:Kết quả hồi quy sau khi khắc phục khuyết tật của mô hình bằng FGLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 113)

Coef. Std. Err. z P>z _cons -0,055212 0,0225237 -2,45 0,014 SIZE 0,0095294 0,0510691 0,19 0,852 DEP 1,30e-08 1,81e-08 0,72 0,474

NIM -0,1470377*** 0,031728 -4,63 0,000 EQUITY -0,0096546** 0,004032 -2,39 0,017 LOAN 0,004328 0,0033103 1,31 0,191 TEC 0,4462144*** 0,0709575 6,29 0,000 COST -0,00007** 0,0000351 -1,99 0,046 ROA -0,0000237 0,0000584 -0,41 0,685 INF -0,0279475*** 0,0077856 -3,59 0,000 GDP 0,021134* 0,0108943 1,94 0,052 IR 0,2777275*** 0,0791187 3,51 0,000 VAE 0,0043599 0,0028566 1,53 0,127 PVE -0,0481279 0,0411896 -1,17 0,243 GEE -0,000457 0,0005137 -0,89 0,374 RQE -0,0034988 0,0032977 -1,06 0,289 RLE 0,0017935 0,0026188 0,68 0,493 CCE -0,048677*** 0,0097435 -5,00 0,000 COM 7,28e-06 0,0000468 0,16 0,877 HHI 3,15e-12 3,19e-12 0,99 0,323

(Ghi chú: *, **, ***: có mức ý nghĩa thống kê tương ứng 10%, 5%, 1%) (Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 15.0)

Kết quả từ bảng 4.16 cho thấy mô hình FGLS có ý nghĩa thống kê với giá trị Prob>chi2 = 0.0000 (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%- phụ lục 7). Trong các biến độc lập đưa vào mô hình, kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 08 biến có tác động đến TNNL gồm NIM, EQUITY, TEC, COST và có 3 biến thuộc nhóm các yếu tố vĩ mô có ý nghĩa thống kê là INF,GDP và IR; có 1 biến thuộc bộ chỉ số các yếu tố quản trị cấp quốc gia là CCE có ý nghĩa thống kê và có tác động đến TNNL.

4.2.5 Kết quả hồi quy bằng phương pháp GMM

Kết quả hồi quy bằng phương pháp GMM với p-value của kiểm định AR(2) là 0,179 và p-value của kiểm định Hansen là 0,670, lớn hơn 0,1 (Phụ lục 8) cho thấy biến công cụ được sử dụng hợp lý và các kết quả ước lượng đáng tin cậy.

Bảng 4.17 : Kết quả hồi quy bằng GMM

Coef. Std. Err. z P>z _cons -0,0586388 0,0333959 -1,76 0,091 SIZE -0,1097303 0,0876733 -1,25 0,222

DEP 1,24e-08* 7,27e-09 1,71 0,099

NIM -0,4858255*** 0,0590437 -8,23 0,000 EQUITY 0,0174807* 0,010066 1,74 0,094 LOAN -0,0107227 0,0076883 -1,39 0,175 TEC 0,7179451*** 0,0963297 7,45 0,000 COST 0,0005672*** 0,0001079 5,26 0,000 ROA -0,0006288** 0,0002613 -2,41 0,024 INF -0,0229414* 0,0127509 -1,80 0,084 GDP -0,0314598 0,0223821 -1,41 0,172 IR 0,1359006** 0,0503287 2,70 0,012 VAE 0,0038075 0,0090086 0,42 0,676 PVE 1,041339*** 0,1391847 7,48 0,000 GEE 0,0013327 0,0013133 1,01 0,320 RQE -0,0006375 0,0071157 -0,09 0,929 RLE 0,0025228 0,0057108 0,44 0,662 CCE -0,0194507 0,0117162 -1,66 0,109 COM 0,0003926** 0,0001713 2,29 0,030

HHI 6,64e-11** 2,35e-11 2,82 0,009

(Ghi chú: *, **, ***: có mức ý nghĩa thống kê tương ứng 10%, 5%, 1%) (Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 15.0) Kết quả từ bảng 4.17 cho thấy trong các biến độc lập đưa vào mô hình, kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 11 biến có tác động đến TNNL gồm DEP, NIM,

EQUITY, TEC, COST, ROA và có 2 biến thuộc nhóm các yếu tố vĩ mô có ý nghĩa thống kê là INF và IR; có 2 biến thuộc nhóm cạnh tranh là COM và HHI; có 1 biến thuộc bộ chỉ số các yếu tố quản trị cấp quốc gia là PVE có ý nghĩa thống kê và có tác động đến TNNL. Với bộ số liệu trong nghiên cứu này không tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của biến SIZE, LOAN, GDP, VAE, GEE, RQE, RLE, CCE đến TNNL của các NHTMCPVN.

4.2.6 Kết quả hồi quy bằng phương pháp LASSO

Kết quả hồi quy bằng phương pháp LASSO dựa trên hàm mục tiêu LASSO để tìm βk để hàm Lagrange (L) với λ là nhân tử Lagrange để hàm đạt cực trị. Khi đó, λ được xem xét như là một phần tử để kiểm soát độ phức tạp khi thêm biến. Do đó, nghiên cứu tiến hành tìm λ tối ưu cho ước lượng LASSO.

Trong nghiên cứu này, phương pháp tìm λ được tiến hành theo kỹ thuật K-fold, nghĩa là với mỗi λ cụ thể, mẫu dữ liệu sẽ được phân chia thành k phần bằng nhau cho toàn bộ mẫu dữ liệu (kết quả chi tiết được trình bày ở phần Phụ lục 9). Kết quả từ phần mềm sử lý số liệu Stata 14 cho thấy trong trường hợp với mẫu nghiên cứu này thì λ tối ưu được chọn là 0.185.

Với λ tối ưu được chọn là 0.185, kết quả hồi quy bằng phương pháp Lasso được thể hiện ở bảng 4.18 cho thấy với hồi quy bằng phương pháp Lasso đã giữ lại các biến có tác động đến TNNL của các NHTMCPVN. Với hồi quy bằng phương pháp LASSO đã tìm ra 11 biến tác động là DEP, NIM, EQUITY, TEC, COST, ROA, INF, IR, PVE, COM và HHI đến TNNL.

Có thể thấy, với các phương pháp hồi quy thông thường sử dụng P-value để lựa chọn biến (OLS, FEM, REM) đã tồn tại nhược điểm trong quá trình xử lý và lựa chọn do có tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình và có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi, nên kết quả lựa chọn giữa 3 mô hình OLS, FEM, REM thì mô hình FEM được lựa chọn là tối ưu và sau khi sử lý bằng FGLS, GMM đã cho kết quả có 11 biến tác động đến TNNL (bảng 4.19).

Bảng 4.18 : Kết quả hồi quy bằng phương pháp LASSO Lasso Post-est OLS Lasso Post-est OLS

_cons 0,0148606 0,0196651 DEP 0,0005273 0,0005493 NIM -0,5190056 -0,5389961 EQUITY 0,0053993 0,0061342 TEC 0,9222532 0,9475352 COST 0,0038443 0,0062018 ROA -0,0004904 -0,0006650 INF -0,0013827 -0,0013995 IR 0,1193421 0,1280443 PVE 0,9151732 0,9454668 COM 0,0054708 0,0062654 HHI 0,0002480 0,0006201 (Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 15.0)

Từ kết quả tổng hợp tại bảng 4.19 thì việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL của các NHTMCPVN sử dụng phương pháp LASSO cũng cho kết quả tương tự với phương pháp GMM với 11 biến có tác động đến TNNL gồm DEP, NIM, EQUITY, TEC, COST, ROA, INF, IR, PVE, COM và HHI có ý nghĩa thống kê và có tác động đến TNNL.

Bảng 4.19: Bảng tổng hợp các yếu tố tác động đến TNNL

OLS FEM REM FGLS GMM LASSO

SIZE x DEP x x x x NIM x x x x x x EQUITY x x x LOAN x x TEC x x x x x x COST x x x x x x ROA x x INF x x x x x x GDP x x IR x x x x x x VAE x PVE x x x x x GEE RQE x RLE CCE x

COM x x

HHI x x

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả các mô hình hồi quy bằng Stata 15.0) Tuy nhiên, việc hồi quy theo phương pháp LASSO với điểm mạnh là kiểm soát độ phức tạp khi có nhiều biến trong mô hình và ko bị các tác động bởi đa cộng tuyến và phương sai thay đổi đã mang lại kết quả tương đồng với phương pháp GMM trong việc kiểm định lại các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL của các NHTMCPVN.

4.3 Thảo luận với các nghiên cứu trước

Biến DEP : Hệ số ước lượng của biến DEP mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% cho thấy yếu tố tiền gửi có ảnh hưởng đến TNNL của các NHTMVN trong giai đoạn nghiên cứu. Kết quả này phù hợp với lý thuyết về nguồn lực khi mà vốn huy động từ tiền gửi là thước đo sức mạnh của ngân hàng trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ trong đó có các dịch vụ đem lại TTNL. Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013), Aslam và ctg. (2015) trong các bài nghiên cứu của mình cũng đưa ra kết quả tương tự.

