VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 28)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

1.2. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

Hoạt động tài trợ có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn rất quan trọng đối với hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế nói chung.

1.2.1. Đối với ngân hàng

Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại là hình thức tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ, đối tượng tài trợ là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác. Giá trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn. Tài trợ của ngân hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là hình thức cho vay mang lại hiệu quả cao, an toàn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh, vì:

- Thời gian tài trợ ngắn hạn gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ. Thời gian thực hiện thương vụ đối với người xuất khẩu là thời gian kể từ lúc gom hàng, xuất đi cho đến lúc nhận được tiền thanh toán của người mua. Đối với người nhập khẩu, thời gian này kể từ lúc nhận hàng tại cảng cho đến khi bán hết hàng và thu tiền về. Kỳ

hạn tài trợ ngắn phù hợp với kỳ hạn huy động vốn của các ngân hàng thường dưới một năm. Điều này giúp ngân hàng tránh được rủi ro về thanh khoản.

- Tài trợ xuất nhập khẩu đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích. Đồng vốn tài trợ gắn liền với thương vụ. Trong nhiều trường hợp, vốn tài trợ được thanh toán thẳng cho bên thứ ba, mà không qua bên xin tài trợ như thanh toán tiền hàng nhập khẩu, thanh toán tiền nguyên vật liệu cho đại lý gom hàng cho người xuất khẩu… Rõ ràng việc làm này tránh được tình trạng người xin tài trợ sử dụng vốn sai mục đích, hạn chế được rủi ro tín dụng.

- Tài trợ xuất nhập khẩu nâng cao tính an toàn cho ngân hàng thông qua việc quản lý thu các nguồn thanh toán. Đối với người xuất khẩu, khi ngân hàng chuyển bộ chứng từ giao hàng để đòi tiền người nhập khẩu nước ngoài đã chỉ định, việc thanh toán tiền hàng phải thông qua tài khoản của người xuất khẩu mở tại ngân hàng. Đối với người nhập khẩu, trong trường hợp có tài trợ, ngân hàng sẽ buộc người nhập khẩu tập trung tiền bán hàng vào tài khoản, mở tại ngân hàng. Do vậy, nguồn thu để trả các khoản tài trợ được ngân hàng quản lý hết sức chặt chẽ, tránh được tình trạng xoay vốn của doanh nghiệp trong thời gian vốn tạm thời nhàn rỗi, dễ xảy ra rủi ro.

- Hiệu quả của ngân hàng trong tài trợ xuất nhập khẩu thể hiện thông qua lãi suất. Có nhiều loại lãi suất trong quá trình tài trợ: lãi cho vay thanh toán, lãi chiết khấu chứng từ, lãi vay bắt buộc (bằng mức lãi suất quá hạn)… Tiền lãi thu cao vì thường giá trị tài trợ ở mức vừa và lớn. Ngoài ra, thông qua tài trợ xuất nhập khẩu, ngân hàng còn mở rộng được các quan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín ngân hàng trên trường quốc tế, đây cũng là hiệu quả khác của ngân hàng thông qua tài trợ xuất nhập khẩu.

1.2.2. Đối với doanh nghiệp

Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng giúp doanh nghiệp thực hiện được những thương vụ lớn: có những thương vụ trong ngoại thương đòi hỏi nguồn vốn rất lớn để thanh toán tiền hàng. Do đặc điểm của vận chuyển hàng hải, các mặt hàng thiết yếu

như phân bón, sắt, thép, bột mì… thường hai bên mua với số lượng nguyên tàu hàng (từ 10.000 đến 20.000 tấn) nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển, thuận lợi trong công tác giao nhận nên kéo theo giá trị lô hàng cũng rất lớn. Trong trường hợp này, vốn lưu động của doanh nghiệp không đủ để chuẩn bị hàng xuất hoặc thanh toán tiền hàng. Tài trợ ngân hàng cho xuất nhập khẩu là giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện được những hợp đồng dạng này.

Trong quá trình đàm phán, thương lượng, ký kết hợp đồng ngoại thương, nếu doanh nghiệp trước đó đã thông qua ngân hàng về việc tài trợ và thanh toán quốc tế, có nghĩa là doanh nghiệp đã xác định được ngân hàng phục vụ mình, thì sẽ tạo lợi thế trong quá trình này. Vì, như đã rõ, hợp đồng ngoại thương được thực hiện thông qua ngân hàng phục vụ người mua và người bán, đã thỏa thuận trước với ngân hàng, nghĩa là doanh nghiệp đã xác định được năng lực thực hiện hợp đồng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thương lượng, đàm phán.

