Nhu cầu của Lào trong quá trình gia tăng quan hệ với Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay (Trang 70 - 71)

7. Bố cục của Luận án

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.5. Nhu cầu của Lào trong quá trình gia tăng quan hệ với Trung Quốc

Một là nhu cầu phát triển kinh tế, phục vụ cho quá trình hiện đại hóa đất

nước ở Lào. Sau Chiến tranh lạnh, Lào thực hiện chính sách ngoại giao tích cực và

linh hoạt hơn. Tháng 3 năm 2011, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng nhân dân cách mạng Lào đưa ra chính sách ngoại giao “ngũ đa” bao gồm: đa dạng hóa, đa phương diện, đa phương hóa, đa tầng nấc và đa hình thức. Sau đại hội 10 Đảng nhân dân cách mạng Lào, nội dung quan trọng mới trong ngoại giao của Lào nằm ở chỗ tăng cường liên hệ kinh tế với thế giới, tích cực tìm kiếm sự đầu tư và viện trợ bên ngoài, dốc sức mở rộng thị trường quốc tế, coi phát triển kinh tế trong nước và nâng cao mức sống của người dân là biện pháp quan trọng để củng cố chính quyền xã hội chủ nghĩa và địa vị cầm quyền của Đảng nhân dân cách mạng Lào. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc với thị trường lớn, ưu thế nguồn vốn dồi dào và công nghệ lại phù hợp với nền kinh tế của Lào đã trở thành những điều kiện để Lào có thể tranh thủ tiềm lực từ nước này nhằm phát triển kinh tế quốc nội. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai và nước đầu tư lớn nhất của Lào. Có được kết quả này là bởi những gia tăng mạnh mẽ trong quan hệ hai nước kể từ khi bình thường hóa đến nay. Và đây cũng là cơ hội để Lào có thể phát triển đất nước, mặc dù còn nhiều nghi ngại về sự phụ thuộc của Lào đối với Trung Quốc đang ngày một gia tăng, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn lan rộng sang lĩnh vực chính trị.

Hai là nhu cầu đảm bảo an ninh xung quanh, phục vụ cho ổn định an ninh

mang một ý nghĩa chiến lược quan trọng trong chính sách đối ngoại của Lào nói riêng và quá trình phát triển của quốc gia này nói chung. Cần xem xét vấn đề ổn định an ninh của Lào với tư cách là nước nhỏ trong khu vực. Do vậy, với tiềm lực còn nhiều hạn chế, sự lo ngại về khả năng ổn định an ninh của Lào là tương đối mạnh mẽ. Bên cạnh phương thức tự nâng cao khả năng ổn định thì việc tìm kiếm một cách tích cực nguồn lực bên ngoài để đạt được sự hỗ trợ là sự lựa chọn chiến lược của các nước nhỏ như Lào. Trung Quốc là một nước láng giềng khổng lồ về cả diện tích, dân số và tiềm lực kinh tế. Nước này lại có cùng chế độ chính trị với Lào. Vì thế, xây dựng mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc sẽ là cơ hội để Lào có thêm “chỗ dựa” trong quá trình bảo vệ, xây dựng đất nước theo con đường XHCN. Bên cạnh đó, uy tín và vị thế của một cường quốc khu vực và đang trên con đường trở thành cường quốc toàn cầu sẽ giúp Trung Quốc có được vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực. Điều này cũng giúp Lào có được một môi trường xung quanh hòa bình nếu gia tăng quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan hệ Trung Quốc – Lào từ năm 2000 đến nay (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)