Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng trƣởng (%)
2009 2010 2011 2012 10/09 11/10 12/11
Doanh số mở L/C 1,511 2,691 3,390 5,221 78 26 54
Doanh số thanh toán L/C 708 1,437 2,256 3,293 103 57 46
Dư nợ cam kết thanh toán L/C
956 1,703 2,146 3,305 78 26 54
Nguồn: Báo cáo cho vay và thanh toán quốc tế của MB từ năm 2009 đến năm 2012[8]
Qua bảng số liệu trên có thể thấy cùng với sự tăng trưởng doanh số mở L/C dư nợ cam kết thanh toán L/C cũng tăng lên. Bằng cam kết thanh toán của mình, MB đã dần nâng cao được uy tín của mình với các ngân hàng nước ngoài cũng như sự tin tưởng của các nhà xuất khẩu nước ngoài. Trong tổng dư nợ cam kết thanh toán L/C trên cam kết L/C trả chậm chiếm tỷ trọng không lớn. Nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm của phương thức thanh toán này vòng quay vốn chậm, hơn nữa nó chỉ phù hợp với một số mặt hàng và thiện chí của nhà xuất khẩu (thường khách hàng ngoại chỉ áp dụng phương thức này cho đối tác truyền thống uy tín và giao dịch với doanh số lớn). Ngoài các đơn vị quốc phòng có nguồn vốn ngân sách cấp kịp thời để thanh toán thì hầu hết các doanh nghiệp phải vay ngân hàng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình. Ở nghiệp vụ này MB chưa gặp phải rủi ro nào nên có thể coi nghiệp vụ này khá an toàn và hiệu quả. Bởi bên cạnh yêu cầu khách hàng phải ký quỹ một tỷ lệ nhất định
trên giá trị L/C tùy theo mức độ tín nhiệm của khách hàng dựa trên quy chế phân loại khách hàng của MB (mức A, AA, B, BB,…) thì MB cũng thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp một cách kỹ lưỡng cũng như kiểm tra năng lực thực tế của khách hàng hoặc yêu cầu có tài sản đảm bảo khác, hoặc cầm cố bằng chính lô hàng nhập khẩu. Ngoài ra, phải kể đến sự hỗ trợ rất lớn của các cán bộ thanh toán quốc tế trong việc cung cấp thông tin khách hàng nước ngoài, phân tích rủi ro tiềm ẩn trong hợp đồng ngoại thương và đơn xin mở L/C của khách hàng. Từ đó đưa ra các cảnh báo hỗ trợ cho các cán bộ tín dụng thẩm định phương án mở L/C của khách hàng.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới mà đặc biệt là việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nhất là kiến thức về pháp luật quốc tế còn non gây khó khăn cho chính họ khi ký kết hợp đồng thương mại (thiếu chặt chẽ, các điều khoản trong hợp đồng bất lợi cho phía các doanh nghiệp Việt Nam… chứa đựng nhiều rủi ro). Với lý do đó mở L/C qua ngân hàng sẽ giảm được rủi ro cho khách hàng hơn sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế khác bởi quy trình thanh toán của L/C chặt chẽ và ràng buộc trách nhiệm các bên tham gia. Vì vậy MB cần mở rộng đối tượng khách hàng, tư vấn bảo vệ cho khách hàng của mình nhằm tránh những tranh chấp trong thương mại quốc tế.
Mặc dù vậy, do hoạt động tập trung chủ yếu vào các khách hàng đặc thù, chỉ mới mở rộng ra các đối tượng khách hàng khác trong những năm gần đây do đó quy mô còn hạn chế nên MB chưa có khả năng mở rộng chi nhánh tại nước ngoài mà chỉ dừng lại ở quạn hệ đại lý vì vậy có nhiều trường hợp các nhà xuất khẩu nước ngoài không tin tưởng và buộc các nhà nhập khẩu Việt Nam muốn mở L/C qua MB phải có được sự bảo lãnh của ngân hàng có tên tuổi trên thế giới. Đây cung là tình hình chung của một số ngân hàng thương mại Việt Nam, ngoại trừ một vài ngân hàng quốc doanh lớn. Như vậy MB phải chuyển toàn bộ hoặc một phần (thường phải trên 70% giá trị L/C) để ký quỹ tại ngân hàng mà người xuất khẩu yêu cầu. Trong trường hợp này MB không phải là ngân hàng bảo lãnh cho nhà nhập khẩu và tất nhiên uy tín sẽ bị sụt giảm
vì L/C vẫn mở qua MB song ngân hàng nước ngoài ( hoặc chi nhánh tại Việt Nam nhận bảo lãnh) là người sẽ đứng ra thanh toán khi L/C đến hạn. Trong trường hợp này uy tín của MB không chỉ bị giảm sút mà đứng về mặt lợi ích cũng bị giảm do không thu được phần phí thanh toán quốc tế liên quan mà chỉ thu được lãi cho vay, hơn nữa MB cũng gánh chịu toàn bộ rủi ro trong việc thanh toán thay cho ngân hàng xác nhận (L/C xác nhận). Để khắc phục tình trạng này, cùng với uy tín của MB trong quá trình hoạt động MB đã đạt được thỏa thuận về hạn mức xác nhận L/C và tài trợ xuất nhập khẩu đối với một số ngân hàng nước ngoài như: Citibank, Bank of Nova Scotia…., và MB cũng đang tiếp tục đàm phán nhằm nâng cao hạn mức này.
