Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 48)

Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc là cung cấp hỗ trợ, tài trợ chính sách cho xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm cơ khí, điện tử và các trang thiết bị đồng bộ, các sản phẩm kỹ thuật cao và thúc đẩy sự hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa Trung Quốc với bên ngoài. Các hình thức tín dụng của ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc gồm có:

- Tín dụng xuất nhập khẩu dành cho ngƣời bán

Tín dụng dành cho các mặt hàng thiết bị, mặt hàng tàu biển, mặt hàng công nghệ cao, mặt hàng điện tử và cơ khí thông dụng.

Các khoản vay dành cho các hợp đồng xây dựng nước ngoài: điều kiện để được cung cấp là doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu có giá trị từ 1 triệu USD trở lên với mức đặt cọc không dưới 15%, mang lại lợi nhuận kinh tế, nhà thầu phải có giấy phép và có năng lực thực hiện các công việc đã nhận, tính ổn định của các nước chủ nhà, thanh toán trả chậm phải có bảo lãnh.

- Tín dụng xuất nhập khẩu dành cho ngƣời mua

Nghiệp vụ này nhằm mục đích kích thích xuất khẩu hàng hóa và vốn của Trung Quốc ra nước ngoài. Người vay là bên mua, ngân hàng của bên mua. Phạm vi cho vay là bên vay dùng tiền vay để mua các sản phẩm cơ điện, thiết bị đồng bộ và các sản phẩm dịch vụ kỹ thuật cao của Trung Quốc, chủ yếu là cho vay trung, dài hạn.

1.6.1.3. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng Mỹ

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ, hoạt động ngoại thương cũng phát triển lớn mạnh trong thời gian qua. Để khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu và tạo công ăn việc làm, Chính phủ Mỹ đã cho thành lập các ngân hàng chuyên doanh xuất nhập khẩu nhằm hỗ trợ hàng hóa xuất nhập khẩu của Mỹ trên phạm vi toàn quốc.

Hoạt động của các ngân hàng này không nhằm mục đích cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác mà chỉ tập trung vào những lĩnh vực nhiều rủi ro mà các ngân hàng đó không hoạt động. Qua đó, cung cấp các khoản tín dụng cho các nhà nhập khẩu tư nhân hay tổ chức nước ngoài đáng tin cậy khi mà các khoản vay tư nhân không có. Để có được sự giúp đỡ này thì các sản phẩm hay dịch vụ của các tổ chức này phải có ít nhất là 50% hàm lượng nội địa Mỹ và không làm thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ. Phần lớn các dịch vụ tài chính của các ngân hàng này cung cấp cho các công ty đa

quốc gia, còn những doanh nghiệp nhỏ chiếm khoảng 12-15% tổng khối lượng cung cấp tài chính của ngân hàng, có bốn loại hình dịch vụ chính:

- Bảo lãnh vốn lƣu động

Dịch vụ này cho phép các ngân hàng cấp tài trợ cho nhà xuất khẩu để gom hàng hoặc sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng như tài trợ các khoản phải thu ngắn hạn của những người này. Trong trường hợp nhà xuất khẩu không thực hiện thanh toán nợ vay được bảo lãnh (thông thường 90% khoản nợ vay) thì ngân hàng chuyên doanh xuất nhập khẩu sẽ thực hiện bồi hoàn cho ngân hàng tài trợ phần giá trị nợ vay được bảo lãnh.

- Bảo hiểm tín dụng

Dịch vụ này nhằm giúp cho nhà xuất khẩu Mỹ mở rộng và phát triển ra nước ngoài thông qua bảo hiểm cho họ trước các khoản thu lỗ trong trường hợp người mua hay con nợ nước ngoài bị vỡ nợ vì các lý do chính trị hay thương mại. Thông qua hợp đồng bảo hiểm, người xuất khẩu có thể dễ dàng tìm các khoản hỗ trợ về tài chính cho xuất khẩu, bởi các khoản tiền thu từ hợp đồng này có thể đem chuyển nhượng như một khoản ký quỹ cho các tổ chức tài chính miễn là được sự chấp nhận trước của ngân hàng chuyên doanh xuất nhập khẩu.

- Bảo lãnh cho các khoản vay thƣơng mại

Ngân hàng bảo lãnh cho các khoản vay thương mại của người mua nước ngoài khi họ mua hàng hóa hoặc dịch vụ của Mỹ lên đến 100% giá trị gốc và lãi trong trường hợp không thanh toán được do rủi ro chính trị hậu thương mại.

- Cho vay trực tiếp đối với nhà nhập khẩu nƣớc ngoài

Các khoản vay với lãi suất cố định trực tiếp cho nhà nhập khẩu nước ngoài để giúp cho các nhà xuất khẩu Mỹ có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp nước ngoài. Ngân hàng sẽ xem xét cho khách hàng nước ngoài đáng tin cậy và phải có sự bảo lãnh của Chính phủ hoặc của một ngân hàng khác, giá trị của khoản vay tới 85% giá trị của hợp đồng cung ứng hàng hóa từ Mỹ và lãi suất là cố định.

