Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 79)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mô hình đo lường thu nhập ngoài lãi

3.1.3 Giả thuyết nghiên cứu

Căn cứ vào mô hình nghiên cứu, kết quả của các nghiên cứu có liên quan trong bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL của NHTM từ các nghiên cứu trước và các lý thuyết nền tảng ở phần 2.1, tác giả xây dựng các giả thuyết sau:

(1) Quy mô (SIZE): Hầu hết các nghiên cứu trước đây khi nghiên cứu về tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL đều đề cập đến quy mô ngân hàng. Thông thường, quy mô của ngân hàng lớn thì sẽ đạt TNNL cao do lợi thế về kinh tế được tìm thấy trong các nghiên cứu của Rogers và Sinkey Jr (1999), DeYoung và Rice (2004), Shahimi và ctg. (2006), Hahm (2008), Hakimi và ctg. (2012), Aslam và ctg. (2015), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016). Vì đặc thù của ngân hàng có giá trị tổng tài sản rất lớn, nên hầu hết các nghiên cứu đều lấy logarit tự nhiên (Ln) của tổng tài sản để làm giảm sự cách biệt giữa biến tổng tài sản và các biến khác. Theo lý thuyết về nguồn lực thì nguồn lực tài chính được coi là sức thước đo sức mạnh của ngân hàng trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ trong đó có các dịch vụ đem lại TTNL. Thêm vào đó, theo lý thuyết quyền lực thị trường, các nhà quản lý theo đuổi các mục tiêu gia tăng TNNL thì việc gia tăng qui mô ngân hàng cũng sẽ thu lại nhiều khoản lợi nhuận trong đó có cả TNNL.

Giả thuyết H1: Tồn tại ảnh hưởng cùng chiều giữa quy mô ngân hàng với TNNL.

(2) Tỷ lệ tiền gửi/tổng tài sản (DEP) : Các NHTM có tỷ lệ tiền gửi/ tổng tài sản cao có thể sẽ kiếm được nhiều thu nhập hơn do nguồn cung được đáp ứng đối với các nhu cầu vay của các đối tượng (Aslam và ctg. 2015). Do sự sẵn có của quỹ từ các hoạt động truyền thống của nó cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ tham gia vào các hoạt động lại TNNL. Trong các nghiên cứu của DeYoung và Rice (2004), Shahimi và ctg. (2006), Hakimi và ctg. (2012), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013) đều thể hiện tỷ lệ tiền gửi/ tổng tài sản có tác động cùng chiều đến TNNL. Cũng giống với biến quy mô ngân hàng, theo lý thuyết về nguồn lực thì vốn huy động từ tiền gửi cũng là thước đo sức mạnh của ngân hàng trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ trong đó có các dịch vụ đem lại TTNL, như việc người gửi tiền tại ngân hàng thì tương đồng với việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (thanh toán tiền điện, nước…) đấy cũng là những dịch vụ đem lại TNNL. Thực tế, trong những năm gần đây các quy định của Việt Nam đều đề cập đến vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt, điều này đã thúc đẩy các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và nó cũng tác động đến TNNL tăng lên. Theo lý thuyết cấu trúc hiệu quả, các ngân hàng

đạt lợi nhuận cao hơn là do thu hút được tỷ lệ tiền gởi trong dân cư vì tạo được niềm tin trong dân chúng, điều này đã góp phần tạo thị phần hoạt động lớn hơn. Mối quan hệ được mô tả ở trên được giải thích dựa trên quy mô. Các ngân hàng lớn hơn có chi phí sản xuất thấp hơn, nhờ đó lợi nhuận cao hơn là nhờ vào tính kinh tế theo quy mô (Olweny và Shipho 2011) và do đó cũng làm gia tăng các dịch vụ đem lại TNNL cao hơn.

Giả thuyết H2: Tồn tại ảnh hưởng cùng chiều giữa tỷ lệ tiền gửi/Tổng tài sản với TNNL.

