Đây là những rủi ro phát sinh từ sự thiếu xót, sai lêch số liệu xảy ra trong quá trình tác nghiệp của nhân viên ngân hàng như: xác định sai nhu cầu vốn, năng lực tài chính của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo… hay sai xót của hệ thống phần mềm ngân hàng.
Ngoài những rủi ro trên, hoạt đông tài trợ xuất nhập khẩu còn phải đối mặt với những rủi ro khác như:
1.5.3.3. Rủi ro tiềm ẩn từ phương thức thanh toán
- Rủi ro từ phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ: ngân hàng sẽ căn cứ vào hối phiếu để truy đòi nhà nhập khẩu, và chỉ khi nhà nhập khẩu thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để nhận hàng. Phương thức này cũng góp phần hạn chế rủi ro cho nhà xuất khẩu thông qua việc thu hộ của ngân hàng chỉ giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu nhận hàng khi nhà nhập khẩu thực hiên thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
- Rủi ro từ phƣơng thức thanh toán nhờ thu trơn: ngân hàng sẽ căn cứ vào hối phiếu để thực hiện truy đòi đối với nhà nhập khẩu, tuy nhiên nhà nhập khẩu đã nhận hàng và bộ chứng từ nên có thể xảy ra rủi ro nhà nhập khẩu không thực hiện thanh toán hoặc thanh toán chậm.
- Rủi ro từ phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C): phương thức thanh toán này hạn chế tối đa rủi ro cho các bên tham gia nhờ có sự tham gia bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán của các ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro phát sinh khi bộ chứng từ không phù hợp hoặc có sai xót do có tính độc lập của hợp đồng ngoại thương và nội dung của thư tín dụng.
- Rủi ro hối đoái: là những rủi ro phát sinh từ sự biến động bất lợi ngoài dự tính của tỷ giá ngoại tệ và các chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, làm ảnh hưởng đến nguồn thu, khả năng tài chính của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Và đối với các ngân hàng, dù cấp tín dụng hay thu hồi vốn cùng một loại ngoại tệ, nhưng khi có sự biến động bất lợi của tỷ giá tại thời điểm hạch toán thì cũng gây ra những tổn thất về tỷ giá cho ngân hàng.
- Rủi ro mang tính quốc gia: khi giao thương quốc tế, mà hai bên tham gia không có sự am hiểu pháp luật, thông lệ kinh doanh của mỗi quốc gia, có thể sẽ dẫn đến những sai lầm trong thỏa thuận giao dịch thương mại. Ngoài ra, khi có biến cố về tình hình kinh tế - xã hội xảy ra ở một trong các quốc gia của các bên thì sẽ ảnh hưởng đến giao dịch thương mại quốc tế.
1.6. HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
1.6.1. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của một số ngân hàng trên thế giới
Hầu hết các nước trên thế giới đều rất coi trọng hoạt động xuất nhập khẩu và rất sẵn sàng hỗ trợ bằng các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu. Bởi vì:
Thông qua xuất khẩu các nước có thể tận dụng được những lợi thế của quốc gia nhằm thu về những khoản ngoại tệ góp phần vào việc phát triển đất nước.
Thông qua nhập khẩu, nhập máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… mà trong nước không sản xuất được để phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng phù hợp với nhu cầu thị trường.
Nhiều quốc gia đã hình thành các ngân hàng chuyên kinh doanh phục vụ xuất nhập khẩu, thông qua đó áp dụng những biện pháp đặc biệt để hỗ trợ xuất nhập khẩu phát triển, chú trọng vào các ngành xuất nhập khẩu mũi nhọn. Trong từng thời điểm, giai đoạn khác nhau, tùy theo tình hình phát triển kinh tế của mình, mỗi quốc gia có chính sách riêng phù hợp với đặc điểm của từng ngành kinh tế để nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của quốc gia mình.