- Chiết khấu hối phiếu và chiết khấu bộ chứng từ.
Chiết khấu hối phiếu và chiết khấu bộ chứng từ là những hình thức tài trợ dành cho nhà xuất khẩu. Trong các nghiệp vụ của MB việc chiết khấu hối phiếu và chiết khấu bộ chứng từ là hai nghiệp vụ khác nhau. Hối phiếu đã chấp nhận được chiết khấu tại MB theo quy định về chiết khấu các chứng từ có giá giống như việc chiết khấu cổ phiếu, công trái… Hình thức chiết khấu hối phiếu nói chung không phổ biến ở nước ta do việc lưu thông hối phiếu chưa được đảm bảo, thị trường chứng khoán chưa thể tạo thuận lợi cho mua bán các chứng từ có giá như hối phiếu. MB chỉ tiến hành chiết khấu những hối phiếu đi kèm bộ chứng từ L/C, hối phiếu đi kèm chứng từ nhờ thu hay nói cách khác MB không chiết khấu hối phiếu không đi kèm bộ chứng từ.
Trong chiết khấu có 2 hình thức chiết khấu là truy đòi và miễn truy đòi. Trên thực tế MB chỉ áp dụng hình thức chiết khấu có truy đòi còn hình thức chiết khấu miễn truy đòi hầu như không áp dụng. Đối với bộ chứng từ chiết khấu truy đòi trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi chứng từ đòi tiền mà không nhận được thông báo trả tiền của ngân hàng nước ngoài, MB sẽ tự động ghi nợ tài khoản của khách hàng. Nếu trên tài khoản của khách hàng không có tiền, trong vòng 7 ngày làm việc MB sẽ chuyển số tiền chiết khấu sang nợ quá hạn (cho vay bắt buộc với lãi suất áp dụng là lãi suất quá hạn) và xử
lý như đối với trường hợp cho vay quá hạn (khách hàng phải cam kết điều này trong đơn yêu cầu chiết khấu).
Về tỷ lệ chiết khấu, MB căn cứ vào sự phù hợp của chứng từ và uy tín của khách hàng cũng như của ngân hàng mở L/C mà có thể chấp nhận chiết khấu tới 98% trị giá đòi tiền (chiết khấu miễn truy đòi đối với L/C trả ngay) hoặc ít hơn hoặc từ chối chiết khấu. Trường hợp MB chiết khấu 100% trị giá bộ chứng từ áp dụng khi bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C, khách hàng có quan hệ tốt, MB chắc chắn thu được tiền và thời gian thu tiền ngắn. Trong trường hợp chứng từ xuất trình có sai xót không nghiêm trọng so với điều khoản L/C, MB căn cứ từng trường hợp có thể xem xét quyết định chiết khấu truy đòi và giá trị chiết khấu trong trường hợp này không vượt quá 70% giá trị bộ chứng từ (đối với L/C trả ngay) và tối đa 50% giá trị bộ chứng từ (đối với L/C trả chậm). Đối với phương thức nhờ thu, chiết khấu bộ chứng từ được thực hiện với những điều kiện giống như chiết khấu truy đòi bộ chứng từ L/C song với tỷ lệ thấp hơn tối đa là 70% bộ chứng từ (đối với nhờ thu kèm chứng từ). Thực tế MB hầu như không áp dụng chiết khấu đối với bộ chứng từ nhờ thu.
Thực tế hiện nay là các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong quan hệ thương mại với các đối tác nước ngoài, nhiều khi ký các hợp đồng với những điều khoản bất lợi dẫn đến hậu quả là không thể lập được bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C hoặc nếu xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng xin chiết khấu thì bộ chứng từ lại không hoàn hảo, rủi ro không thanh toán được là rất cao và MB không chấp nhận chiết khấu. Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện nên MB rất ngại chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất vì sau đó nếu xảy ra tranh chấp sẽ không có luật điều chỉnh quan hệ giữa ngân hàng và nhà xuất khẩu. Trong trường hợp nhà xuất khẩu có nhu cầu cần tài trợ, MB thay vì chiết khấu bộ chứng từ sẽ chuyển sang hình thức cho vay hay tạm ứng cho vay 80% trị giá bộ chứng từ.