Sự hỗ trợ của ngân hàng nhằm mục đích trợ giúp trong trường hợp rủi ro chính trị hay thương mại nhằm cản trở mục đích cung ứng vốn của tư nhân, hoặc khi cung ứng vốn được sự hỗ trợ của chính phủ khác làm giảm tính cạnh tranh của các nhà xuất khẩu của Mỹ.

1.6.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Xu hướng của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới là sẽ ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh phát triển hơn. Do tình hình chung của ngành ngân hàng hiện nay là giải quyết nợ xấu, đưa nguồn vốn tiếp cận một cách dễ dàng với doanh nghiệp và người dân, nhưng để giải quyết được vấn đề trên phải là một quá trình cố gắng của ngành ngân hàng chứ không thể một sớm một chiều, do đó trong thời gian này các ngân hàng nên chuyển sang đẩy mạnh các mảng dịch vụ trong đó có tài trợ xuất nhập khẩu là một trong những mảng chính yếu để tồn tại và vượt qua giai đoạn khó khăn vì nếu mảng dịch vụ phát triển tốt sẽ giúp bù lại được lợi nhuận sụt giảm của lĩnh vực tín dụng.

Từ thực tiễn hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng tại một số quốc gia trên thế giới, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm có tính chất tham khảo để có thể nghiên cứu vận dụng vào các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam như sau:

Chính phủ các nước đều coi trọng chính sách tài trợ xuất nhập khẩu, nhằm mục địch thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển lâu dài và bền vững. Tài trợ phải mang tính đồng bộ và đầy đủ. Các bên tham gia được tài trợ bằng nhiều hình thức phong phú có dịch vụ kèm theo. Cung cấp các sản phẩm tài trợ theo hình thức gián tiếp để giảm áp lực về vốn tài trợ và đáp ứng yêu cầu về hội nhập của các tổ chức kinh tế thế giới.

Tăng cường hỗ trợ tín dụng cho người mua hàng nước ngoài để thanh toán cho người cung cấp trong nước.

Tiêu chí lựa chọn nhà xuất khẩu được ưu tiên khuyến khích tài trợ, dựa vào kết quả xuất khẩu của chính họ. Theo đó cơ chế hỗ trợ được thực hiện linh hoạt, các sản phẩm được thiết kế, xuất phát từ nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp.

Thành công và hạn chế của các quốc gia trong việc áp dụng chính sách ưu đãi tín dụng là những bài học vô cùng quý giá đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương này, luận văn đã hệ thống hóa có chọn lọc những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, bao gồm những nội dung lý luận tổng quan về tài trợ xuất nhập khẩu của các NHTM như: khái niệm, phân loại, vai trò của hoạt động tài trợ XNK, các nhân tố tác động đến hoạt động tài trợ XNK, nội dung cơ chế hoạt động của tài trợ XNK, những rủi ro trong hoạt động tài trợ XNK, kinh nghiệm tài trợ XNK của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Những vấn đề lý luận đã được đề cập trong chương này là cơ sở để hình thành những cơ sở lý thuyết cần thiết cho quá trình nghiên cứu của luận văn.

CHƢƠNG 2

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI.

2.1. VÀI NÉT SƠ LƢỢC VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI.

2.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội

2.1.1.1. Tổng quan

Với ý tưởng xây dựng một định chế tài chính doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp quân đội trở thành một Ngân hàng TMCP Quân Đội, ngày 04/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân Đội chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng và 25 cán bộ nhân viên.

Các hoạt động chính của Ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cung cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân dựa trên tính chất và khả năng cung ứng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cho phép, thực hiện góp vốn, mua cổ phần, đầu tư trái phiếu và kinh doanh ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Sau 19 năm hoạt động và phát triển, hiện nay vốn cổ phần của Ngân hàng là 10.625.000.000.000 VND với khoảng 5.900 nhân viên. MB có một hội sở chính, 57 chi nhánh, trong đó có 2 chi nhánh ở nước ngoài, 118 phòng giao dich, 4 quỹ tiết kiệm, 2 điểm giao dịch, 5 công ty con và 3 công ty liên kết.

Trong năm 2012, MB đã chuyển đổi thành công mô hình tổ chức theo chiến lược phát triển 2010 – 2015, dẫn đầu trong khối các ngân hàng TMCP (không kể các ngân hàng do nhà nước nắm cổ phần chi phối), dẫn đầu về ROE và khẳng định vị trí chắc chắn trong top 5 ngân hàng thương mại lớn mạnh nhất Việt Nam. Đặc biệt, nếu xét theo quy mô hoạt động, MB đang dẫn đầu lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam ở

nhiều chỉ tiêu, như năng suất lao động, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng huy động, tín dụng, lợi nhuận.