(3) Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): Giống như quy mô ngân hàng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) được sử dụng trong các nghiên cứu để đo lường hiệu quả của các NHTM cũng như khả năng sinh lời như Rogers và Sinkey Jr (1999), Hahm (2008), Hakimi và ctg. (2012), M. Nguyen và ctg. (2012), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013). Cũng theo lý thuyết về nguồn lực thì khi ngân hàng hoạt động có lợi nhuận cao sẽ đem lại NIM cao, như đã trình bày thu nhập của ngân hàng được đến từ thu nhập từ lãi và TNNL, việc ngân hàng có thu nhập cao cũng có sự đóng góp của TNNL. Tuy nhiên theo Smith, Staikouras và Wood (2003) cho rằng tồn tại mối liên hệ nghịch biến giữa hai nguồn thu nhập này. Trong các nghiên cứu của Rogers và Sinkey Jr (1999), Hahm (2008), Hakimi và ctg. (2012), M. Nguyen và ctg. (2012), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016) cũng đưa ra kết quả tương tự khi cho rằng thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng truyền thống có quan hệ ngược chiều với TNNL được tạo ra từ các hoạt động khác. Theo lý thuyết cạnh tranh, cho dù ngân hàng có nhiều điểm mạnh và điểm yếu trước các đối thủ khác, nhưng tựu chung lại có hai loại lợi thế cạnh tranh mà ngân hàng có thể sở hữu: chi phí thấp hoặc khác biệt hóa. Nếu các NHTM chú trọng vào gia tăng thu nhập truyền thống từ cho vay nhằm tạo sự khác biệt hóa sẽ làm gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, nhưng cũng sẽ làm giảm TNNL.

Giả thuyết H3: Tồn tại ảnh hưởng ngược chiều giữa tỷ lệ thu nhập lãi cận biên với TNNL.

(4) Vốn Chủ sở hữu/ Tổng Tài sản (EQUITY): Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản càng lớn nghĩa là ngân hàng có khả năng tự bảo vệ trước các rủi ro vỡ nợ của ngân

hàng. Do đó các ngân hàng sẽ đa dạng hóa nguồn thu nhập của họ cho các TNNL theo các nghiên cứu của Rogers và Sinkey Jr (1999), Shahimi và ctg. (2006), Lepetit và ctg. (2008a), Shahimi và ctg. (2006), M. Nguyen và ctg. (2012). Cũng theo lý thuyết về nguồn lực thì khi ngân hàng có Vốn chủ sở hữu/Tài sản cao chính là sự đảm bảo nội lực tài chính từ bên trong ngân hàng, là tấm đệm trước các rủi ro. Đây cũng chính là cơ sở vững chắc cho ngân hàng phát triển các dịch vụ nhằm đem lại TNNL. Mặt khác lượng vốn chủ sở hữu lớn sẽ được sử dụng để mua các tài sản sinh lời và đem lại TNNL cho ngân hàng, đây cũng là kết quả phân tích của DeYoung và Rice (2004), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016). Theo lý thuyết cấu trúc hiệu quả thì các ngân hàng đạt lợi nhuận cao hơn là do chúng hoạt động hiệu quả hơn (Olweny và Shipho 2011). Trong hoạt động ngành ngân hàng, hoạt động hiệu quả luôn song hành với việc an toàn vốn trong kinh doanh, mà việc an toàn vốn này được thể hiện ở nguồn vốn không phải trả chi phí là vốn chủ sở hữu, đóng vai trò là tấm đệm tạo sự an toàn trong mọi hoạt động kinh doanh của các NHTM kể cả góp phần gia tăng TNNL.

Giả thuyết H4: Tồn tại ảnh hưởng cùng chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản với TNNL.

(5) Cho vay/Tổng tài sản (LOAN): Theo lý thuyết cấu trúc hiệu quả thì các ngân hàng đạt lợi nhuận cao hơn là do chúng hoạt động hiệu quả hơn, do đó khi tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao là dấu hiệu cho thấy ngân hàng tập trung cao vào các hoạt động kinh doanh truyền thống chính như cho vay nhằm thu được lợi nhuận chính từ lãi vay, vì vậy các hoạt động TNNL sẽ không được chú trọng. Ngược lại, TNNL sẽ tăng lên khi chiến lược của ngân hàng là nhằm đa dạng hóa thu nhập, cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản và mức TNNL của các NHTM (DeYoung và Rice 2004). Nghiên cứu của Hahm (2008), Lepetit và ctg. (2008a), Engle và ctg. (2014), Hamdi và ctg. (2017), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016) cũng đồng quan điểm khi cho rằng hoạt động cho vay giúp làm tăng thu nhập lãi nên làm giảm lượng tiền đầu tư vào các hoạt động phi truyền thống để thu TNNL. Cũng theo lý thuyết về nguồn lực thì khi ngân hàng có tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản cao nghĩa là ngân hàng tập trung chủ yếu phát triển cho vay là

chính, các dịch vụ đem lại TNNL sẽ không được quan tâm nhiều. Do đó mối quan hệ này là nghịch biến.

Giả thuyết H5: Tồn tại ảnh hưởng ngược chiều giữa tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản với TNNL.

