Nhóm yếu tố cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 58)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

2.5. Đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan

2.5.3 Nhóm yếu tố cạnh tranh

2.5.3.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu của Uchida và Tsutsui (2005) đã sử dụng mô hình MVR, 3SLS để xem xét liệu rằng sự cạnh tranh giữa các khu vực ngân hàng ở Nhật Bản có thực sự được cải thiện trong những năm cuối của thế kỷ 20 hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ở thành thị cao hơn so với các khu vực khác và sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng bắt đầu mạnh lên sau năm 1995.

Casu và Girardone (2009) sử dụng phương pháp tiếp cận trung gian và 2 mô hình SFA, DEA để xem xét mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh, mức độ tập trung và mức hiệu quả cụ thể của các NHTM khu vực Euro. Nghiên cứu tìm ra được mối quan hệ phi tuyến giữa sự cạnh tranh và tính hiệu quả và các nhân tố khác như: độ nhạy cảm với rủi ro, khung điều tiết và các nhân tố vĩ mô khác có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến mối quan hệ này và vì vậy có thể giải thích cho các nghiên cứu sau này trong cùng khu vực Euro.

Carbo-Valverde và ctg. (2009) đánh giá sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại 14 quốc gia phát triển ở châu Âu trong giai đoạn 1995-2001. Kết quả cho thấy sức cạnh tranh của ngân hàng thương mại châu Âu chủ yếu tập trung ở thị trường tiền gửi và cho vay truyền thống.

Nghiên cứu của Ariss (2010) đã tiếp cận mô hình OLS và Tobit để khám phá mức độ của sức mạnh thị trường tác động như thế nào đến hiệu quả và tính ổn định của hệ thống trong bối cảnh của các nền kinh tế đang phát triển. Nghiên cứu không tìm thấy bằng

chứng mạnh mẽ về mối quan hệ chiến lược cạnh tranh và sự ổn định tài chính tại các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên nghiên cứu đã giải thích được tác động của sức mạnh thị trường đến hiệu quả và sự ổn định của từng ngân hàng tại các quốc gia này.

Rotich và ctg. (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động đa dạng hoá nguồn thu nhập đối với hiệu quả tài chính tại các NHTM Kenya từ năm 2005-2009. Nghiên cứu cho thấy các NHTM tại Kenya thực hiện chiến lược đa dạng hoá để gia tăng hiệu quả tài chính. Hoạt động đa dạng hoá thu nhập tại các ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi quy mô. Những ngân hàng lớn có lợi thế hơn trong việc đa dạng hóa rủi ro và an toàn hơn trong hoạt động đồng thời có chi phí tài trợ thấp hơn so với các ngân hàng nhỏ. Giữa TNNL và thu nhập từ lãi có mối liên hệ đồng biến với nhau. Tuy nhiên, khi thực hiện đa dạng hoá đối với các nguồn TNNL (bao gồm phí và hoa hồng, kinh doanh ngoại hối, cổ tức và các nguồn thu nhập ngoài lãi khác) thường ổn định và ít biến động. Trong khi đó, đa dạng hoá các nguồn thu nhập từ lãi (cho vay, mua bán chứng khoán chính phủ, lãi tiền gửi và các nguồn thu nhập ngoài lãi khác) thường có những thay đổi đột ngột. Do đó, sự đa dạng hóa các nguồn thu nhập ngoài lãi giúp gia tăng doanh thu và ổn định lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Kenya. Ngoài ra, đa dạng hoá thu nhập giúp các ngân hàng thương mại trong giai đoạn nghiên cứu gia tăng hiệu quả tài chính. Trong đó, thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) và tổng thu nhập ròng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động đa dạng hoá thu nhập.

Soedarmono và ctg. (2011) sử dụng chỉ số thống kê H (đo bằng chỉ số Lener) để đo lường sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại 12 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2001- 2007. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng rằng, sức cạnh tranh của các ngân hàng càng lớn khi mức độ an toàn về vốn càng cao. Tuy nhiên, tại các thị trường ít có tính cạnh tranh thì mức độ an toàn của vốn càng cao cũng không đủ đối phó khi những rủi ro đạo đức xảy ra, từ đó dẫn đến nguy cơ phá sản cao cho các ngân hàng

M. Nguyen và ctg. (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi thế thị trường đối với đa dạng hóa thu nhập và sự ổn định thu nhập tại các ngân hàng thương mại Nam Á bao gồm Bangladesh, India, Pakistan và Sri Lanka giai đoạn 1998-2008. Kết quả thực nghiệm cho thấy các ngân hàng thương mại có lợi thế thị trường cao tạo ra ít TNNL hơn so với các