Tài trợ xuất nhập khẩu làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng: thông qua tài trợ của ngân hàng, doanh nghiệp nhận được vốn để thực hiện thương vụ. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp thu mua hàng đúng thời vụ, gia công chế biến và giao hàng đúng thời điểm. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu,vốn tài trợ của ngân hàng giúp doanh nghiệp mua được những lô hàng lớn, giá hạ. Cả hai trường hợp đều giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao khi thực hiện thương vụ.

Ngân hàng thương mại tuy ít thực hiện tài trợ các dự án tầm cỡ quốc gia như xây dựng nhà máy, bến cảng, đường sá, v.v… do giá trị dự án quá lớn và do đặc điểm chu chuyển nguồn vốn huy động trong ngân hàng không thể đáp ứng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn thường tham gia tài trợ các dự án với qui mô nhỏ và vừa, thời gian thu hồi vốn không quá dài như thay đổi dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, chính quá trình này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển được qui mô sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

Tài trợ của ngân hàng giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế: thông qua tài trợ ngân hàng doanh nghiệp thực hiện được những thương vụ lớn trôi chảy, quan hệ được với khách hàng tầm cỡ thế giới, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thế giới.

1.2.3. Đối với nền kinh tế

Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho hàng hóa xuất nhập khẩu lưu thông trôi chảy: thông qua tài trợ của ngân hàng, hàng hóa xuất nhập khẩu theo yêu cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục góp phần tăng tính năng động của nền kinh tế, ổn định thị trường.

Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm động cơ thúc đẩy nền kinh tế phát triển: thông qua tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng, doanh nghiệp có điều kiện thay đổi dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng đã tác động đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại cũng chính là một hình thức tín dụng mà ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó, nó có liên quan chặt chẽ đến ngân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các chính sách cho vay phải được phát họa một cách cẩn thận sau khi đã xem xét nhiều yếu tố. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng của một số yếu tố quan trọng sau:

1.3.1. Chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nƣớc

Các hoạt động kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng đều chịu tác động rất lớn bởi các chính sách chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước.

-Về mặt tích cực: chính sách vĩ mô của Nhà nước có thể tạo điều kiện cho vay xuất nhập khẩu của ngân hàng được mở rộng và phát triển. Nếu Nhà nước dùng chính

sách tiền tệ mở rộng (tăng lượng cung tiền trong nền kinh tế) thì ngân hàng thương mại được cấp thêm vốn dự trữ, khả năng cho vay của ngân hàng gia tăng. Các ngân hàng có thể có chính sách cho vay tự do hơn. Chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất thực dương luôn là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra theo hình thức cho vay bằng ngoại tệ. Vì vậy nếu Nhà nước cho phép tập trung ngoại tệ vào ngân hàng, quản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ thì ngân hàng sẽ có nhiều nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập máy móc, thiết bị, nguyên liệu của nhà nhập khẩu.

-Về mặt tiêu cực: chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có thể gây ra nhiều rủi ro hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng. Nếu Nhà nước không có chiến lược hướng về xuất khẩu thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất hạn chế. Từ đó dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ ít đi, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm xuống. Khi Nhà nước áp đặt một hàng rào thuế quan, phi thuế quan thì nó sẽ dẫn đến tăng giá của một số loại hàng nhập khẩu, lượng hàng nhập khẩu giảm dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm.

Ngoài ra, việc thay đổi nhỏ trong chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng tác động không ít đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng. Môi trường pháp lý không ổn định, cơ chế chính sách hay thay đổi làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Đây chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

1.3.2. Môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nƣớc

Đất nước, khu vực mà có nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng hoặc luôn luôn bị chao đảo, biến động mạnh về kinh tế, chính trị dễ dẫn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng bị thu hẹp. Ngược lại, nếu nền kinh tế ổn định sẽ dẫn đến chính sách cho vay tự do hơn. Thực tiễn từ các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới đã chứng minh điều đó. Tất cả các ngành, các lĩnh vực của các nước trong các khu vực bị khủng hoảng tài chính và ngay cả các nước lân cận, đặc biệt hoạt động của hệ thông ngân

hàng bị ảnh hưởng sâu sắc. Điển hình trong năm 2010, hàng loạt ngân hàng ở Mỹ bị phá sản, tiếp theo đó là ở Châu Âu, khu vực đồng tiền chung Euro, mở ra cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài đến tận bây giờ. Hàng loạt các ngân hàng bị tàn phá do không thu lại được các khoản nợ, không cho vay được để bù đắp chi phí khi nhu cầu tín dụng giảm. Ở Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng lên rất cao, một số lớn các doanh nghiệp rơi vào tình trạng không có khả năng trả nợ, sản xuất bị đình trệ nhưng lại không thể vay tiếp do ảnh hưởng của các khoản nợ xấu còn chưa trả, điều này khiến cho doanh nghiệp và ngân hàng cùng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, doanh nghiệp muốn vay nhưng không thể vay trong khi đó ngân hàng dư vốn muốn cho vay nhưng lại sợ nợ xấu cũng không thể cho vay.

