức mạnh tài chính của mình. Thứ hai, Trung Quốc coi LMC là một trong những kết quả đầu tiên trong quá trình thực hiện BRI, bởi LMC được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng của BRI. Từ đây, cũng sẽ thuận lợi cho Trung Quốc trong việc thúc đẩy các cơ chế hợp tác và sân chơi khác trong khuôn khổ của BRI. Thứ ba, LMC là minh chứng cho “phương án Trung Quốc” trở thành “phương án toàn cầu” trong quá trình xây dựng khuôn mẫu hợp tác khu vực kiểu mới. Trong cơ chế này, Trung Quốc tập trung triển khai theo những cách thức sau: Một là, Trung Quốc chủ động đề xuất nội dung khuôn khổ

hợp tác của LMC và đưa ra các khoản tín dụng hỗ trợ hoạt động cho LMC. Kể từ tháng 3 năm 2016, khi LMC chính thức được khởi động, cơ chế này đã tăng cường triển khai các hội nghị, diễn đàn nhằm đưa ra những phương hướng xây dựng. Cho đến hiện nay, LMC đã hoàn thành thiết kế thượng tầng của việc xây dựng các cơ chế, từ việc hoạch định quy hoạch đến thực thi các dự án cụ thể. Trong đó, Trung Quốc chủ động đưa ra những phương hướng hợp tác ưu tiên bao gồm: kết nối cơ sở hạ tầng, hợp tác năng lực sản xuất, kinh tế xuyên biên giới, tài nguyên nước, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Năm 2016, tại Hội nghị cấp cao LMC lần thứ nhất, Trung Quốc đề xuất thành lập Quỹ hợp tác đặc biệt Mekong – Lan Thương, hỗ trợ 300 triệu USD cho 6 nước thực hiện các dự án hợp tác vừa và nhỏ trong vòng 5 năm, dành 10 tỷ Nhân dân tệ cho các khoản vay ưu đãi, 5 tỷ USD cho các khoản vay bên mua và 5 tỷ USD cho các khoản vay đặc biệt. Trung Quốc cũng sẽ dành 18.000 suất học bổng và 5.000 suất đào tạo mỗi năm cho các nước Mekong trong vòng 3 năm tới. Tính đến năm 2017, quỹ hợp tác đặc biệt trên đã hỗ trợ cho 135 dự án hợp tác trong nhiều lĩnh vực như: nguồn nước, bảo vệ môi trường, y tế, giảm nghèo, nông nghiệp, du lịch, giáo dục, giao lưu văn hóa…[国务院,2016]. Hai là, Trung Quốc nỗ lực gắn LMC với BRI thông qua các dự án đầu tư kết nối, trong đó tập trung vào kết nối cơ sở hạ tầng và xây dựng các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới.10

Ba là, Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư dọc thượng nguồn sông nhằm kiểm soát

dòng sông, thông qua các dự án xây dựng đập thủy điện và tuyến đường sông.11

Với

10 Hiện nay, các nước hạ nguồn sông Mekong đều coi phát triển là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng. Trung Quốc đã tận dụng nguồn tài chính dồi dào của mình để đầu tư các dự án kết nối bao gồm cơ sở hạ tầng và các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới. Khu công nghiệp Long Giang (Việt Nam), khu công nghiệp tổng hợp Saysettha (Lào), đặc khu kinh tế Sihanoukville (Campuchia), khu công nghiệp Rayong giữa Trung Quốc và Thái Lan đã trở thành những ví dụ điển hình mà Trung Quốc thúc đẩy xây dựng hợp tác kinh tế xuyên biên giới giữa các nước thuộc LMC. Đối với các dự án cơ sở hạ tầng, điển hình là tuyến đường kết nối Lan Thương – Mekong đã đi vào giai đoạn hai, tuyến đường bộ và đường sắt cao tốc của hành lang kinh tế Trung Quốc – Lào – Campuchia kết nối Côn Minh – Viêng Chăn – Phnompenh – cảng biển Sihanoukville cũng đang trong quá trình xây dựng.

11 Hiện nay, Trung Quốc có 7 con đập lớn được hoàn thành và 20 dự án khác đang trong quá trình thực hiện hoặc nằm trong kế hoạch khai thác tại các tỉnh Vân Nam, Tây Tạng và Thanh Hải. Các đập thủy điện của Trung Quốc xây dựng trên sông Lan Thương - Mekong có khả năng ngăn giữ một nửa lưu lượng dòng chảy của toàn bộ sông. Điều này sẽ khiến việc thay đổi dòng chảy, lưu lượng của sông không phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên mà phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất năng lượng của các thành phố và khu công nghiệp Trung Quốc. Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn triển khai dự án mở tuyến đường thủy trên sông Mekong giữa Thái Lan và

vai trò chủ động của Trung Quốc, LMC đang đem lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn so với các nước ở hạ nguồn. Đồng thời, thông qua những dự án riêng biệt mà Trung Quốc sẽ cuốn các nước hạ nguồn vào sự phụ thuộc kinh tế đối với Trung Quốc.

Thứ tư, tranh chấp trên Biển Đông ngày càng gia tăng có tác động mạnh mẽ tới cách ứng xử của Trung Quốc với ASEAN nói chung và với mỗi thành viên của Hiệp hội này nói riêng.Biển Đông là vùng biển có ý nghĩa bao hàm các yếu tố cả về địa chiến lược, chính trị, kinh tế vô cùng quan trọng. Đây có thể coi là tuyến đường hàng hải quốc tế then chốt nối liền các châu lục. Biển Đông còn là nguồn dự trữ lớn về tài nguyên dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên.12Đây cũng là khu vực xảy ra tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)