1.6.1.1. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng Thái Lan
Các dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu ở Thái Lan chủ yếu chia thành các loại sau: tài trợ trung dài hạn, tài trợ ngắn hạn, các chính sách tài trợ đặc biệt bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, thương lượng cổ phiếu xuất khẩu, dịch vụ tư vấn.
- Tài trợ trung và dài hạn
Tài trợ cho mở rộng hoạt động kinh doanh, các khoản vay nhằm mở rộng khả năng sản xuất của các nhà xuất khẩu như mở một nhà máy, mua thêm máy móc thiết bị, đầu tư vào các tài sản cố định khác hoặc các dự án sản xuất nội địa. Đối tượng là các nhà sản xuất hướng về xuất khẩu, doanh thu là ngoại tệ. Thời hạn vay từ 2 đến 5 năm.
Tín dụng dành cho người mua hoặc tín dụng dành cho người bán: mục đích của tín dụng này là nâng cao tính cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Thái Lan. Thời hạn thường lên tới 7 năm tùy thuộc vào loại dự án hoặc thời gian còn lại của vốn hàng hóa.
Tài trợ hoặc đầu tư quốc tế: khoản vay cho các công ty có các dự án đầu tư quốc tế với các cổ đông Thái Lan hoặc cho các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào các dự án quốc tế.
- Tài trợ ngắn hạn
+ Tài trợ trước khi giao hàng: hình thức tín dụng quay vòng hạn mức cho vay
bằng đồng Baht và các đồng ngoại tệ chủ yếu khác. Các ngoại tệ được sử dụng cấp trực tiếp cho các nhà xuất khẩu với mọi loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tài chính trước khi giao hàng.
+ Tài trợ sau khi giao hàng: gồm có hỗ trợ miễn truy đòi với hỗ trợ có truy đòi.
+ Hỗ trợ xuất khẩu trọn gói: dành cho các nhà xuất khẩu mới hoạt động hoặc có
quy mô nhỏ dưới hình thức tài trợ trước khi giao hàng. Nếu có sự bảo lãnh cá nhân của người đứng đầu thì các nhà xuất khẩu có thể được cấp khản tín dụng với hạn mức lớn.
+ Tài trợ cho các hoạt động tái xuất khẩu: hỗ trợ hoạt động nhập khẩu hàng hóa
từ các nhà cung cấp từ một quốc gia để tái xuất khẩu tới người mua ở một quốc gia khác, mục tiêu của hình thức này là hỗ trợ để Thái Lan trở thành một trung tâm thương mại tiềm năng trong khu vực.
- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
+ Bảo hiểm với thanh toán bằng L/C ngắn hạn: chính sách này được đưa ra đối
với nhà xuất khẩu theo hình thức thanh toán bằng L/C không hủy ngang, phát hành bởi các ngân hàng nhỏ.
+ Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn: tỷ lệ bảo hiểm giai đoạn trước
khi giao hàng là 70% tổn thất thực về hàng hóa và chi phí xảy ra trong quá trình sản xuất. Giai đoạn sau khi giao hàng là 90% tổn thất thực tế theo giá trị hóa đơn đã giao.
1.6.1.2. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng Trung Quốc
Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc là cung cấp hỗ trợ, tài trợ chính sách cho xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm cơ khí, điện tử và các trang thiết bị đồng bộ, các sản phẩm kỹ thuật cao và thúc đẩy sự hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa Trung Quốc với bên ngoài. Các hình thức tín dụng của ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc gồm có:
- Tín dụng xuất nhập khẩu dành cho ngƣời bán
Tín dụng dành cho các mặt hàng thiết bị, mặt hàng tàu biển, mặt hàng công nghệ cao, mặt hàng điện tử và cơ khí thông dụng.
Các khoản vay dành cho các hợp đồng xây dựng nước ngoài: điều kiện để được cung cấp là doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu có giá trị từ 1 triệu USD trở lên với mức đặt cọc không dưới 15%, mang lại lợi nhuận kinh tế, nhà thầu phải có giấy phép và có năng lực thực hiện các công việc đã nhận, tính ổn định của các nước chủ nhà, thanh toán trả chậm phải có bảo lãnh.
