Kết quả lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 111 - 114)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng TNNL của các NHTM

4.2.4.4 Kết quả lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp

So sánh Pooled-OLS với FEM:

Theo kết quả bảng 4.13 cho kết quả thống kê F (26, 155) = 5,46 và Prob > F= 0.000 (có mức ý nghĩa thống kê 1%) cho thấy có bằng chứng thống kê có thể bác bỏ giả

Coef. Std. Err. z P>z _cons -0,03368 0,0395449 -0,85 0,394 SIZE -0,0941342 0,0577462 -1,63 0,103

DEP 2,46e-08** 1,17e-08 2,10 0,036 NIM -0,5679886*** 0,0388604 -14,62 0,000 EQUITY -0,0003135 0,0042374 -0,07 0,941 LOAN 0,0053029* 0,0028215 1,88 0,060 TEC 0,9385357*** 0,0756531 12,41 0,000 COST 0,0006134*** 0,0000499 12,28 0,000 ROA 0,000024 0,0000534 0,45 0,654 INF -0,0194735** 0,0090512 -2,15 0,031 GDP -0,0022828 0,0132589 -0,17 0,863 IR 0,1968655** 0,0840623 2,34 0,019 VAE 0,0036083 0,0027263 1,32 0,186 PVE 1,016448*** 0,0575874 17,65 0,000 GEE -0,0006117 0,0005309 -1,15 0,249 RQE 0,0035186 0,0033294 1,06 0,291 RLE -0,0012646 0,0029353 -0,43 0,667 CCE -0,0100727 0,0110055 -0,92 0,360 COM 6,92e-06 0,0000528 0,13 0,896

thuyết H0 cho rằng tất cả các Ui = 0. Điều này có nghĩa có sự khác biệt giữa các đối tượng. Trong trường hợp này, mô hình FEM là phù hợp hơn so với Pooled-OLS.

Bảng 4.13 : Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình

Kiểm định Pooled-OLS và FEM FEM và REM

F – test F (26, 155) = 5,46 và Prob > F= 0,0000

Hausman test Prob>chi2 = 0,0000

Kết luận Chọn FEM Chọn FEM

( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm Stata 15.0)

Kiểm định Hausman

Theo Gujarati và Porter (2004) ở kiểm định này giả thuyết H0 đặt ra là ước lượng FEM và REM không khác nhau đáng kể. Giả thuyết H0 bị bác bỏ khi giá trị p là nhỏ hơn 0.05 và ngược lại khi giá trị p > 0.05 thì chấp nhận giả thiết H0. Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ thì mô hình REM không thích hợp và nên sử dụng mô hình FEM. Sau khi hồi quy theo 02 phương pháp FEM và REM, nghiên cứu dùng kiểm định Hausman để chọn ra mô hình phù hợp giữa 02 mô hình. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.13 ở trên. Như vậy, kết quả tổng hợp tại bảng 4.13 so sánh Pooled-OLS và FEM, FEM và REM, có thể kết luận ước lượng FEM là phù hợp nhất trong 3 mô hình hồi quy đã lựa chọn.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Sau khi chọn ra mô hình FEM là phù hợp, nghiên cứu tiếp tục kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi hay không, kiểm định Wald được sử dụng trong trường hợp này. Theo kết quả kiểm định Wald tại bảng 4.14 cho thấy giá trị Chi2 (27) = 1099,85 và Prob > chi2 = 0,0000 (có mức ý nghĩa thống kê 1%), nghĩa là chưa có bằng chứng thống kê để chấp nhận giả thuyết H0: Phương sai sai số không đổi, như vậy mô hình này có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Bảng 4.14 : Kết quả kiểm định Wald của mô hình

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model

H0 : sigma(i)^2 = sigma^2 for all i

chi2 (27) 1099,85

Prob>chi2 0,0000

( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm Stata 15.0)

Kiểm định tự tương quan

tự tương quan trong mô hình hay không. Theo kết quả kiểm định Wooldridge tại bảng 4.15 thì mô hình được lựa chọn cho thấy kết quả thống kê F (1, 26) = 41,993 và Prob > F = 0,0035 (có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, 10%), kết quả này cho thấy tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

Bảng 4.15 : Kết quả kiểm định Wooldridge của mô hình

Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0 no first-order autocorrelation

F(1, 26) 41,993 Prob > F 0,0035

( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm Stata 15.0)

Khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan

Kết quả kiểm định Wald chứng minh có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và kiểm định Wooldridge thể hiện có hiện tượng tự tương quan trong mô hình FEM được lựa chọn, để khắc phục 2 khuyết tật này nghiên cứu tiếp tục hồi quy FEM bằng lệnh xtgls với sự kết hợp cả 2 tùy chọn panels (heteroskedastic) và corr (ar1).

Bảng 4.16 : Kết quả hồi quy sau khi khắc phục khuyết tật của mô hình bằng FGLS

Coef. Std. Err. z P>z _cons -0,055212 0,0225237 -2,45 0,014 SIZE 0,0095294 0,0510691 0,19 0,852 DEP 1,30e-08 1,81e-08 0,72 0,474

NIM -0,1470377*** 0,031728 -4,63 0,000 EQUITY -0,0096546** 0,004032 -2,39 0,017 LOAN 0,004328 0,0033103 1,31 0,191 TEC 0,4462144*** 0,0709575 6,29 0,000 COST -0,00007** 0,0000351 -1,99 0,046 ROA -0,0000237 0,0000584 -0,41 0,685 INF -0,0279475*** 0,0077856 -3,59 0,000 GDP 0,021134* 0,0108943 1,94 0,052 IR 0,2777275*** 0,0791187 3,51 0,000 VAE 0,0043599 0,0028566 1,53 0,127 PVE -0,0481279 0,0411896 -1,17 0,243 GEE -0,000457 0,0005137 -0,89 0,374 RQE -0,0034988 0,0032977 -1,06 0,289 RLE 0,0017935 0,0026188 0,68 0,493 CCE -0,048677*** 0,0097435 -5,00 0,000 COM 7,28e-06 0,0000468 0,16 0,877 HHI 3,15e-12 3,19e-12 0,99 0,323

(Ghi chú: *, **, ***: có mức ý nghĩa thống kê tương ứng 10%, 5%, 1%) (Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 15.0)

Kết quả từ bảng 4.16 cho thấy mô hình FGLS có ý nghĩa thống kê với giá trị Prob>chi2 = 0.0000 (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%- phụ lục 7). Trong các biến độc lập đưa vào mô hình, kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 08 biến có tác động đến TNNL gồm NIM, EQUITY, TEC, COST và có 3 biến thuộc nhóm các yếu tố vĩ mô có ý nghĩa thống kê là INF,GDP và IR; có 1 biến thuộc bộ chỉ số các yếu tố quản trị cấp quốc gia là CCE có ý nghĩa thống kê và có tác động đến TNNL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)