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản một số ngân hàng thƣơng mại năm 2012

Nguồn: Tổng hợp từ website của các Ngân hàng [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16]

Biểu đồ 2.2: Vốn chủ sở hữu một số ngân hàng thƣơng mại năm 2012

Nguồn: Tổng hợp từ website của các Ngân hàng [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16]

Nằm trong top 10 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam, MB đạt tốc độ tăng trưởng khá bền vững, gấp 1,5 đến 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành ngân hàng và đây cũng là mục tiêu chiến lược của MB trong những năm tiếp theo. MB hiện đang cung cấp cho khách hàng hơn 100 sản phẩm cơ bản và quản lý hơn 1,600,000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước.

2.1.1.2. Tỷ lệ dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động

Tỷ lệ dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động là một trong những tỷ lệ an toàn được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ này phản ánh tương đối chính xác tính thanh khoản của ngân hàng thương mại.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ dƣ nợ cho vay và nguồn vốn huy động của MB qua các năm.

Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2012 [7]

Bảng 2.1: Dƣ nợ cho vay, nguồn vốn huy động và tỷ trọng của MB qua các năm.

Đơn vị tính: tỷ đồng.

Năm Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012

Dư nợ cho vay 15,740 29,588 48,797 59,045 74,479

Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư

27,165 39,978 65,741 89,581 117,747

Tỷ trọng (%) 57.9 74 74.2 65.9 63.2

Nguồn:Báo cáo thường niên MB năm 2012 [7]

MB luôn là ngân hàng có tính thanh khoản cao trong hệ thống ngân hàng thương mại qua các năm. Tỷ lệ dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động tuy có tăng trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 tuy nhiên đã giảm qua năm 2011 và tiếp tục giảm trong năm 2012, đây là thời kỳ đầu trong giai đoạn khó khăn của ngành ngân

hàng. Điều này đã làm tăng tính an toàn và khả năng thanh khoản của MB so với các ngân hàng thương mại khác.

2.1.1.3. Về chất lượng tín dụng

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, MB định hướng phát triển tín dụng trên nguyên tắc tăng trưởng hợp lý, có chọn lọc, an toàn, hiệu quả và chất lượng tín dụng được đặt lên hàng đầu. Chủ động xây dựng các chương trình bán hàng phù hợp với chính sách của Ngân hàng Nhà Nước, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tăng cường sự gắn bó, chia sẻ giữa ngân hàng và khách hàng. Tổng dư nợ tín dụng ( bao gồm dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) tại 31/12/2012 là 76,314 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2011.

Với phương châm đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, MB đã rất chú trọng kiểm soát chất lượng nợ, quản trị tốt rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu tại ngày 31/12/2012 là 1.84%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng.

Biểu đồ 2.4: So sánh tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng năm 2012

Nguồn: Tổng hợp từ website của các Ngân hàng [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16]

2.1.1.4. Về lợi nhuận và thu nhập.

Năm 2012, MB đã đạt được nhiều kết quả kinh doanh đáng khích lệ. Lợi nhuận trước thuế toàn ngân hàng đạt 3,090 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với năm 2011. Đây là nỗ lực vượt bậc của MB trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng đều có mức tăng trưởng âm so với năm trước.

Báo cáo tài chính các năm cho thấy phần lớn lợi nhuận thu được của MB đến từ các hoạt động kinh doanh sinh lãi, tuy nhiên cơ cấu thu nhập ngày càng được đa dạng hóa sang nhóm dịch vụ và đầu tư.

Bảng 2.2: Cơ cấu thu nhập năm 2011, 2012 ở MB

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2011 2012

Lãi thuần 5,222 6,603

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 643 733

Lãi/ (lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối - 85 3.656

Lỗ thuần từ đầu tư chứng khoán - 113 - 66.837

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 79.404 67.869

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác 56.641 276.343

Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2012[7]

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ vốn chủ sở hữu bình quân (ROE), lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản bình quân (ROA) năm 2012, mặc dù có sự sụt giảm so với năm 2011, nhưng vẫn ở vị trí dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng cạnh tranh. ROE đạt 27.46%. ROA đạt 1.97%. ESP (lãi cơ bản trên cổ phiếu) đạt 2.457 đồng/ cổ phiếu.

Bảng 2.3: ROE, ROA của MB qua các năm

Đơn vị tính: %

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Lợi nhuận trước thuế/ Vốn CSH bình quân (ROE)

26.61 29.02 28.34 27.46

Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản bình quân (ROA)

2.66 2.56 2.11 1.97

Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2012[7]

2.1.2. Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp

Tại MB, các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp khá phong phú và đa dạng. Danh mục sản phẩm tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp ngày càng được chú trọng và mở rộng với nhiều sản phẩm hơn, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của các doanh nghiệp cụ thể như sau:

2.1.2.1. Bao thanh toán

Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của MB cho Bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã được Bên bán hàng và Bên mua hàng thỏa thuận trong Hợp đồng mua bán hàng hóa.

- Tiện ích đối với Bên bán hàng (khách hàng của MB):

+ Được tài trợ vốn lưu động dựa trên giá trị khoản phải thu ngay sau khi giao hàng.

+ Tăng nguồn vốn lưu động từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chủ động trong việc lập kế hoạch tài chính vì dự đoán được dòng tiền vào;

+ Tăng lợi thế cạnh tranh khi bán hàng theo phương thức trả chậm mà không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)