Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
Các phƣơng thức thanh toán 2010 2011 2012
1. Tín dụng chứng từ (L/C) Kim ngạch 2,266.7 2,888.2 3,538.1 Tỷ trọng (%) 46.8 48.6 56.7 2. Nhờ thu Kim ngạch 86.3 124.8 124.8 Tỷ trọng (%) 1.8 2.1 2.0 3. Chuyển tiền Kim ngạch 2,494.7 2,929.8 2,577.1 Tỷ trọng (%) 51.4 49.3 41.3 4. Tổng kim ngạch TTQT 4,847.7 5,942.8 6,240
Nguồn: Báo cáo phòng TTQT – Ngân hàng TMCP Quân Đội [8]
Bảng 2.4 cho thấy rõ sự khác biệt trong cơ cấu các phương thức thanh toán tại MB. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và phương thức chuyển tiền luôn chiếm tỷ trọng cao hơn phương thức nhờ thu, tổng tỷ trọng hai phương thức này luôn chiếm trên mức 97% tổng kim ngạch thanh toán quốc tế của ngân hàng. Có sự biến động về tỷ trọng theo chiều hướng tăng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và có chiều hướng giảm trong phương thức chuyển tiền. Từ đó cho thấy phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ngày càng được lựa chọn nhiều trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của MB cũng tăng tỷ trọng trong tổng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của MB. Đồng thời, MB cũng xác định sẽ tập trung tài trợ xuất nhập vào các ngành trọng điểm được MB xác định theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh doanh
và từng vùng miền như ngành dược, thiết bị y tế, cơ điện,… đối với khu vực Hồ Chí Minh, thủy hải sản, lúa gạo,… đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long,…
2.2.2. Tình hình triển khai hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu ở MB trong thời gian qua
2.2.2.1. Định hướng khách hàng
Nhằm tập trung đẩy mạnh cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, MB đã có định hướng khách hàng cụ thể:
- Tài trợ xuất khẩu:
Tập trung vào khách hàng có thế mạnh, tiềm năng làm hàng xuất khẩu, có năng lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực làm hàng xuất khẩu, có cơ sở chắc chắn cho phương án xuất khẩu thực hiện khả thi (cả phương thức thu mua và phương án xuất hàng)…
Khách hàng có nguồn thu ngoại tệ thanh toán.
Các khách hàng đã được MB cấp hạn mức hoặc gia hạn hạn mức.
Các khách hàng mới đang được MB xem xét cấp giới hạn tín dụng: tập trung vào một số mặt hàng là thế mạnh của công ty.
Khách hàng là khách hàng được xếp hạng cao theo quy chế xếp loại khách hàng. Khách hàng có bộ chứng từ xuất khẩu và thực hiện việc chiết khấu theo đúng quy định về sản phẩm chiết khấu đã ban hành.
- Tài trợ nhập khẩu.
Khách hàng đã được MB cấp hạn mức tín dụng, hoặc gia hạn, hoặc đã duyệt phương án vay vốn nhưng chưa giải ngân.
Khách hàng có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm. Khách hàng phải có cam kết tự thu xếp nguồn ngoại tệ khi thanh toán các nghĩa vụ đến hạn với nước ngoài.
Các khách hàng đang được MB xem xét cấp giới hạn tín dụng hoặc phương án kinh doanh mới thì chỉ tập trung vào một số mặt hàng chính của công ty và đảm bảo chắc chắn về việc tiêu thụ và thanh toán khoản nợ vay đúng hạn.
