Nâng cao chất lƣợng thẩm định và đánh giá phƣơng án kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 107 - 114)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

3.2. GIẢI PHÁP ĐỂ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN

3.2.6. Nâng cao chất lƣợng thẩm định và đánh giá phƣơng án kinh doanh

Trong công tác cho vay, 3 khâu tác nghiệp quan trọng nhân viên ngân hàng cần phải thực hiện đó là: kiểm soát trước, kiểm soát trong, kiểm soát sau khi cho vay. Trong đó, kiểm soát trước khi cho vay (thẩm định khách hàng và đánh giá phương án kinh doanh) là yêu cầu quan trọng nhất và nó quyết định đến chất lượng của khoản vay cũng như việc đảm bảo an toàn tín dụng cho Ngân hàng.

Trong công tác kiểm soát trước khi cho vay, các bộ tín dụng Ngân hàng cần nghiên cứu chi tiết 6 khía cạnh của người vay (6C).

Thứ nhất, tư cách người vay (Charater): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng

người vay xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí, nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn. Cán bộ tín dụng buộc phải nắm vững được mục đích xin vay của khách hàng. Thậm chí, mục đích xin vay là tốt song cán bộ tín dụng cũng cần xác định rõ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, trả lời câu hỏi trung thực, có thiện chí và nỗ lực hết sức để hoàn trả nợ vay khi đến hạn. Nếu phát hiện người vay giả dối trong kế hoạch sử dụng vốn và trả nợ như đã thoả thuận thì cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay, nếu không sẽ gây rủi ro tín dụng.

Thứ hai, năng lực của người vay (Capacity): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn

rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Trường hợp là công ty vay vốn thì người đứng ra ký kết hợp đồng là người đại diện của công ty (ghi rõ trong điều lệ công ty) hoặc người được uỷ quyền theo đúng quy định của pháp luật

Thứ ba, Thu nhập của người vay (Cash): Tiêu chí thu nhập của người vay cần

tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra tiền đủ trả nợ? Nhìn chung, người vay có ba khả năng tạo ra tiền: luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập; tiền bán từ thanh lý tài sản, tiền từ phát hành chứng khoán. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng cần xem xét ưu tiên khả năng thu hồi nợ từ nguồn thu thứ nhất, đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản trả nợ ngân hàng. Điều quan trọng là cán bộ tín dụng phải đánh giá luồng tiền của khách hàng thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi như sau: thu nhập hay doanh thu có mức tăng trưởng cao trong quá khứ là rõ ràng và chắc chắn? Liệu mức tăng trưởng cao này có duy trì để đảm bảo trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng hay không?

Thứ tư, Đảm bảo tiền vay (Collateral): Khi đánh giá khía cạnh đảm bảo tiền

chất lượng để hỗ trợ việc trả nợ ngân hàng? Cán bộ tín dụng cần chú ý đến những yếu tố khá nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện và mức độ chuyên dụng của tài sản người vay.

Thứ năm, Các điều kiện (Conditions): Cán bộ tín dụng và nhà phân tích tín dụng

phải biết xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng. Để đánh giá các xu hướng ngành và điều kiện kinh tế ảnh hưỏng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, ngân hàng phải duy trì các file dữ liệu thông tin bao gồm mẫu báo cáo liên quan, các tạp chí, các báo cáo nghiên cứu.

Thứ sáu, Kiểm soát (Control): Cán bộ tín dụng cần tập trung vào những vấn đề

như: các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng?

Để nâng cao chất lượng thẩm định, MB cần nghiên cứu phương pháp thẩm định khách hàng thông qua bảng điểm tín dụng. Những tiện ích của việc sử dụng bảng điểm tín dụng là:

- Giảm chi phí và tiết kiệm thời gian quyết định cho vay.

- Cung cấp được nhiều khoản vay có chất lượng hơn cho khách hàng, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Kiểm soát rủi ro có hiệu quả hơn.

- Thu hẹp những chênh lệch có yếu tố con người khi quyết định cho vay.

- Tập trung thời gian vào việc thẩm định các khoản vay lớn và những khoản vay có vấn đề.

3.2.7 Thực hiện tốt công tác đảm bảo tiền vay

Mặc dù công tác đảm bảo tiền vay chỉ được ưu tiên sau các công tác đánh giá khách hàng và thẩm định phương án kinh doanh của khách hàng song đây là biện pháp đảm bảo tiền vay cuối cùng, nó cho phép các NHTM chống đỡ một phần khi gặp phải

rủi o. Tình hình thực tế đảm bảo tiền vay tịa MB cho thấy Ngân hàng nên áp dụng một số biện pháp sau :

- Thực hiện phương án có tài sản đảm bảo cho mọi khoản vay kể cả việc đảm bảo bằng các tài sản hình thành từ vốn vay, các quyền đòi nợ…

- Chỉ nhận cầm cố, thế chấp các tài sản có tính khả mại cao.