(6) Công nghệ (TEC): Sự phát triển công nghệ được đo lường bằng tỷ lệ Số máy ATM, máy POS/ Số dân trong độ tuổi lao động. Biến này đã được sử dụng để nắm bắt các thay đổi và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng. Các biến khác được sử dụng để nắm bắt các thay đổi trong công nghệ bao gồm giao dịch không dùng tiền mặt, số lượng đô la tài sản quỹ tương hỗ bình quân đầu người và ATM trên đầu người. Khi công nghệ thay đổi, dự kiến các ngân hàng có khả năng tạo ra mức thu nhập ngoài lãi cao hơn (Atellu 2016; Bailey-Tapper 2010; Craigwell và Maxwell 2006). Do đó, nghiên cứu mong đợi một mối quan hệ tích cực giữa phát triển công nghệ và TNNL của các NHTM.

Các ngân hàng thương mại ở Jamaica có cho thấy sự phụ thuộc ngày càng tăng vào thu nhập được tạo ra từ các hoạt động không quan tâm, cũng được định hình bởi sự mở rộng khác biệt của công nghệ ATM và POS như được khẳng định bởi Bailey- Tapper (2010).

Giả thuyết H6: Tồn tại ảnh hưởng cùng chiều giữa công nghệ với TNNL.

(7) Chi phí/Thu nhập (COST): Các chi phí đầu vào khác có liên quan đến chi phí cao hơn như đào tạo nhân sự, có thể cải thiện các dịch vụ ngân hàng và do đó tăng TNNL (Lepetit và ctg. 2008a). Trong nghiên cứu của Hahm (2008), Meng và ctg. (2018) cũng chỉ ra chi phí có tác động tích cực đến TNNL. Theo lý thuyết về nguồn lực thì khi ngân hàng có tỷ tỷ lệ chi phí/ Thu nhập càng cao nghĩa là phần chi phí kinh doanh của ngân hàng càng cao do đó lợi nhuận thu được thay đổi đáng kể.

Giả thuyết H7: Tồn tại ảnh hưởng cùng chiều giữa tỷ lệ chi phí/ Thu nhập với TNNL.

(8)Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA):

Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản là một yếu tố thúc đẩy sự đa dạng hóa trong thu nhập của ngân hàng kể cả TNNL (Aslam và ctg. 2015; Davis và Tuori 2000b; Hamdi và ctg. 2017; Lepetit, Nys, Rous và Tarazi 2008b). Các lý thuyết kinh tế cho

thấy, trong tình hình cạnh tranh hoàn hảo, tối đa hóa lợi nhuận bằng với việc giảm thiểu chi phí, đồng nghĩa với việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực như các tài sản hiện có. Craigwell và Maxwell (2006) cũng tìm thấy tác động tích cực của TNNL đối với ROA và sự biến động của nó đối với các ngân hàng. Mối quan tâm ngày càng tăng về chất lượng tài sản, đặc biệt là đối với các NHTMVN.

Cũng theo lý thuyết về nguồn lực thì khi ngân hàng có ROA cao thể hiện việc sử dụng có hiệu quả các TSCĐ trong ngân hàng, điều này sẽ làm giảm chi phí hoạt động, góp phần nâng cao thu nhập kể cả TNNL.

Giả thuyết H8: Tồn tại ảnh hưởng cùng chiều giữa tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản với TNNL.

(9)Tăng trưởng GDP: Đối với các nền kinh tế mới nổi với tốc độ tăng trưởng GDP nhanh như Việt Nam thì có khả năng cho thấy TNNL thấp hơn ở các nền kinh tế có tốc độ phát triển thấp hơn. Trong nghiên cứu của Hahm (2008) đã cho thấy rằng các nền kinh tế mới nổi nhanh với tốc độ GDP cao có khả năng cho thấy TNNL thấp hơn so với các nền kinh tế chuyển động chậm. Các nghiên cứu của Chortareas và ctg. (2012), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016), Đoàn Anh Tuấn (2018) cũng cho rằng TNNL tăng tại các quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế thấp. Tăng trưởng kinh tế chậm chạp có thể làm giảm tiền thu được từ hoạt động đầu tư dẫn đến sự phụ thuộc vào hoạt động cho vay. Điều này sẽ lần lượt tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng do đó làm giảm lợi nhuận của hoạt động cho vay. Sau đó, rủi ro cho vay chung của những người đi vay được tăng lên, từ đó làm giảm lợi nhuận dự kiến của việc cho vay. Do đó, các ngân hàng sẽ có thêm động lực để đa dạng hóa vào các hoạt động TNNL thay thế như kinh doanh phí. Do đó, tác giả mong đợi một mối quan hệ nghịch đảo giữa tăng trưởng GDP và thu nhập ngoài lãi.

Giả thuyết H9: Tồn tại ảnh hưởng ngược chiều giữa GDP với TNNL.

