CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
3.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1.1.6. Huy động nguồn vốn quốc tế phục vụ cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
Trong việc huy động vốn, chúng ta luôn chủ trương phải phát huy yếu tố nội lực, khai thác mọi tiềm năng về vốn trong nước. Bên cạnh đó, để bổ sung cho nguồn vốn trong nước hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu, việc thu hút vốn từ bên ngoài là hết sức cần thiết. Chính phủ có thể thu hút vốn quốc tế từ các nguồn: (1) Tín dụng nhà nước được ký kết bằng các hiệp định giữa các chính phủ. (2) Tín dụng từ các tổ chức cho vay dành cho chính phủ nước đi vay những điều kiện thuận lợi như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)… trong đó các tổ chức này dành cho nước hội viên những điều kiện ưu đãi theo quy định trong quy chế của tổ chức. Trong những năm qua chúng ta nhận được khối lượng vốn đáng kể từ các nguồn vốn ODA, vay tài chính, thương mại…
Trong điều kiện hiện nay, nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế cũng như từ chính phủ các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển có xu hướng giảm đi, trong khi số nước nghèo có nhu cầu nhận viện trợ lại tăng lên. Để tăng khả năng thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài, chính phủ cần ổn định chính trị, kinh tế, tăng lòng tin cho các nhà tài trợ, xây dựng hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách liên quan đầy đủ, đồng bộ thông thoáng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới việc thực hiện các nguồn vốn hỗ trợ sao cho có hiệu quả vì dù tiếp nhận nguồn vốn này với những điều kiện ưu đãi nhưng đây vẫn là nguồn đi vay và phải có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn.