Các nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 46)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

2.5. Đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan

2.5.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố vi mô có tác động đến TNNL như: qui mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gởi, tỷ lệ chi phí/ tổng thu nhập, sự thay đổi công nghệ, ROA, ROE, đa dạng hóa, cạnh tranh...Mỗi nghiên cứu đều cho thấy sự không giống về chiều hướng tác động đến TNNL vì sự khác nhau bởi phương pháp nghiên cứu, qui mô và phạm vi nghiên cứu tại nhiều quốc gia khác nhau. Cụ thể:

Rogers và Sinkey Jr (1999) nghiên cứu mối liên hệ giữa hoạt động kinh doanh phi truyền thống và những đặc điểm nổi bật của các NHTM. Các tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy đối với mẫu gồm 8.931 ngân hàng tại Mỹ giai đoạn 1989-1993. Những đặc điểm của ngân hàng được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: quy mô tài sản, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh phi truyền thống, tiền gửi cơ sở, rủi ro đạo đức và nguyên tắc thị trường. Kết quả nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa quy mô, tỷ lệ tiền gửi cơ sở và mức độ kinh doanh các hoạt động phi truyền thống của các NHTM. Các tác giả cho rằng các ngân hàng lớn hoạt động trong thị trường cạnh tranh thì có tỷ lệ lãi ròng biên thấp. Do đó, thường mở rộng các hoạt động kinh doanh phi truyền thống để nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó, các ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi cơ sở thấp có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cao. Điều này cho thấy các ngân hàng sử dụng các nguồn vốn phi truyền thống (vay mượn trên thị trường tiền tệ, sử dụng hợp đồng mua lại…) thì cũng tạo ra các nguồn thu nhập từ hoạt động phi truyền thống nhiều hơn so với những ngân hàng khác. Tác giả đã tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ TNNL với tỷ lệ vốn chủ sở hữu, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Do đó, các ngân hàng có tỷ lệ TNNL cao thường an toàn và đối mặt với rủi ro thấp hơn các ngân hàng khác.

Davis và Tuori (2000b) nghiên cứu sự thay đổi trong cơ cấu thu nhập và ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ, tự do hóa thị trường tài chính, các hoạt động phi trung gian tài

chính… đến sự thay đổi cơ cấu thu nhập của các NHTM. Các tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu chéo đối với các NTHM tại 28 nước OECD giai đoạn 1979-1995. Kết quả nghiên cứu tìm thấy rằng các ngân hàng có quy mô càng lớn thì phụ thuộc càng nhiều vào nguồn TNNL. Các ngân hàng có quy mô trung bình tại Châu Âu ít phụ thuộc vào nguồn TNNL hơn so với các ngân hàng cùng quy mô tại Mỹ. Đồng thời, tồn tại mối liên hệ đồng biến giữa TNNL và tỷ lệ chi phí/tổng thu nhập. Các ngân hàng có tỷ trọng thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập cao cũng đồng thời có tỷ lệ chi phí/thu nhập cao. Điều này có nghĩa là để kinh doanh các hoạt động tạo ra thu nhập từ phí và hoa hồng thì các NHTM phải đầu tư nhiều hơn cho nhân viên so với kinh doanh hoạt động cho vay và nhận tiền gửi. Đối với các quốc gia có mức độ tự do hóa nền tài chính cao thì tồn tại mối liên hệ đồng biến giữa TNNL với lợi nhuận. Đối với các ngân hàng tại Châu Âu, mối liên hệ giữa TNNLvà thu nhập từ lãi là nghịch biến. Bởi vì, các ngân hàng tại Châu Âu thường có vốn cổ phần lớn trong các công ty phi tài chính.Vì vậy, cho dù lãi ròng biên có suy giảm thì các ngân hàng này vẫn có thể thay thế nguồn thu nhập từ lãi bằng lợi nhuận từ cổ phần.

DeYoung và Rice (2004); DeYoung, Hunter và Udell (2004) là những nghiên cứu mối quan hệ giữa sự gia tăng TNNL với các yếu tố nội tại của ngân hàng, điều kiện thị trường, chiến lược kinh doanh và sự phát triển công nghệ. Các tác giả cũng sử dụng phân tích hồi quy đối với 4.712 ngân hàng thương mại tại Mỹ từ năm 1989-2001. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng thu nhập ngoài lãi ngày càng gia tăng tại các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu. Các tác giả cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa sự gia tăng của TNNL với chất lượng hoạt động quản trị ngân hàng. Các tác giả cho rằng sự gia tăng thu nhập từ nguồn thu nhập ngoài lãi không bù đắp được những rủi ro mà nó mang lại do đó những ngân hàng có hoạt động quản trị tốt ít kinh doanh các hoạt động tạo ra TNNL. Tuy nhiên, Rogers và Sinkey Jr (1999) lại cho rằng các ngân hàng đối mặt với rủi ro thấp hơn khi gia tăng kinh doanh các hoạt động phi truyền thống.

Đồng thời, nghiên cứu của DeYoung và Rice (2004) còn cho rằng sự gia tăng TNNL còn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của các ngân hàng. Các ngân hàng quy mô lớn và ngân hàng do các công ty nước ngoài nắm giữ thường theo đuổi chiến lược phi truyền thống và tạo ra một lượng lớn TNNL. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tỷ lệ tiền gửi cơ sở và tỷ lệ TNNL thì đồng biến. Các ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi cơ sở so với tổng tài sản cao thì cũng có tỷ lệ TNNL cao. Bởi vì, dựa trên nguồn khách hàng gửi tiền các ngân

hàng sẽ có thể cung cấp các sản phẩm tạo ra các nguồn thu từ phí và/hoặc có thể khai thác sự không co dãn về cầu của khách hàng gửi tiền để cung cấp các sản phẩm tài chính với giá cao hơn. Các tác giả cũng kết luận rằng các ngân hàng có nguồn TNNL cao cần đầu tư nhiều hơn cho nhân viên bao gồm gia tăng số lượng nhân viên và trình độ nhân viên. Sự thay đổi của công nghệ cũng có những ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng TNNL của ngân hàng. Thay đổi công nghệ giúp ngân hàng có thể gia tăng thu nhập từ phí bằng việc cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thanh toán mới như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ…Ngoài ra, điều kiện thị trường nơi ngân hàng hoạt động cũng giúp cho ngân hàng gia tăng nguồn TNNL. Các ngân hàng hoạt động tại các bang có điều kiện kinh tế tăng trưởng tốt tạo ra TNNL nhiều hơn các ngân hàng khác.

Shahimi, Ismail, Ghafar và Ahmad (2006) nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập từ phí với quy mô ngân hàng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh truyền thống, tiền gửi cơ sở và rủi ro. Các tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đối với mẫu gồm 21 ngân hàng hồi giáo tại Malaysia giai đoạn 1994-2004. Kết quả nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ đồng biến giữa tỷ lệ thu nhập từ phí (Tổng thu nhập từ phí/Tổng tài sản) với quy mô ngân hàng (Tổng tài sản) và tỷ lệ tiền gửi cơ sở (Tổng tiền gửi chịu dự trữ bắt buộc/Tổng tài sản). Các tác giả cho rằng những ngân hàng lớn có lợi thế hơn trong việc sử dụng công nghệ, khai thác tốt hiệu quả, tiết kiệm chi phí để gia tăng TNNL. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của DeYoung và Rice (2004). Đồng thời, tồn tại mối liên hệ nghịch biến giữa tỷ lệ thu nhập từ phí và rủi ro (thể hiện bằng tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản và Dự phòng cho vay/Tổng tài sản). Đo đó, đa dạng hóa thu nhập giúp giảm rủi ro cho các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng có mức độ đa dạng hóa thu nhập cao thì cũng đồng thời có tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu/tổng tài sản cao và rủi ro tín dụng thấp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Rogers và Sinkey Jr (1999). Kết quả nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa tỷ lệ thu nhập từ phí và thu nhập từ các hoạt động kinh doanh truyền thống.

Sử dụng số liệu của 662 NHTM ở 29 quốc gia OECD trong giai đoạn 1992-2006, Hahm (2008) đã phân tích các yếu tố quyết định đến TNNL. Kết quả thực nghiệm cho thấy các ngân hàng có quy mô tài sản tương đối lớn, lãi suất ròng thấp, tỷ lệ nợ xấu cao, và tỷ lệ chi phí cao có xu hướng mang lại TNNL cao hơn. Bên cạnh ngân hàng cụ thể, tác giả đã kiểm tra ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên mức TNNL. Kết quả cho thấy các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, môi trường lạm phát ổn định và thị

trường chứng khoán phát triển tốt có khuynh hướng cho thấy cổ phiếu có thu nhập phi lợi nhuận cao hơn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Rogers và Sinkey Jr (1999), DeYoung và Rice (2004). Đồng thời, kết quả nghiên cứu cho rằng các ngân hàng có tỷ lệ Dự phòng cho vay/Tổng dư nợ cho vay cao và tỷ lệ Tổng chi phí/Tổng thu nhập có xu hướng đa dạng hóa mạnh mẽ nguồn thu nhập bằng cách gia tăng TNNL. Do đó, để kinh doanh các hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi các ngân hàng phải đầu tư nhiều hơn cho nhân viên và công nghệ do đó có chi phí cao hơn. Davis và Tuori (2000b) cũng đạt được kết quả như vậy khi nghiên cứu các ngân hàng tại Châu Âu. Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đối với sự đa dạng hóa thu nhập tại các ngân hàng thể hiện những mối quan hệ nghịch biến. Các ngân hàng chỉ thực hiện đa dạng hóa thu nhập khi nền kinh tế tăng trưởng chậm và khi tỷ lệ lạm phát giảm. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các ngân hàng có lợi nhuận cao thường có tỷ lệ TNNL cao nhưng không có nghĩa ngân hàng có tỷ lệ TNNL cao sẽ đạt được lợi nhuận cao. Đồng thời, gia tăng TNNL cũng làm gia tăng biến động lợi nhuận của ngân hàng.

Lepetit, Nys, Rous và Tarazi (2008a) nghiên cứu ảnh hưởng của thay đổi cơ cấu thu nhập đến rủi ro của các ngân hàng. Các tác giả phân chia các hoạt động tạo ra TNNL của ngân hàng thành hai loại: Các hoạt động kinh doanh và các hoạt động tạo ra phí và hoa hồng. Các tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến với mẫu nghiên cứu gồm 2.129 ngân hàng tại Châu Âu giai đoạn 1996-2002. Nghiên cứu tìm thấy kết quả rằng các ngân hàng có tỷ lệ thu nhập ngòai lãi/ tổng thu nhập cao ít kinh doanh các hoạt động trung gian tài chính (cho vay và huy động tiền gửi). Đồng thời, các ngân hàng này cũng ít sử dụng đòn bẩy và đạt được lợi nhuận cao hơn so với các ngân hàng khác (ROA và ROE cao hơn). Tuy nhiên, đối với các ngân hàng gia tăng kinh doanh các hoạt động phi truyền thống phải chi tiêu nhiều hơn cho chi phí nhân viên. Do đó chi phí nhân viên/tổng tài sản cao hơn các ngân hàng khác. Ngân hàng phụ thuộc lớn vào các hoạt động kinh doanh phi truyền thống thể hiện rủi ro cao hơn so với các ngân hàng theo đuổi chiến lược kinh doanh truyền thống. Kết quả này trái ngươc với nghiên cứu của Rogers và Sinkey Jr (1999). Mối quan hệ nghịch biến giữa rủi ro và cơ cấu thu nhập thể hiện mạnh mẽ hơn ở các ngân hàng có quy mô nhỏ (tổng tài sản nhỏ hơn 1 tỷ Euro). Tuy nhiên, sự gia tăng rủi ro thể hiện khác nhau đối với cơ cấu TNNL tại các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu. Rủi ro càng gia tăng khi ngân hàng có tỷ trọng nguồn thu từ phí và hoa hồng càng cao.

Al-Horani (2010) nghiên cứu mối liên hệ giữa lợi nhuận và nguồn thu nhập từ hoạt động truyền thống và phi truyền thống của các ngân hàng thương mại tại Jordani giai đoạn 2000-2008. Đồng thời, nghiên cứu còn xem xét phản ứng của thị trường đối với sự thay đổi trong thành phần nguồn thu nhập của các ngân hàng. Nghiên cứu cho thấy những kết quả trái ngược đối với các ngân hàng có quy mô khác nhau. Đối với các ngân hàng quy mô nhỏ, tồn tại mối liên hệ đồng biến giữa lợi nhuận bất thường hằng năm với sự thay đổi của TNNL nhưng lại có quan hệ nghịch biến với sự thay đổi của thu nhập từ lãi. Các nhà đầu tư phản ứng tích cực đối với sự thay đổi nguồn TNNL trong khi đó lại có phản ứng tiêu cực đối với sự thay đổi của nguồn thu nhập từ lãi. Điều này có nghĩa là nguồn TNNL tạo ra một cơ hội phát triển đối với các ngân hàng nhỏ trong khi nguồn thu nhập từ lãi làm gia tăng rủi ro. Đối với các ngân hàng có quy mô lớn nghiên cứu đạt được những kết quả ngược lại. Thị trường phản ứng trái ngược đối với sự gia tăng TNNL bởi vì điều này làm gia tăng biến động thu nhập và rủi ro của các ngân hàng.

