Môi trường kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 90 - 91)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Môi trường kinh tế vĩ mô và kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP

4.1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô

Theo báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2018 của Bộ tài chính thì kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc cả ba khu vực sản xuất - cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xuống giảm dần. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2018 tăng 3,54%, hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát Quốc hội đề ra. Trong 5 năm gần đây tốc độ tăng của chỉ số CPI luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP, điều đó cho thấy những chính sách về ưu tiên ổn định vĩ mô của Chính phủ đã được phát huy tác dụng tốt trong thời kỳ này

Theo báo cáo của tổng cục thống kê kết thúc năm 2018, GDP của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng, vượt kế hoạch đề ra đầu năm là 6,7% và đạt mức 7,08%. Giai đoạn năm 2008 – 2018, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá cao so với nhiều nước trên thế giới, đạt mức bình quân 6,1%, nhưng tăng thấp hơn so với giai đoạn 1986- 2006 trước đó, GDP bình quân tăng 6,8%.

Mặt khác tín dụng hỗ trợ tăng trưởng GDP nhưng cũng làm lạm phát tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) rất cao 22,97% năm 2008, giảm dần nhưng tăng trở lại mức hai con số 18,58% vào năm 2011 do tín dụng vẫn tăng mạnh năm 2009 (37,7%) và năm 2010 (27,6%). Sau giai đoạn mấp mô giữa tăng trưởng tín dụng, tăng lạm phát và tăng GDP, các yếu tố này đã tăng trưởng hài hoà trở lại từ năm 2016 – 2018 với mức GDP luôn tăng trên 6% và lạm phát dưới 4%.

Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước từ năm 2009 đến nay, mặt bằng lãi suất đã có nhiều biến động theo những thăng trầm của nền kinh tế. Về cơ bản, lãi suất tăng mạnh trong giai đoạn 2009-2011 do lạm phát tăng cao khiến NHNN phải áp dụng chính sách

thắt chặt tiền tệ. Điều này đã dẫn tới hiện tượng khan hiếm tiền đồng trên toàn hệ thống, thúc đẩy các ngân hàng bước vào cuộc chạy đua lãi suất mặc dù NHNN đã đưa ra nhiều chính sách để hạn chế tình trạng tăng lãi suất.

Trong giai đoạn 2012-2014, mặt bằng lãi suất đã liên tục giảm dần theo định hướng của NHNN. Cùng với đó, các chỉ số kinh tế vĩ mô như GDP và lạm phát đều khởi sắc hơn, tạo đà cho các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ năm 2015 đến nay, mặt bằng lãi suất được duy trì tương đối ổn định theo chiều hướng giảm nhẹ lãi suất VNĐ (tuy nhiên gần đây lãi suất huy động trung dài hạn có chiều hướng tăng do các ngân hàng cần huy động nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứng Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ban hành ngày 15/11/2019), giữ nguyên lãi suất huy động USD ở mức 0% và tiếp tục giảm lãi suất cho vay USD để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và chống đô la hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)