2.2.2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu ở MB
Trong tổng lợi nhuận của MB thì lợi nhuận từ cho vay chiếm bình quân khoảng 60%, điều này chứng tỏ cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu. Trong đó có sự đóng góp của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, chiếm 35-40% tổng dư nợ và tương ứng với tỷ lệ về thu lãi vay. Đứng trên quan điểm cho vay thì điều này là bình thường nhưng xét về khía cạnh thanh toán quốc tế thì công tác này chưa nổi bật, do MB chưa có các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu đa dạng. Điều này có thể giải thích là do trong một giai đoạn tương đối dài MB chỉ tập trung vào thị trường sản xuất trong nước, hoạt động thanh toán quốc tế đã được quan tâm nhưng mới có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây nhờ vào sự định hướng đúng đắn trong chiến lược phát triển của Ban lãnh đạo Ngân hàng trong đó có sự quan tâm hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng lớn, có uy tín trên thế giới. Bên cạnh đó, các khách hàng lâu đời của MB chủ yếu là các doanh nghiệp trong quân đội có nguồn vốn ngân sách dồi dào nên trong thanh toán ngoại thương ít có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng. Một nguyên nhân nữa là sự cạnh tranh quyết liệt với các ngân hàng lớn có thế mạnh về tài trợ xuất nhập khẩu như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Mặc dù vậy, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của MB cũng đã dần đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn, kéo theo hoạt động cho vay nói chung và tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng ngày càng nhiều rủi ro. Song MB từng bước đã tạo được sự tín nhiệm của mình đối với khách hàng, hoạt động an toàn hiệu quả, luôn nỗ lực trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhằm tăng uy tín của mình với thị trường ngoài nước. Tuy nhiên doanh số hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu vẫn chưa đạt được
mức tương xứng với tiềm năng của MB. Bởi vậy, mặc dù thực tiễn hoạt động ngân hàng của các nước trên thế giới có rất nhiều hình thức tài trợ xuất nhập khẩu phong phú và đa dạng nhưng do hạn chế bởi những lý do chủ quan và khách quan, MB chưa thể áp dụng tất cả các hình thức linh hoạt đó. Vì vậy người viết chỉ xin đề cập đến các hình thức tài trợ chủ yếu đang thực hiện tại MB là: cho vay xuất nhập khẩu, cấp tín dụng trong phương thức tín dụng chứng từ, chiết khấu hối phiếu và bộ chứng từ, bảo lãnh thanh toán.
- Hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại MB từ năm 2009 đến nay Bảng 2.5: Tỷ trọng cho vay XNK trong tổng dƣ nợ cho vay
Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Cho vay XNK 7,397 25 14,639 30 18,894 32 26,812 36 Cho vay khác 22,191 75 34,158 70 40,151 68 47,667 64 Tổng cộng 29,588 100 48,797 100 59,045 100 74,479 100
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng cho vay XNK trong tổng dƣ nợ cho vay
Nguồn: Báo cáo cho vay của NHQĐ năm 2009 đến năm 2012[8]
Các số liệu trên đã thể hiện một cách rõ ràng vai trò của hoạt động cho vay xuất nhập khẩu trong hoạt động cho vay nói chung của MB. Dư nợ cho vay xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng dư nợ cho vay, doanh số tăng dần qua các năm. Có được sự tăng trưởng trên là nhờ vào việc thực thi một số chính sách cho vay hiệu quả và đặc biệt là MB đã xây dựng và áp dụng một số chiến lược marketing phù hợp với điều kiện và tình hình sử dung vốn của MB. Và theo định hướng chiến lược của Hội đồng quản trị dự kiến con số này sẽ không dừng tại đây mà sẽ còn tiếp tục tăng trưởng ở các năm tiếp theo.