ngân hàng khác. Do đó, các tác giả kết luận rằng các ngân hàng ưa thích tận dụng lợi thế trên thị trường cho vay truyền thống hơn là đa dạng hóa thu nhập để tạo ra các nguồn TNNL. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các ngân hàng có lợi thế thị trường lớn hơn thì ổn định hơn khi thực hiện đa dạng hóa thu nhập. Đồng thời, các tác giả cũng tìm ra mối quan hệ tích cực giữa quy mô, tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản) và rủi ro tín dụng (Dự phòng cho vay/Tổng dư nợ cho vay) với sự đa dạng hóa thu nhập (đo lường bằng Tổng Thu nhập ngoài lãi/Tổng tài sản) tại các ngân hàng Nam Á. Các tác giả cho rằng các ngân hàng có quy mô lớn có xu hướng tạo ra nhiều thu nhập từ phí và hoa hồng hơn các ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng có tỷ lệ vốn và rủi ro tín dụng cao tập trung nhiều hơn vào sự đa dạng hóa nguồn thu nhập do đó có tỷ lệ TNNL cao hơn. Ngoài ra, các ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng hồi giáo cũng tạo ra nhiều phí và hoa hồng hơn các ngân hàng khác.

Koetter và ctg. (2012) bằng việc sử dụng phương pháp Frontier and Non _ Frontier, mô hình OLS và mô hình Tobit, nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả ngân hàng tại các ngân hàng ở Mỹ. Mô hình nghiên cứu đã tính ra được chỉ số Lerner hiệu chỉnh, đây có thể là một phát kiến mới trong việc nghiên cứu động thái cạnh tranh của lĩnh vực ngân hàng và các lĩnh vực khác và nó cũng có ích trong việc nghiên cứu quá trình điều tiết, chính sách thị trường và các bên có liên quan.

2.5.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014) đã sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính của 22 NHTMVN giai đoạn 2007-2013, nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đa dạng hóa thu nhập giúp tăng khả năng sinh lời, tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ đề cập đến đa dạng hóa thu nhập mà không tìm hiểu sâu về TNNL.

Phạm Minh Điển và ctg. (2016) đã sử dụng mô hình ước lượng sai số chuẩn hiệu chỉnh (PCSE) cho dữ liệu bảng cân bằng từ 27 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015 nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như chỉ số Lerner, chi phí cơ hội của dự trữ, chi phí hoạt động có mối quan hệ đồng biến

với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Trong khi yếu tố thị phần có mối quan hệ nghịch biến với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Hai yếu tố chỉ số HHI và rủi ro tín dụng không có ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM.

Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMVN trong thời kỳ hội nhập 2005-2011 theo hai mô hình 2SLS và Tobit. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả hoạt động của các NHTM chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm nhân tố chính là nhân tố chủ quan gồm: Thị phần, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài và quy mô của ngân hàng. Các nhân tố khách quan bao gồm: Tổng thu nhập quốc nội và lạm phát của nền kinh tế. Các nhân tố tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM bao gồm: tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài, quy mô ngân hàng và thị phần của ngân hàng. Các tác giả cho rằng các NHTM cần thực hiện hợp tác, xây dựng đối tác chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng công nghệ của nhau nhằm giảm chi phí đầu tư, chi phí quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có.

Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố, đặc biệt là rủi ro và năng lực cạnh tranh, đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2014. Tác giả sử dụng nhiều tiêu chí để đo lường rủi ro và năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét những yếu tố khác về đặc trưng ngành và yếu tố vĩ mô. Sử dụng phương pháp GMM hệ thống một bước, kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận và kết quả này là không đổi khi xem xét nhiều tiêu chí đại diện rủi ro cũng như lợi nhuận ngân hàng. Năng lực cạnh tranh được đo lường bởi chỉ số Lerner có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận. Bên cạnh đó, những yếu tố đặc trưng ngành và yếu tố vĩ mô cũng cho thấy có ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng.

Võ Xuân Vinh và Dương Thị Ánh Tiên (2017) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các NHTMVN. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ cơ sở dữ liệu Bankscope, báo cáo thường niên, BCTC gồm 7 NHTM nhà nước, 28 NHTM cổ phần và 5 ngân hàng có 100% vốn nước ngoài giai đoạn 2005-2014. Nghiên cứu sử dụng chỉ số Lerner để đo lường sức cạnh tranh của ngân hàng và các phương pháp ước lượng cho dữ liệu bảng. Kết quả cho thấy cạnh tranh giữa các NHTMVN tương đối mạnh mẽ trên mối

tương quan với các NHTM Trung Quốc. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy các yếu tố như quy mô vốn, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ TNNL, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, số lượng ngân hàng, sở hữu nhà nước, lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP đều có ảnh hưởng đáng kể đến sức cạnh tranh của các ngân hàng. Các tác giả cho rằng cần kiểm soát tốt các chi phí, cải thiện năng suất và quản lý nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng.

Nghiên cứu của Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017) về ảnh hưởng của thu nhập ngoài lãi lên hiệu quả kinh doanh của 26 ngân hàng thương mại Việt Nam từ 2006 đến 2016 lại cho thấy khi tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh, đầu tư thì khả năng sinh lời sẽ tăng. Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu phân tích đồng thời cả tác động giữa thu nhập ngoài lãi lên rủi ro cũng như tác động của thu nhập ngoài lãi lên khả năng sinh lời của các ngân hàng.