Rotich, Okaka và Aywa (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động đa dạng hoá nguồn thu nhập đối với hiệu quả tài chính tại các NHTM Kenya từ năm 2005-2009. Nghiên cứu cho thấy các NHTM tại Kenya thực hiện chiến lược đa dạng hoá để gia tăng hiệu quả tài chính. Hoạt động đa dạng hoá thu nhập tại các ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi quy mô. Những ngân hàng lớn có lợi thế hơn trong việc đa dạng hóa rủi ro và an toàn hơn trong hoạt động đồng thời có chi phí tài trợ thấp hơn so với các ngân hàng nhỏ. Giữa TNNL và thu nhập từ lãi có mối liên hệ đồng biến với nhau. Các nguồn thu nhập từ phí và hoa hồng dựa trên các hoạt động cho vay có mối liên hệ chặt chẽ với nguồn thu nhập từ lãi. Thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ lãi thay đổi theo những hướng giống nhau và chịu tác động bởi những ảnh hưởng giống nhau. Điều này có nghĩa là cả hai nguồn thu nhập luôn tồn tại song song với nhau và không có sự thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên, khi thực hiện đa dạng hoá đối với các nguồn TNNL (bao gồm phí và hoa hồng, kinh doanh ngoại hối, cổ tức và các nguồn thu nhập ngoài lãi khác) thường ổn định và ít biến động. Trong khi đó, đa dạng hoá các nguồn thu nhập từ lãi (cho vay, mua bán chứng khoán chính phủ, lãi tiền gửi và các nguồn thu nhập ngoài lãi khác) thường có những thay đổi đột ngột. Do đó, sự đa dạng hóa các nguồn thu nhập ngoài lãi giúp gia tăng doanh thu và ổn định lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Kenya. Ngoài ra, đa dạng hoá thu nhập giúp các ngân hàng thương mại trong giai đoạn nghiên cứu gia tăng hiệu quả tài

chính. Trong đó, thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) và tổng thu nhập ròng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động đa dạng hoá thu nhập.

Chortareas và ctg. (2012) đã sử dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) và GMM để nghiên cứu mối ảnh hưởng giữa cạnh tranh, hiệu quả hoạt động với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở châu Mỹ La Tinh. Dữ liệu bao gồm 2.305 quan sát từ 9 ngân hàng quốc gia châu Mỹ Latinh gồm: Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Paraguay, Peru, Uruguay và Venezuela trong giai đoạn 1999-2006. Trong đó cạnh tranh được đo bằng chỉ số HHI và thị phần tài sản, hiệu quả được đo bằng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dự phòng rủi ro, khoản cho vay hiệu quả về quy mô; ngoài ra còn có các yếu tố vĩ mô như GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái. Kết quả đã chỉ ra rằng HHI và thị phần có tác động tích cực đến NIM, trong khi đó GDP lại có ảnh hưởng tiêu cực đến NIM.

Hakimi và ctg. (2012) đã phân tích các yếu tố quyết định TNNL cho bối cảnh các ngân hàng Tunisia bằng cách sử dụng dữ liệu của 10 ngân hàng bán lẻ ở Tunisia. Mẫu được quan sát trong giai đoạn 1998-2009. Kết quả của hồi quy dữ liệu bảng cho thấy sự tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông được đưa ra bởi số máy rút tiền tự động và số lượng thẻ tín dụng ảnh hưởng đến mức độ của TNNL. Các kết quả cũng cho thấy các đặc điểm ngân hàng như quy mô ngân hàng, chất lượng tín dụng và chiến lược ngân hàng được coi là các yếu tố ảnh hưởng chính đến TNNL ở Tunisia.

J. Nguyen (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi thế thị trường đối với đa dạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)