Biến NIM : Hệ số ước lượng của tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy có tồn tại sự tác động của tỷ lệ lãi ròng biên đến thu nhập ngoài lãi của các NHTMVN trong giai đoạn 2010-2017. Kết quả của tác giả cũng phù hợp với nghiên cứu của Smith và ctg. (2003) cho rằng tồn tại mối liên hệ nghịch biến giữa hai nguồn thu nhập này.

Biến EQUITY : Kết quả nghiên cứu cho thấy biến EQUITY mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% cho thấy vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng đến TNNL của các NHTMVN trong giai đoạn nghiên cứu. Khi mà nguồn vốn tăng sẽ làm gia tăng các hoạt động tạo TNNL cho các ngân hàng. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu như của Chiorazzo và ctg. (2008), Lepetit và ctg. (2008a), Shahimi và ctg. (2006), M. Nguyen và ctg. (2012), Pennathur và ctg. (2012). Điều này cũng phù hợp với lý thuyết về nguồn lực khi mà ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu cao sẽ đem lại TNNL cao. Đồng thời theo lý thuyết cấu trúc hiệu quả thì các ngân hàng đạt lợi nhuận cao hơn là do chúng hoạt động hiệu quả hơn (Olweny và Shipho 2011).

Biến TEC : Kết quả nghiên cứu cho thấy biến công nghệ (TEC) mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy có tồn tại sự tác động đồng biến của công nghệ đến thu nhập ngoài lãi của các NHTMVN trong giai đoạn nghiên cứu. Kết quả

này phù hợp với kỳ vọng và các nghiên cứu của DeYoung và Rice (2004), Hahm (2008), Rogers và Sinkey Jr (1999), Arora và Kaur (2009), Hakimi và ctg. (2012), Kenya và Wang’Ondu (2017), Hamdi và ctg. (2017).

Biến COST : Hệ số ước lượng của biến COST mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy có tồn tại sự tác động của yếu tố chi phí trên thu nhập đến thu nhập ngoài lãi của các NHTMCPVN trong giai đoạn 2010-2017. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của tác giả, giả thuyết về mối quan hệ đồng biến giữa COST và TNNL được chấp nhận. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của DeYoung và Roland (2001), Lepetit và ctg. (2008a).

Biến ROA : Theo kết quả nghiên cứu cho thấy biến ROA, đại diện cho khả năng sinh lời của các NHTMCPVN, có tác động tiêu cực lên TNNL của các NHTMCPVN. Điều này trái ngược với các nghiên cứu của Davis và Tuori (2000b), Lepetit và ctg. (2008a), Hamdi và ctg. (2017), Aslam và ctg. (2015). Kết quả này có thể lý giải do việc sử dụng không hiệu quả các tài sản trong ngân hàng trong hoạt động cũng nhưng trong quá trình quản lý tài sản, điều này sẽ làm tăng chi phí hoạt động, gây tác động làm giảm thu nhập kể cả TNNL. Điều này cũng tìm thấy sự tương đồng trong các nghiên cứu của Hahm (2008), Hakimi và ctg. (2012), Rogers và Sinkey Jr (1999), Shahimi và ctg. (2006)

Biến INF : Hệ số ước lượng của biến INF mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% cho thấy có tồn tại sự tác động tiêu cực của yếu tố lạm phát đến TNNL của các NHTMCPVN trong giai đoạn 2010-2017. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của tác giả, giả thuyết về mối quan hệ nghịch biến giữa INF và TNNL được chấp nhận. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Davis và Tuori (2000b) khi cho rằng các ngân hàng chỉ thực hiện đa dạng hóa thu nhập khi nền kinh tế tăng trưởng chậm và khi tỷ lệ lạm phát giảm.

Biến IR: Kết quả nghiên cứu cho thấy lãi suất bình quân liên ngân hàng hàng năm có tác động đến TNNL của các NHTMCPVN. Hệ số hồi quy cho thấy yếu tố lãi suất có tác động tích cực và tác động tương đối mạnh đến TNNL của các NHTMCPVN trong giai đoạn nghiên cứu.

BIẾN PVE: Kết quả bằng nghiên cứu cho thấy có bằng chứng thống kê tác động đến TNNL của các NHTMCPVN và có ý nghĩa thống kê. Biến này cho thấy sự ổn định về chính trị và không có khủng bố, bạo lực có tác động đến TNNL của các NHTMCPVN.

