CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XNK CỦA NHTM
1.3.1. Chủ trƣơng, chính sách phát triển, kinh tế xã hội của nhà nƣớc
Các hoạt động kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng đều chịu tác động rất lớn bởi các chính sách chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước.
-Về mặt tích cực: chính sách vĩ mô của Nhà nước có thể tạo điều kiện cho vay xuất nhập khẩu của ngân hàng được mở rộng và phát triển. Nếu Nhà nước dùng chính
sách tiền tệ mở rộng (tăng lượng cung tiền trong nền kinh tế) thì ngân hàng thương mại được cấp thêm vốn dự trữ, khả năng cho vay của ngân hàng gia tăng. Các ngân hàng có thể có chính sách cho vay tự do hơn. Chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất thực dương luôn là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra theo hình thức cho vay bằng ngoại tệ. Vì vậy nếu Nhà nước cho phép tập trung ngoại tệ vào ngân hàng, quản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ thì ngân hàng sẽ có nhiều nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập máy móc, thiết bị, nguyên liệu của nhà nhập khẩu.
-Về mặt tiêu cực: chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có thể gây ra nhiều rủi ro hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng. Nếu Nhà nước không có chiến lược hướng về xuất khẩu thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất hạn chế. Từ đó dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ ít đi, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm xuống. Khi Nhà nước áp đặt một hàng rào thuế quan, phi thuế quan thì nó sẽ dẫn đến tăng giá của một số loại hàng nhập khẩu, lượng hàng nhập khẩu giảm dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm.
Ngoài ra, việc thay đổi nhỏ trong chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng tác động không ít đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng. Môi trường pháp lý không ổn định, cơ chế chính sách hay thay đổi làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Đây chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại.