Doanh số cho vay bằng chiết khấu hối phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 77 - 79)

Đơn vị tính: tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng trƣởng (%)

2009 2010 2011 2012 10/09 11/10 12/11

Doanh số chiết khấu 68 76 91 143 12 20 56

Doanh số thu nợ 34 29 36 53 -16 25 49

Dư nợ 35 41 49 76 16 20 55

Nguồn: Báo cáo cho vay và thanh toán quốc tế của MB từ năm 2009 đến năm 2012[8]

Dư nợ chiết khấu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu tại MB. Đến ngày 31/12/2012 dư nợ tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh lần lượt là 36 tỷ đồng và 40 tỷ đồng, không có nợ quá hạn. Do thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu ở Thành phố Hồ Chí Minh sôi động hơn và nhu cầu đối với hình thức này cao hơn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho kinh doanh đã làm cho dư nợ chiết khấu ở Hồ Chí Minh nhỉnh hơn so với ở Hà Nội.

Thu lãi từ hoạt động chiết khấu hối phiếu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng thu từ hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu (chiếm 5%, năm 2012 đạt 19 tỷ đồng).

Trong thời gian vừa qua hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tình hình thiếu nguyên liệu trong việc sản xuất hàng xuất khẩu thủy hải sản như cá basa, tôm, vốn là những sản phẩm thế mạnh trong xuất khẩu của Việt Nam. Điều này ảnh hưởng đến doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua MB tăng không đáng kể, thị phần thanh toán hàng xuất khẩu chỉ là một con số nhỏ so với các ngân hàng quốc doanh. Tổng doanh số thanh toán hàng xuất qua MB tăng chủ yếu là do có sự tăng đáng kể về doanh số chuyển tiền đến thanh toán hàng xuất. Sự thay đổi phương thức thanh toán chuyển tiền tăng và giảm tín dụng chứng từ xuất phát từ các lý do sau: thứ nhất, nhà xuất khẩu Việt Nam đã tạo lập được quan hệ tin cậy với người mua, chuyển sang phương thức chuyển tiền vừa đơn giản nhanh chóng lại giảm được phí ngân hàng; thứ hai là do cạnh tranh bởi các đối thủ trong khu vực để bán được

hàng nhà xuất khẩu buộc phải chấp nhận thanh toán chuyển tiền, khi chuyển từ thanh toán L/C sang nghiệp vụ chuyển tiền có hạn chế làm cho quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng đơn giản chỉ ở giai đoạn cuối của giao dịch thương mại, khó có thể áp dụng những dịch vụ mang lại lợi ích cho cả hai bên như tài trợ xuất hàng, dịch vụ tín dụng và chiết khấu bộ chứng từ.

Chắc chắn trong tương lai cùng với sự phát triển của ngoại thương Việt Nam, kinh nghiệm và thực tế của các doanh nghiệp xuất khẩu được nâng cao, MB có thể xem xét áp dụng các biện pháp hữu hiệu để tăng cường hình thức tín dụng này. Ngân hàng có thể dựa trên lãi suất chiết khấu chứng từ và tỷ giá mua ngoại tệ để cạnh tranh với những ngân hàng thương mại khác.

- Bảo lãnh ngân hàng.

Hoạt động bảo lãnh ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của ngân hàng, đặc biệt là đối với khách hàng và ngân hàng nước ngoài. Nhận thức được điều này, MB đã từng bước phát triển mọi mặt về các hoạt động thanh toán, thực hiện tuyệt đối đối với các bảo lãnh mà mình đã cam kết, bên cạnh đó hiện đại hóa công nghệ thông tin cũng rất được ngân hàng chú trọng.

Hoạt động kinh doanh của MB gặt hái được những thành công trong những năm qua đã nâng cao uy tín của MB về cả đối nội lẫn đối ngoại. Do đó thu hút được khá nhiều khách hàng bảo lãnh thanh toán. Tuy vậy, do quy mô hoạt động còn nhỏ, vì vậy dư nợ bảo lãnh thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng không lớn (so với bảo lãnh thanh toán trong nước). Thu nhập từ hoạt động này tại MB chiếm khoảng 14% tổng thu lãi tài trợ xuất nhập khẩu (năm 2012 đạt 54 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)