Đối tượng cho vay xuất nhập khẩu của MB là các doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ngân hàng cho vay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với mục đích xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị trong nước, chi trả chi phí xây lắp, góp vốn liên doanh sản xuất hàng xuất khẩu, gia công chế biến và thu mua các mặt hàng xuất khẩu như thu mua hàng nông sản. Bên cạnh đó, MB cũng tham gia và các dự án lớn như
tham gia chương trình xuất khẩu gạo, hỗ trợ xuất khẩu theo các phương thức hàng đổi hàng, cho vay vốn xuất khẩu, … Nhiều khách hàng được ngân hàng tài trợ như: Công ty thực phẩm Miền Bắc, Công ty XNK Tổng Hợp (Tocontap), Công ty XNK Intimex, Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro)…
Trong hoạt động thanh toán quốc tế, nhà nhập khẩu thường thanh toán cho phía nước ngoài bằng ngoại tệ. Thông thường nhà nhập khẩu chưa có tiền ngay cũng như chưa có đủ uy tín đảm bảo với phía nước ngoài về việc sẽ trả khoản nợ thương mại trong tương lai. Lúc này Ngân hàng sẽ đứng ra cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Điểm đặc biệt của MB trong hoạt động cho vay xuất nhập khẩu là các khoản đầu tư lớn thường tập trung cho các doanh nghiệp quân đội nhập khẩu các mặt hàng quốc phòng hoặc một số các mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, thiết bị viễn thông, linh kiện máy móc,… Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây MB cũng đã mở rộng đối tượng khách hàng, phạm vi, lĩnh vực cho vay xuất nhập khẩu điều này đã giúp cho MB thu hút được một lượng lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nhiều lĩnh vực như: thiết bị y tế, nông sản, cơ điện,…
Ngoài ra, theo chiến lược phát triển của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo ngân hàng, MB đang đẩy mạnh phát triển kinh doanh theo hướng ngân hàng bán lẻ, ngân hàng thuận tiện, do vậy định hướng cho vay của MB cũng được mở rộng và tập trung nhiều hơn vào các thành phần kinh tế nhỏ và vừa. Từ đó, cơ cấu cho vay của MB nói chung và cho vay xuất nhập khẩu nói riêng đã đổi chiều với tỷ trọng tăng lên của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Đặc biệt sau một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, phá sản thì điều này càng rõ nét. Tuy vậy, đối với các khách hàng quốc doanh truyền thống kinh doanh có hiệu quả, các đơn vị thuộc Bộ quốc phòng vẫn là đối tác tin cậy MB vẫn dành cho họ những ưu đãi, những chính sách riêng, điều này giải thích vì sao dư nợ cho vay đối với loại hình doanh nghiệp quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Nhờ vào đối tượng khách hàng đặc thù là các doanh nghiệp quân đội hoạt động có hiệu quả và một số các đơn vị ngoài quốc doanh có tài sản đảm bảo chắc chắn vì
vậy tình hình nợ xấu của MB khá khả quan, ở mức thấp. Với tỷ lệ nợ quá hạn là 1.84% năm 2012 với các khoản nợ phát sinh từ các năm cũ để lại. Điều này cho thấy hoạt động cho vay xuất nhập khẩu của MB trong những năm qua là có hiệu quả dù tình hình kinh doanh ngành ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nợ xấu trầm trọng. Đạt được thành quả trên một phần cũng là nhờ MB đã dần chuẩn hóa các quy trình, quy chế, chính sách cho vay cũng như cho vay có tài sản đảm bảo có tính khả mại cao, khả năng phân tích và tính chuyên nghiệp trong thực hiện nghiệp vụ tốt giúp cho cho vay an toàn và hiệu quả.
Cho vay xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu lãi lớn nhất cho MB, chiếm tỷ lệ khoảng 43% trong tổng thu lãi từ hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu và chiếm 17% trong tổng thu lãi cho vay của MB.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, công tác cho vay xuất nhập khẩu của MB tiếp tục được củng cố và tăng cường. Đối tượng cho vay chủ yếu là các công ty lớn có tình hình tài chính lành mạnh, các doanh nghiệp quân đội và một số dự án lớn thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn theo định hướng phát triển kinh tế. Bên cạnh việc chú trọng củng cố quan hệ với khách hàng truyền thông, MB còn tích cực tìm kiếm và mở rộng các đối tượng khách hàng nhỏ và vừa đồng thời áp dụng hình thức cho vay vừa đảm bảo sự thuận tiện và linh hoạt đối với khách hàng, vừa đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.