- Mặc dù không có quy định về tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo nhưng ngân hàng nên nhất quán thực hiện mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản đảm bảo.

- Các hợp đồng thế chấp và cầm cố tài sản nên thực hiện đầy đủ tại các phòng công chứng nhà nước để đảm bảo đầy đủ tính pháp lý và tiến hành đầy đủ việc đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Thực hiện nghiêm chỉnh việc trích lập dự phòng rủi ro để tạo lập quỹ dự phòng rủi ro.

3.2.8 Tăng cƣờng có hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra kiểm soát cho vay cần phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời và trở thành một trong những hoạt động cơ bản của công tác kiểm tra, kiểm soát theo hướng:

- Phòng kiểm soát liên tục giám sát việc cân đối vốn sao cho kết thúc ngày làm việc, Ngân hàng luôn phải duy trì cho ngày làm việc tiếp theo tỷ lệ tối thiểu 1:1 giữa tài sản “có” thể thanh toán ngay so với loại tài sản “nợ” phải thanh toán ngay.

- Kiểm tra duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tài sản “có”, kể cả các cam kết ngoại bảng, được điều chỉnh theo mức độ rủi ro.

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát chứng từ, kiểm tra chéo trước khi giải ngân cho khách hàng vay vốn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ thực tiễn hoạt động tài trợ XNK trong những năm qua tại MB, xuất phát từ định hướng phát triển hoạt động này trong những năm tới, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt đông tài trợ XNK tại MB trong các năm tiếp theo. Các giải pháp nhằm hướng tới giải quyết các vấn đề như: vốn, đa dạng hóa các loại hình tài trợ XNK, tăng cường hoạt động kinh doanh đối ngoại, xây dựng các chiến lược kinh doanh, hoàn thiện và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, chất lượng thẩm định và đánh giá phương án kinh doanh, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ,… Ngoài các giải pháp đối với MB, luận văn cũng đã đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho các giải pháp mang tính khả thi.

chuyển tải những lý luận cơ bản có chọn lọc về tài trợ XNK của NHTM, bao gồm những vấn đề chủ yếu nhƣ: khái niệm, phân loại tài trợ XNK, vai trò, các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tài trợ XNK, những rủi ro trong hoạt động tài trợ XNK và bài học kinh nghiệm từ một số nƣớc trên thế giới,… Những nội dung lý thuyết đã đƣợc trình bày một các cô đọng, với mục đích tạo nên tảng lý luận cần thiết phục vụ quá trình phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng nhƣ việc tìm kiếm các giải pháp thích hợp để mở rộng hoạt động này.

Chƣơng 2, luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ XNK trong khoảng thời gian 4 năm từ năm 2009 đến 2012 của MB. Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đã cố gắng rút ra đƣợc một số nhận xét về kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những vấn đề tồn tại trong hoạt động tài trợ XNK tại MB. Đồng thờu cũng đã chỉ ra đƣợc một số nguyên nhân, bao gồm cả khách quan và chủ quan.

Chƣơng 3, từ những thực trạng đƣợc phân tích, đánh giá ở chƣơng 2 luận văn đã cố gắng đề xuất một số giải pháp với MB, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ XNK tại MB trong thời gian tới. Đồng thời luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với cơ quan Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm mục đích hỗ trợ, định hƣớng cho hoạt động tài trợ XNK của các NHTM nói chung và MB nói riêng ngày càng phát triển.

Với sự nhiệt tình hƣớng dẫn của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học NGND.; GVCC.; TS. Nguyễn Văn Hà cùng sự hỗ trợ, giúp đỡ của Ban Lãnh Đạo và các Anh/Chị đồng nghiệp MB đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành khóa học. Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến

1. PGS.;TS. Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê.

2. GS.; TS. Lê Văn Tƣ (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế, Nhà xuất bản Thanh niên.

3. Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân Đội (2013), Chúng tôi là MB, Nhà xuất bản Hồng Đức.

4. Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân Đội (2009), Báo cáo thương niên năm 2009.

5. Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân Đội (2010), Báo cáo thương niên năm 2010.

6. Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân Đội (2011), Báo cáo thương niên năm 2011.

7. Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân Đội (2012), Báo cáo thương niên năm 2012.

8. Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân Đội, Báo cáo cho vay và thanh toán quốc tế năm 2009, 2010, 2011, 2012.

Website tham khảo:

9. http://www.mbbank.com.vn 10.http://www.eximbank.com.vn 11.http://www.acb.com.vn 12.http://www.techcombank.com.vn 13.http://www.sacombank.com.vn 14.http://www.bidv.com.vn 15.http://www.vietinbank.com.vn 16.http://www.vietcombank.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 107 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)