Đối với các nhà quản trị các NHTMCPVN (nhóm các yếu tố vi mô)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 124 - 127)

Tỷ lệ tiền gửi/ tổng tài sản (DEP)

Theo kết quả nghiên cứu thì tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản của khách hàng có tác động cùng chiều đến TNNL, do đó các NHTMCPVN cần chú trọng gia tăng khoản tiền gửi này. Cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng tập trung chủ yếu ở khoản mục tiền gửi khách hàng. Tương quan dương phù hợp vì tiền gửi khách hàng được cho là ổn định so với các nguồn tài trợ khác. Cụ thể các NHTMCPVN có tỷ lệ tiền gửi cao có thể sẽ kiếm được nhiều thu nhập hơn do nguồn cung được đáp ứng đối với các nhu cầu vay của các đối tượng (Aslam và ctg. 2015). Do sự sẵn có của quỹ từ các hoạt động truyền thống của nó cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ tham gia vào các hoạt động tạo TNNL. Với xu hướng trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ trong đó có các dịch vụ đem lại TTNL, như việc người gửi tiền tại ngân hàng thì tương đồng với việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (thanh toán tiền điện, nước…) đấy cũng là những dịch vụ đem lại TNNL. Thực tế, trong những năm gần đây các quy định của Việt Nam đều đề cập đến vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt, điều này đã thúc đẩy các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và nó cũng tác động đến TNNL tăng lên.

Đối với vốn chủ sở hữu (EQUITY)

Theo kết quả nghiên cứu thì vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến TNNL. Do đó các NHTMCPVN cần chú trọng đến nguồn vốn chủ sở hữu, cụ thể cần tăng lượng vốn chủ sở hữu bằng việc huy động vốn góp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt từ nguồn phát hành riêng lẻ cho cổ đông nước ngoài (Nghị định 60/2015 của Chính Phủ có quy định về nới room cho NĐT nước ngoài). Đối với nhóm ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, một mặt, cần tập trung tích lũy vốn chủ sở hữu thông qua chính sách phân phối lợi nhuận phù hợp, trong đó cần ưu tiên cho lựa chọn giữ lại lợi nhuận và lựa chọn chi trả cổ tức bằng cổ phiếu phát hành thêm. Mặt khác, có thể lựa chọn việc phát hành bổ sung cổ phiếu cho các đối tác chiến lược để vừa cải thiện tỷ lệ an toàn vốn, vừa

tận dụng được những lợi thế của đối tác chiến lược để mở rộng thị trường, đổi mới hệ thống quản trị, cải thiện công nghệ ngân hàng sẵn có và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đối với các ngân hàng có tình hình tài chính yếu kém, việc gia tăng tỷ lệ an toàn vốn sẽ gặp khó khăn hơn. Một mặt, nhóm này vẫn cần chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược để kêu gọi đầu tư, mua lại cổ phần. Mặt khác, cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp tái cấu trúc trong nội bộ cũng như tái cấu trúc theo chương trình của NHNN. Qua đó, có thể cải thiện tình hình hoạt động và gia tăng tỷ lệ an toàn vốn, góp phần cải thiện TNNL.

Bên cạnh đó, nên xây dựng chính sách cân đối trong quá trình phân phối kết quả tài chính cho việc chi trả cổ tức cổ đông và giữ lại phần lợi nhuận phù hợp bổ sung vào vốn chủ sở hữu để tăng qui mô vốn nhằm mục đích để tái đầu tư vì đây là nguồn có chi phí sử dụng thấp song lại ảnh hưởng đến lợi ích và quyền lợi của các cổ đông.

Mặt khác cần phải tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) các ngân hàng; đồng thời tái cơ cấu chức năng của NHTMCPVN theo hướng: tách bạch chức năng ngân hàng đầu tư và NHTM của các ngân hàng để phòng ngừa tích tụ rủi ro quá cao, dẫn đến khủng hoảng đổ vỡ ngân hàng như nhiều quốc gia trên thế giới (Tô Ngọc Hưng 2017).

Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)

Kết quả nghiên cứu cho thấy ROA có tác động đến TNNL điều này cho thấy việc các ngân hàng sử dụng tốt các tài sản hiện có, cắt giảm chi phí sẽ tạo ra thu nhập nói riêng và TNNL tăng lên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay quy mô tài sản của các NHTMCPVN tăng đều qua các năm nhưng hiệu quả kinh doanh lại giảm (đã phân tích tại phần 4.1) , đây cũng là điều dễ hiểu trong bối cảnh hoạt động của các ngân hàng gặp khó khăn, tín dụng tăng trưởng yếu và lãi suất liên tục giảm.