Nguyễn Thị Liên Hoa và Nguyễn Thị Kim Oanh (2018) nghiên cứu đa dạng hóa thu nhập và rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại – bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Kết quả cho thấy khi một ngân hàng tiến hành quá trình đa dạng hoá thì vô hình chung chính bản thân nó đã làm cho rủi ro nội tại gia tăng. Đặc biệt, nó sẽ còn có tác động nghiêm trọng hơn khi ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mặt khác, các ngân hàng ở nước ta có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ và mật thiết với nhau, vậy nên một khi rủi ro tác động đáng kể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các tổ chức tín dụng.

Bảng 2.1 : Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL từ các nghiên cứu trước

Yếu tố Nghiên cứu Kết

quả Nhóm các yếu tố vi mô

Quy mô

(Aslam và ctg. 2015; DeYoung và Rice 2004; Engle và ctg. 2014; Hahm 2008; Hakimi và ctg. 2012; M. Nguyen và ctg. 2012; Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt 2016; Rogers và Sinkey Jr 1999; Shahimi và ctg. 2006; Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân 2016)

(+)

(Damankah và ctg. 2014; Hamdi và ctg. 2017) (-)

Tỷ lệ tiền gửi/Tổng tài sản

(Aslam và ctg. 2015; DeYoung và Rice 2004; Hakimi và ctg. 2012; Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa 2013; Shahimi và ctg. 2006)

(+)

(Damankah và ctg. 2014; Lepetit và ctg. 2008a; Rogers và Sinkey Jr 1999)

(-)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

(Hahm 2008; Hakimi và ctg. 2012; M. Nguyen và ctg. 2012; Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt 2016; Rogers và Sinkey Jr 1999)

(-)

Vốn chủ sở hữu/Tổng tài

sản

(Chortareas và ctg. 2012; Damankah và ctg. 2014; Engle và ctg. 2014; Hamdi và ctg. 2017; Lepetit và ctg. 2008a; Meng và ctg. 2018; M. Nguyen và ctg. 2012; Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa 2013; Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt 2016)

(+)

(Hahm 2008; Hakimi và ctg. 2012; Rogers và Sinkey Jr 1999; Shahimi và ctg. 2006)

(-)

Cho vay/Tổng tài sản

(Chortareas và ctg. 2012; Hakimi và ctg. 2012) (+)

(DeYoung và Rice 2004; Engle và ctg. 2014; Hahm 2008; Hamdi và ctg. 2017; Lepetit và ctg. 2008a; Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt 2016)

(-)

Công nghệ (TEC)

(Atellu 2016; Bailey-Tapper 2010; Hakimi và ctg. 2012; Hamdi và ctg. 2017; Kenya và Wang’Ondu 2017; Waithira 2013)

Chi phí/Thu nhập

(Hahm 2008; Lepetit và ctg. 2008a; Meng và ctg. 2018) (+)

Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài

sản

(Engle và ctg. 2014; Hahm 2008; Hamdi và ctg. 2017; Lepetit và ctg. 2008a; Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa 2013) (+) (Aslam và ctg. 2015) (-) Nhóm các yếu tố vĩ mô Tăng trưởng GDP

(Đặng Hữu Mẫn và Hoàng Dương Việt Anh 2014; Engle và ctg. 2014; Hakimi và ctg. 2012; Hamdi và ctg. 2017; M. Nguyen và ctg. 2012; Trần Chí Chinh và Nguyễn Hữu Tiến 2016)

(+)

(Chortareas và ctg. 2012; Đoàn Anh Tuấn 2018; Hahm 2008; Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt 2016; Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân 2016)

(-)

Lạm phát

(Đặng Hữu Mẫn và Hoàng Dương Việt Anh 2014; Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt 2016; Trần Chí Chinh và Nguyễn Hữu Tiến 2016)

(+)

(Chortareas và ctg. 2012; Damankah và ctg. 2014; Đoàn Anh Tuấn 2018; Engle và ctg. 2014; Hahm 2008; Hakimi và ctg. 2012; Hamdi và ctg. 2017; Meng và ctg. 2018; Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân 2016)

(-)

Lãi suất (Chortareas và ctg. 2012; Damankah và ctg. 2014; Hahm

2008) (+)

Bộ chỉ số quản trị cấp quốc gia

WGI

(Đoàn Anh Tuấn 2018; Kaufmann và ctg. 2003; Nguyễn Mạnh Hùng 2018)

Nhóm yếu tố cạnh tranh

Chỉ số Lerner

(Ariss 2010; Carbo-Valverde và ctg. 2009; Casu và Girardone 2009; M. Nguyen và ctg. 2012; Phạm Minh Điển và ctg. 2016; Soedarmono và ctg. 2011; Võ Xuân Vinh và

(-) /(+)

Dương Thị Ánh Tiên 2017; Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm 2016)

Đa dạng hóa thu nhập

(Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành 2014; Nguyễn Thị Liên Hoa và Nguyễn Thị Kim Oanh 2018; Phạm Minh Điển và ctg. 2016; Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm 2016)

(+)

(Carbo-Valverde và ctg. 2009; Koetter và ctg. 2012) (-)

(Ghi chú: (+) Tác động cùng chiều, (-) Tác động ngược chiều)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)