- Tín dụng xuất nhập khẩu dành cho ngƣời mua
Nghiệp vụ này nhằm mục đích kích thích xuất khẩu hàng hóa và vốn của Trung Quốc ra nước ngoài. Người vay là bên mua, ngân hàng của bên mua. Phạm vi cho vay là bên vay dùng tiền vay để mua các sản phẩm cơ điện, thiết bị đồng bộ và các sản phẩm dịch vụ kỹ thuật cao của Trung Quốc, chủ yếu là cho vay trung, dài hạn.
1.6.1.3. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng Mỹ
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ, hoạt động ngoại thương cũng phát triển lớn mạnh trong thời gian qua. Để khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu và tạo công ăn việc làm, Chính phủ Mỹ đã cho thành lập các ngân hàng chuyên doanh xuất nhập khẩu nhằm hỗ trợ hàng hóa xuất nhập khẩu của Mỹ trên phạm vi toàn quốc.
Hoạt động của các ngân hàng này không nhằm mục đích cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác mà chỉ tập trung vào những lĩnh vực nhiều rủi ro mà các ngân hàng đó không hoạt động. Qua đó, cung cấp các khoản tín dụng cho các nhà nhập khẩu tư nhân hay tổ chức nước ngoài đáng tin cậy khi mà các khoản vay tư nhân không có. Để có được sự giúp đỡ này thì các sản phẩm hay dịch vụ của các tổ chức này phải có ít nhất là 50% hàm lượng nội địa Mỹ và không làm thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ. Phần lớn các dịch vụ tài chính của các ngân hàng này cung cấp cho các công ty đa
quốc gia, còn những doanh nghiệp nhỏ chiếm khoảng 12-15% tổng khối lượng cung cấp tài chính của ngân hàng, có bốn loại hình dịch vụ chính:
- Bảo lãnh vốn lƣu động
Dịch vụ này cho phép các ngân hàng cấp tài trợ cho nhà xuất khẩu để gom hàng hoặc sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng như tài trợ các khoản phải thu ngắn hạn của những người này. Trong trường hợp nhà xuất khẩu không thực hiện thanh toán nợ vay được bảo lãnh (thông thường 90% khoản nợ vay) thì ngân hàng chuyên doanh xuất nhập khẩu sẽ thực hiện bồi hoàn cho ngân hàng tài trợ phần giá trị nợ vay được bảo lãnh.
- Bảo hiểm tín dụng
Dịch vụ này nhằm giúp cho nhà xuất khẩu Mỹ mở rộng và phát triển ra nước ngoài thông qua bảo hiểm cho họ trước các khoản thu lỗ trong trường hợp người mua hay con nợ nước ngoài bị vỡ nợ vì các lý do chính trị hay thương mại. Thông qua hợp đồng bảo hiểm, người xuất khẩu có thể dễ dàng tìm các khoản hỗ trợ về tài chính cho xuất khẩu, bởi các khoản tiền thu từ hợp đồng này có thể đem chuyển nhượng như một khoản ký quỹ cho các tổ chức tài chính miễn là được sự chấp nhận trước của ngân hàng chuyên doanh xuất nhập khẩu.
- Bảo lãnh cho các khoản vay thƣơng mại
Ngân hàng bảo lãnh cho các khoản vay thương mại của người mua nước ngoài khi họ mua hàng hóa hoặc dịch vụ của Mỹ lên đến 100% giá trị gốc và lãi trong trường hợp không thanh toán được do rủi ro chính trị hậu thương mại.
- Cho vay trực tiếp đối với nhà nhập khẩu nƣớc ngoài
Các khoản vay với lãi suất cố định trực tiếp cho nhà nhập khẩu nước ngoài để giúp cho các nhà xuất khẩu Mỹ có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp nước ngoài. Ngân hàng sẽ xem xét cho khách hàng nước ngoài đáng tin cậy và phải có sự bảo lãnh của Chính phủ hoặc của một ngân hàng khác, giá trị của khoản vay tới 85% giá trị của hợp đồng cung ứng hàng hóa từ Mỹ và lãi suất là cố định.
Sự hỗ trợ của ngân hàng nhằm mục đích trợ giúp trong trường hợp rủi ro chính trị hay thương mại nhằm cản trở mục đích cung ứng vốn của tư nhân, hoặc khi cung ứng vốn được sự hỗ trợ của chính phủ khác làm giảm tính cạnh tranh của các nhà xuất khẩu của Mỹ.
1.6.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Xu hướng của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới là sẽ ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh phát triển hơn. Do tình hình chung của ngành ngân hàng hiện nay là giải quyết nợ xấu, đưa nguồn vốn tiếp cận một cách dễ dàng với doanh nghiệp và người dân, nhưng để giải quyết được vấn đề trên phải là một quá trình cố gắng của ngành ngân hàng chứ không thể một sớm một chiều, do đó trong thời gian này các ngân hàng nên chuyển sang đẩy mạnh các mảng dịch vụ trong đó có tài trợ xuất nhập khẩu là một trong những mảng chính yếu để tồn tại và vượt qua giai đoạn khó khăn vì nếu mảng dịch vụ phát triển tốt sẽ giúp bù lại được lợi nhuận sụt giảm của lĩnh vực tín dụng.
Từ thực tiễn hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng tại một số quốc gia trên thế giới, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm có tính chất tham khảo để có thể nghiên cứu vận dụng vào các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam như sau:
Chính phủ các nước đều coi trọng chính sách tài trợ xuất nhập khẩu, nhằm mục địch thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển lâu dài và bền vững. Tài trợ phải mang tính đồng bộ và đầy đủ. Các bên tham gia được tài trợ bằng nhiều hình thức phong phú có dịch vụ kèm theo. Cung cấp các sản phẩm tài trợ theo hình thức gián tiếp để giảm áp lực về vốn tài trợ và đáp ứng yêu cầu về hội nhập của các tổ chức kinh tế thế giới.
Tăng cường hỗ trợ tín dụng cho người mua hàng nước ngoài để thanh toán cho người cung cấp trong nước.
Tiêu chí lựa chọn nhà xuất khẩu được ưu tiên khuyến khích tài trợ, dựa vào kết quả xuất khẩu của chính họ. Theo đó cơ chế hỗ trợ được thực hiện linh hoạt, các sản phẩm được thiết kế, xuất phát từ nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp.
Thành công và hạn chế của các quốc gia trong việc áp dụng chính sách ưu đãi tín dụng là những bài học vô cùng quý giá đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương này, luận văn đã hệ thống hóa có chọn lọc những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, bao gồm những nội dung lý luận tổng quan về tài trợ xuất nhập khẩu của các NHTM như: khái niệm, phân loại, vai trò của hoạt động tài trợ XNK, các nhân tố tác động đến hoạt động tài trợ XNK, nội dung cơ chế hoạt động của tài trợ XNK, những rủi ro trong hoạt động tài trợ XNK, kinh nghiệm tài trợ XNK của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Những vấn đề lý luận đã được đề cập trong chương này là cơ sở để hình thành những cơ sở lý thuyết cần thiết cho quá trình nghiên cứu của luận văn.
CHƢƠNG 2
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI.
2.1. VÀI NÉT SƠ LƢỢC VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI.
2.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội
2.1.1.1. Tổng quan
Với ý tưởng xây dựng một định chế tài chính doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp quân đội trở thành một Ngân hàng TMCP Quân Đội, ngày 04/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân Đội chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng và 25 cán bộ nhân viên.
Các hoạt động chính của Ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cung cấp tín dụng cho các tổ chức và cá