Do đó, để tăng TNNL thì các nhà quản trị các NHTMCPVN cần có chính sách cắt giảm chi phí, sử dụng hiệu quả các tài sản hiện có, gắn trách nhiệm quản lý cũng như sử dụng tài sản của ngân hàng đến từng cá nhân, đơn vị để có cơ sở kiểm tra cũng như rà soát tình trạng sử dụng cũng như hiệu quả sử dụng của từng tài sản. Thanh lý cũng như bắt bồi thường trong trường hợp tài sản hư hỏng hoặc phải sửa chữa như vậy cũng sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, công nhân viên tại các NHTMCPVN, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Kết quả nghiên cứu cho thấy thay đổi công nghệ có quan hệ tích cực, cùng chiều với TNNL. Để góp phần cải thiện TNNL, các NHTMCPVN cần chú trọng đầu tư về hạ tầng CNTT, đặc biệt là các phần mềm corebanking thế hệ mới, triển khai các công nghệ nền tảng mới, ứng dụng các giải pháp sáng tạo theo xu hướng chung về chuyển đổi số, số hóa dịch vụ của ngành Ngân hàng nhằm cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số theo hướng đơn giản, thân thiện, tự động, thông minh và tiếp cận khách hàng đa kênh đồng nhất (Omni-Channel). Thực tế hiện nay, các NHTM đang tận dụng việc thanh toán qua công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), hệ thống này có lợi ích khi khách hàng có thể dễ dàng sử dụng cây ATM khác mà không lo sợ các khoản phí phát sinh vì đã cùng hệ thống ngân hàng Napas. Điều này cũng góp phần vào việc sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn của các NHTM vào hoạt động kinh doanh, hơn là việc đầu tư vào hệ thống các thiết bị ATM/POS/EFTPOS/EDC.

Ngoài ra, xu hướng hợp tác hiện nay là đôi bên cùng có lợi, cộng hưởng sức mạnh giữa ngân hàng thì Fintech chính là xu hướng phát triển chủ đạo tại thị trường tài chính, ngân hàng Việt Nam hiện nay. Với sự góp mặt của các doanh nghiệp Fintech phát triển dựa trên thành tựu của khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử gia tăng, các hoạt động đa dạng của kinh tế số và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu, hành vi thay đổi của người tiêu dùng trong kỷ nguyên số.

Tuy nhiên, sự phát triển công nghệ cũng tạo ra các thách thức về bảo mật trong các giao dịch thanh toán ngày càng tăng., khiến các rủi ro an ninh mạng như lừa đảo, hacker… trong lĩnh vực này trở nên lớn và thường trực hơn, do sự kết nối mở, liên tục, đa chiều, phức tạp. Do đó, cần có một cơ chế trao đổi, cách thức xử lý để ứng xử trong những tình huống khẩn cấp và việc chia sẻ thông tin giữa các NHTMCPVN cũng cần được tăng cường nhằm hạn chế được các rủi ro này.

Đối với tỷ lệ Chi phí/Thu nhập (COST)

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại được cải thiện thì TNNL của NHTMCPVN cũng gia tăng. Tức các NHTMCPVN muốn tăng TNNL thì cần kiểm soát tốt chi phí hoạt động của mình, nhất là chi phí liên quan đến lãi vay, chi phí hoạt động, lương nhân viên…. Ngoài ra gánh nặng nợ xấu làm cho chi phí của các NHTMCPVN gia tăng, khả năng huy động vốn và cho vay đối với nền kinh tế suy giảm, lòng tin của dân chúng đối với hệ thống ngân hàng giảm và uy tín quốc tế đối với hệ thống ngân hàng cũng giảm xuống...

Ngoài việc tập trung xử lý nợ xấu nhằm làm trong sạch bảng cân đối kế toán của NHTMCPVN, tức việc giải quyết số nợ xấu phát sinh những năm trước; các ngân hàng thương mại cũng cần có biện pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh trong tương lai. Đồng thời, các ngân hàng cần cân nhắc cắt giảm chi phí hoạt động thế nào cho hợp lý mà không ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập của các NHTMCPVN. Thực tế cho thấy bộ máy nhân sự của các NHTMCPVN vẫn còn rườm rà, bộ phận hỗ trợ tập trung vào đầu mối thay vì quản lý riêng; nhằm giảm thiểu một lượng lớn nhân sự, giảm chi phí và việc quản lý sẽ tập trung hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.

Cần chú trọng thêm về mặt tuyển dụng nhân sự phù hợp với vị trí công việc, tránh trùng lắp và dư thừa, đưa ra các chương trình đào tạo hữu ích cho nhân viên; nâng cao trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp và đánh giá kết quả công việc; kiểm soát chi phí đi lại. Ngoài ra, các khoản chi phí chung và chi phí khác cũng là một khoản không nhỏ và cần được kiểm soát ở mức hợp lý.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cho thấy khả năng sinh lời cơ bản từ hoạt động cho vay của đơn vị theo mức tài sản có sinh lời bình quân, và nếu tỷ lệ này càng cao thì sẽ làm giảm TNNL, điều này là tất yếu. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng mang đặc điểm là biên lợi nhuận không cao, phụ thuộc vào chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động vốn) và lãi suất cho vay. Do đó, các nhà quản lý các NHTMCPVN nên có chính sách song song trong việc tăng các khoản thu nhập chính từ cho vay truyền thống và các khoản dịch vụ từ TNNL. Việc đầu tư vào Ngân hàng lõi để có cơ sở dần chuyển đổi mô hình kinh doanh, từ tín dụng qua dịch vụ, bán chéo các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là hướng đi nhằm đem lại TNNL của các NHTMCPVN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)