- Cấp tín dụng thông qua phƣơng thức tín dụng chứng từ (L/C)
Phát hành L/C cho nhà nhập khẩu đồng nghĩa với việc MB đã tài trợ cho nhà nhập khẩu. Vì bản chất khi đứng ra mở L/C, MB đã cam kết trả tiền cho phía nước ngoài nếu người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C. Có hai loại L/C là L/C trả ngay và L/C trả chậm. Tại MB doanh số L/C trả chậm được tính như một phần trong tổng doanh số bảo lãnh ngân hàng nghĩa là MB coi L/C trả chậm như một hình thức bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên giữa L/C trả chậm và bảo lãnh ngân hàng có những điểm khác nhau cơ bản: trong L/C trả chậm nếu người xuất khẩu thông
qua Ngân hàng thông báo xuất trình tới MB bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của L/C, MB phải có trách nhiệm chấp nhận thanh toán cho L/C đó không phụ thuộc vào việc nhà nhập khẩu có thanh toán cho ngân hàng hay không. Ở đây trách nhiệm của Ngân hàng là trách nhiệm đầu tiên (primary liability). Còn trong các nghiệp vụ bảo lãnh, MB chỉ thực hiện những cam kết trong bảo lãnh nếu như nhà nhập khẩu không thực hiện được trách nhiệm của họ. Tức là trong nghiệp vụ bảo lãnh trách nhiệm của ngân hàng là trách nhiệm thứ hai (secondary liability). Bởi vậy nếu xếp L/C trả chậm vào nghiệp vụ bảo lãnh thì trong nghiệp vụ này có thể chia thành hai giai đoạn tài trợ: giai đoạn thứ nhất tính từ khi ngân hàng mở L/C trả chậm cho đến ngày xuất trình chứng từ, giai đoạn thứ hai tính từ ngày MB nhận được bộ chứng từ xuất trình cho tới ngày trả tiển L/C. Giai đoạn thứ hai có thể coi là hình thức bảo lãnh việc thanh toán thuộc L/C trả chậm (đến thời hạn trả tiền mà nhà nhập khẩu không trả được tiền, MB sẽ đứng ra thanh toán – thực hiện secondary liability).
Trong khâu tiếp nhận, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ và trả tiền: nhận được chứng từ giao hàng từ ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên kiểm tra nội dung chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì thực hiện trả tiền và giao chứng từ cho khách hàng. Nếu chứng từ không phù hợp với các điều kiện điều khoản của L/C thanh toán viên báo ngay cho người mua những điểm không phù hợp, yêu cầu người mua trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của MB phải có ý kiến bằng văn bản về bộ chứng từ đó. Đồng thời điện báo cho ngân hàng chuyển chứng từ về những điểm không phù hợp. Nếu người mua chấp nhận thanh toán một phần, MB phải thông báo ngay cho ngân hàng chuyển chứng từ và ghi rõ “ chúng tôi đang giữ chứng từ và chờ sự định đoạt của các ngài”.
Trường hợp nhà nhập khẩu yêu cầu MB phát hành bảo lãnh nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn để nhận hàng nhập khẩu L/C, nhà nhập khẩu phải có yêu cầu bằng văn bản và cam kết trả tiền kể cả khi nhận chứng từ không phù hợp.
Thu lãi từ hoạt động cấp tín dụng thông qua phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng thu lãi từ hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu (chiếm 38%, đạt 146 tỷ đồng), chiếm 15% tổng thu lãi từ hoạt động cho vay của MB. Bên cạnh việc thu lãi từ hoạt đông cấp tín dụng thông qua phương thức tín dụng chứng từ, MB còn thu được phí từ hoạt động thanh toán quốc tế, chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ. Về tình hình tài trợ qua mở L/C nhập khẩu có thể xem xét qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Biến động doanh số thanh toán L/C
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng trƣởng (%)
2009 2010 2011 2012 10/09 11/10 12/11