Tình hình chính trị xã hội chiến tranh cũng như thiên tai, dịch họa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả kháng đối với các khoản cho vay của ngân hàng.

1.3.3. Khả năng ý thức thanh toán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Nhu cầu tín dụng của ngân hàng là yếu tố quyết định đến hoạt động tín dụng ngân hàng được mở rộng hay thu hẹp. Song nếu có nhu cầu vay vốn để nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng khả năng hoàn trả của doanh nghiệp không cao thì ngân hàng cũng sẽ không cho vay. Mặt khác, khi ngân hàng cấp vốn cho vay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhưng vì một nguyên nhân nào đó các ngân hàng này gặp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh ( bị hủy bỏ hợp đồng, hàng bi mất cắp giảm giá trị…) làm cho họ không thu hồi đủ vốn để trả lại các khoản vay cho ngân hàng. Đối với ngân hàng khi có quá nhiều khách hàng đến hạn trả mà không có khả năng thanh toán hoặc cố ý trì hoãn không thanh toán thì ngân hàng sẽ mất khả năng thanh khoản của mình thậm chí ngân hàng còn rơi vào tình trạng phá sản. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng với thái độ ý thức thanh toán của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động tín dụng của ngân hàng.

1.3.4. Các yếu tố nội tại của các ngân hàng thƣơng mại

1.3.4.1. Năng lực cho vay của các ngân hàng thương mại

Năng lực cho vay phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng, nếu một doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhu cầu vốn lớn, trong khi nguồn vốn của ngân hàng nhỏ thì sẽ không thỏa mãn yêu cầu của các doanh nghiệp. Khi đó, nhiều ngân hàng có thể cùng tài trợ cho một nhu cầu của doanh nghiệp nhưng việc này lại khá phức tạp, có thể chậm trễ trong khâu xét duyệt hồ sơ gây ảnh hưởng đến kế hoạch dòng tiền của khách hàng. Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại thường là tài trợ bằng ngoại tệ do đó, hoạt động tài trợ thường gắn liền với nguồn vốn ngoại tệ. Nên vấn đề được đăt ra là làm thế nào để các ngân hàng huy động đủ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp. Để giải quyết được phần nào vấn đề trên một số ngân hàng thường áp dụng việc huy động nguồn vốn ngoại tệ từ chính các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà họ tài trợ và các doanh nghiệp này sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi của ngân hàng theo từng thời kỳ. Đây là một cách làm tốt vừa tạo nguồn vốn cho ngân hàng đồng thời giải quyết được nhu cầu vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

1.3.4.2. Trình độ kinh doanh, khả năng quản lý, và trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên ngân hàng

Trình độ quản lý kinh doanh, khả năng quản lý vốn và trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng. Các yếu tố trên có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu đặc biệt là khả năng quản lý và trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên ngân hàng. Với một đội ngũ nhân viên ngân hàng có kinh nghiệm, có trình độ thẩm định dự án, xem xét đơn vay vốn của khách hàng thì chất lượng của các khoản tài trợ xuất nhập sẽ cao. Ngoài ra, khả năng quản lý cũng giúp cho ngân hàng ngăn chặn được các khoản nợ xấu xuất phát từ các khoản tài trợ xuất nhập khẩu. Khả năng quản lý không chỉ thể hiện ở năng lực của các cán bộ quản lý mà còn ở khả năng quản lý các khoản vay của từng chuyên viên quan hệ khách hàng, những người chịu trách nhiệm

trực tiếp về khoản tài trợ xuất nhập khẩu. Để làm được việc này các chuyên viên quan hệ khách hàng cần phải theo dõi sát sao tình hình hoạt động của doanh nghiệp nói chung và những thương vụ được tài trợ nói riêng, các khoản tiền về, tiền chuyển đi có đúng mục đích như trong hợp đồng đã ký kết. Từ đó, có những hỗ trợ, nhắc nhở kịp thời đối với doanh nghiệp để tránh tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán dẫn đến nợ xấu phát sinh.

1.3.4.3. Cơ sở hạ tầng, trình độ kỹ thuật công nghệ

Yếu tố cơ sở hạ tầng, trình độ kỹ thuật công nghệ ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ xuất nhập của ngân hàng thể hiện qua việc xem xét, luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận nhanh hay chậm. Với một ngân hàng có cỏ sở hạ tầng, trình độ kỹ thuật công nghệ cao quá trình xét duyệt và luân chuyển hồ sơ sẽ diễn ra một cách nhanh chóng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)