Kết quả nghiên cứu cho thấy cạnh tranh có tác động tích cực đến TNNL của các NHTMCPVN, do đó nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh thì các NHTMCPVN phải nâng cao giá trị thu nhập lãi từ các hoạt động dịch vụ và kiểm soát được chi phí lãi và các khoản chi phí có liên quan (COM). Thực tiễn đã chỉ ra rằng, danh tiếng, uy tín ngân hàng thuộc nguồn lực vô hình song có giá trị rất lớn trong việc tạo nên sức cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố cạnh tranh (COM) có tác động cùng chiều với TNNL, tăng sự cạnh tranh sẽ thúc đẩy các hoạt động
dịch vụ cung ứng cho khách hàng nhiều hơn, làm gia tăng tiện ích cho người sử dụng. Vì thế ngân hàng trung ương (NHTW) cần có các biện pháp để quản lý việc cạnh tranh của các NHTMCPVN theo đúng hướng minh bạch, công khai. Chính vì thế NHTW cần có các quy định nhằm cần đẩy mạnh hợp tác với các ngân hàng nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, điều hành và những phần mềm ứng dụng công nghệ trong quản lý. Điều này sẽ giúp NHTW kiểm soát tốt giao dịch đảm bảo an toàn, góp phần ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh cho hệ thống NHTMCPVN.
Ngoài ra, để tăng TNNL các NHTMCPVN cần phải đa dạng hóa (HHI) các loại hình dịch vụ nhằm gia tăng đa dạng hóa thu nhập trong bối cảnh phải kiểm soát chặt chẽ các chi phí trong vùng hiệu quả sử dụng chi phí, tránh lãnh phí. Một trong những vấn đề cốt lõi đối với ngành ngân hàng khi cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện đại là cần đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng ở trình độ tiên tiến của thế giới. Đây là điều mà các nhà quản trị các NHTMVN cần mạnh dạn đổi mới quy trình và đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng theo hướng:
(i) Ứng dụng công nghệ tin học và tự động hóa trong cả quy trình cung ứng dịch vụ ngân hàng hiểu theo nghĩa rộng gồm các thay đổi phương thức của toàn bộ quá trình cung ứng dịch vụ, tạo ra các quy trình mới, tự động hóa các khâu có thể, kết nối mạng nội bộ với khách hàng,… Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, công nghệ cung ứng dịch vụ càng được các ngân hàng coi trọng và tạo nên lợi thế cạnh tranh.
(ii) Đổi mới và nâng cao năng lực quản trị điều hành ngân hàng: Hầu hết ngân hàng thành công đều làm tốt công tác nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên của ngân hàng. Ngoài ra, cần tăng cường kiểm soát rủi ro và khống chế chặt chẽ mức trần nợ xấu, kiên quyết xử lý nợ khó đòi. Đó là vấn đề mà các nhà quản trị các NHTMCPVN cần lưu tâm đến.
(iii) Giữ vững thương hiệu và củng cố uy tín: Thực tiễn đã chỉ ra rằng, danh tiếng, uy tín ngân hàng thuộc nguồn lực vô hình song có giá trị rất lớn trong việc tạo nên sức cạnh tranh cho các NHTMCPVN. Đồng thời chính phủ, NHTW, cơ quan giám sát và quản lý ngân hàng, hiệp hội ngành nghề của NHTM cần có các chế tài nghiêm khắc đối với các NHTMCPVN cạnh tranh thiếu lành mạnh, thiếu minh bạch thông tin trong hoạt động kinh doanh.
(iv) Có chiến lược đúng đắn về mở rộng thị phần và phát triển mạng lưới: Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gia tăng, các NHTMCPVN cần giữ thị phần đang có, mở rộng thị phần trong nước và quốc tế thông qua nhiều giải pháp đa dạng như đa dạng hóa dịch vụ cung ứng, tạo thêm tiện ích cho khách hàng, mở thêm các điểm giao dịch ở các khu dân cư đô thị mới, khu công nghiệp, chú trọng thực hiện các chiến lược marketing. Cần xác định phân khúc khách hàng trọng tâm với phù hợp với năng lực tài sản, nhân lực hiện tại để triển khai các sản phẩm dịch vụ.
(iv) Tăng cường hợp tác với các ngân hàng nước ngoài: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, NHTMCPVN cần đẩy mạnh hợp tác với các ngân hàng nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm quản lý, điều hành và những phần mềm ứng dụng công nghệ. Điều này sẽ giúp các NHTMCPVN kiểm soát tốt giao dịch đảm bảo an toàn, ổn định.