(10) Lạm phát (INF): Lạm phát ổn định sẽ cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự ổn định giá cả sẽ giúp các các nhân, hộ gia đình có thể đưa ra các quyết định về tiêu dùng, đầu tư ...một cách có cơ sở và đáng tin cậy hơn. Sự ổn định này góp phần giúp môi trường kinh tế vĩ mô trở nên dễ dự báo

hơn, giúp thị trường tài chính có thể hoạt động thông suốt và hiệu quả hơn (DeYoung và Rice 2004). Theo Báo cáo thường niên thị trường tài chính Việt Nam năm 2016, lạm phát của Việt Nam đã được kiềm chế ở mức một con số kể từ năm 2012, đáng chú ý là trong 2 năm 2014-2015 lạm phát luôn ở dưới mức 2%. Lạm phát cơ bản năm 2016 tăng 1,83% so với năm trước, chỉ số CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2016 tuy nhiên vẫn nằm trong mục tiêu 5% mà quốc hội đề ra. Như vậy, trong giai đoạn 2010-2016, trừ năm 2011 do lạm phát tăng mạnh theo chiều hướng bất lợi buộc NHNN phải sử dụng tất cả các công cụ của chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt bao gồm cả việc giảm cung tiền, những năm còn lại việc cung tiền đã theo xu hướng lạm phát. Tỷ lệ lạm phát cao thường kết hợp với lãi suất cho vay cao và có thể ảnh hưởng đến mức TNNL. Trong các nghiên cứu của Meng và ctg. (2018), Hamdi và ctg. (2017), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) đều cho rằng tỷ lệ lạm phát càng cao thì hiệu quả của hệ thống ngân hàng càng giảm.

Giả thuyết H10: Tồn tại ảnh hưởng ngược chiều giữa lạm phát với TNNL.

(11) Lãi suất (IR): Lãi suất hầu như có tác động đến toàn bộ hoạt động của các NHTM, và có liên quan tích cực đến TNNL (Damankah và ctg. 2014). Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của phần lớn ngân hàng trung ương của các nước trên thế giới cũng như tại NHNN Việt Nam là ổn định giá trị đồng tiền của quốc gia thông quan việc kiểm soát lạm phát, thì lãi suất là một trong những công cụ hữu hiệu. Nghiên cứu của Hahm (2008), Chortareas và ctg. (2012) cũng cho ra kết quả về mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất và TNNL.

Giả thuyết H11: Tồn tại ảnh hưởng cùng chiều giữa lãi suất với TNNL.

(12) Chỉ số quản trị cấp quốc gia Worldwide Governance Indicator (WGI):

Các biến được sử dụng ở đây chủ yếu lấy từ chỉ số phát triển thế giới của World Bank, các chỉ số này kết hợp quan điểm của một số lượng lớn các doanh nghiệp, công dân và các chuyên gia điều tra khảo sát ở các nước công nghiệp và đang phát triển. Chúng dựa trên hơn 30 nguồn dữ liệu cá nhân do nhiều viện khảo sát, các nhóm tư vấn, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp tư nhân sản xuất (Kaufmann và ctg. 2003).

Nếu một quốc gia được đánh giá là tốt thì cạnh tranh sẽ càng lành mạnh, dẫn đến các ngân hàng buộc phải gia tăng đa dạng hóa dịch vụ đồng thời đó là gia tăng TNNL. Đồng thời, việc bảo đảm cạnh tranh tốt cũng tạo điều kiện cho các ngân hàng buộc phải gia tăng tính cạnh tranh, ở đây là phải gia tăng mức độ đa dạng sản phẩm có thể đem lại lợi nhuận. Trong nghiên cứu thực nghiệm của Đoàn Anh Tuấn (2018) về tác động của bất định chính trị đến hiệu quả của ngân hàng thương mại đã dùng bộ chỉ số WGI làm biến kiểm soát đối với ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu phát hiện rằng biến động của yếu tố bất định chính trị có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại. Nguyễn Mạnh Hùng (2018) cho rằng ở một số quốc gia, nỗ lực cải cách thể chế lại đẩy nền kinh tế vào những bất ổn không ngừng; do đó tiến trình cải cách thể chế kinh tế khó có thể thành công nếu không đi kèm với nỗ lực thiết lập một nền tảng quản trị quốc gia vững mạnh.

Từ các nghiên cứu trước và theo lý thuyết quyền lực thị trường, tác giả đưa ra giả thuyết biến WGI như sau:

Giả thuyết H12: Tồn tại ảnh hưởng cùng chiều giữa nhóm biến WGI (VAE, PVE, GEE, RQE, RLE, CCE) với TNNL.

(13) Cạnh tranh (COM):

Theo lý thuyết quyền lực thị trường việc đo lường mức độ quyền lực thị trường là một chủ đề chính trong nghiên cứu về ngân hàng, chủ yếu là do có những ý kiến trái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)