Hệ số hồi quy cho thấy biến PVE có tác động tích cực và tác động mạnh nhất đến TNNL của các NHTMCPVN trong giai đoạn nghiên cứu.

Biến COM : Hệ số ước lượng của biến COM mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% cho thấy có tồn tại sự tác động tích cực của yếu tố cạnh tranh đến TNNL của các NHTMCPVN trong giai đoạn 2010-2017. Kết quả này là sự khẳng định về sự tác động, là một bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến TNNL của các NHTMCPVN. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu của Phạm Minh Điển và ctg. (2016), Võ Xuân Vinh và Dương Thị Ánh Tiên (2017), Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2016). Kết quả này cũng phù hợp với lý thuyết quyền lực thị trường ở việc đo lường mức độ quyền lực thị trường, ở một mức độ nhất định sức mạnh thị trường của các ngân hàng sẽ làm gia tăng TNNL. Đồng thời nó cũng phù hợp với lý thuyết cạnh tranh, có nghĩa là khi mức độ cạnh tranh của từng ngân hàng tăng lên sẽ làm thu nhập nói chung, TNNL nói riêng của từng ngân hàng gia tăng rõ rệt.

Biến HHI: Hệ số ước lượng của biến HHI mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy yếu tố đa dạng hoá thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến TNNL. Kết quả này phù hợp với lý thuyết tài chính khi mà việc đa dạng hóa thu nhập có thể làm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hang. Mặt khác kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Chortareas và ctg. (2012), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014), Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2016), Nguyễn Thị Liên Hoa và Nguyễn Thị Kim Oanh (2018).

Bảng 4.20: Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu

Biến Kết quả Ghi chú

Biến DEP + (*)

Phù hợp với giả thuyết nghiên cứu, kết quả tương đồng với nghiên của Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013), Aslam và ctg. (2015)

Biến NIM

- (***)

Phù hợp với giả thuyết nghiên cứu, kết quả của tác giả cũng phù hợp với nghiên cứu của Smith và ctg. (2003) cho rằng tồn tại mối liên hệ nghịch biến giữa hai nguồn thu nhập này.

Biến EQUITY

+ (*)

Phù hợp với giả thuyết nghiên cứu, kết quả này đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Chiorazzo và ctg. (2008), Lepetit và ctg. (2008a), Shahimi và ctg. (2006), M. Nguyen và ctg. (2012), Pennathur và ctg. (2012).

Biến TEC

+ (***)

Phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng và các nghiên cứu của DeYoung và Rice (2004), Hahm (2008), Rogers và Sinkey Jr (1999), Arora và Kaur (2009), Hakimi và ctg. (2012), Kenya và Wang’Ondu (2017), Hamdi và ctg. (2017).

Biến COST

+ (***)

Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu, giả thuyết về mối quan hệ đồng biến giữa COST và TNNL được chấp nhận. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của DeYoung và Roland (2001), Lepetit và ctg. (2008a).

Biến ROA

_ (**)

Trái ngược với giả thuyết nghiên cứu, và tương đồng với các nghiên cứu của (Hahm 2008; Hakimi và ctg. 2012; Rogers và Sinkey Jr 1999; Shahimi và ctg. 2006). Nhưng lại trái ngược với nghiên cứu của Davis và Tuori (2000b), Lepetit và ctg. (2008a), Hamdi và ctg. (2017), Aslam và ctg. (2015).

Biến INF - (*)

Phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Davis và Tuori (2000b).

Biến IR + (**)

Phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và có ý nghĩa thống kê

Biến COM

+ (**)

Kết quả này là sự khẳng định về sự tác động, là một bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến TNNL của các NHTMVN. Phù hợp với giả thuyết nghiên cứu.

Biến HHI

+ (**)

Phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Chortareas và ctg. (2012), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014), Nguyễn Thị

Liên Hoa và Nguyễn Thị Kim Oanh (2018), Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2016).

Bộ chỉ số WGI

VAE + Phù hợp với giả thuyết nghiên cứu nhưng không có ý nghĩa thống kê.

PVE +

(***)

Phù hợp với giả thuyết nghiên cứu, và có ý nghĩa thống kê.

GEE + Phù hợp với giả thuyết nghiên cứu nhưng không có ý nghĩa thống kê.

RQE - Không phù hợp với giả thuyết nghiên cứu, và không có ý nghĩa thống kê.

RLE + Phù hợp với giả thuyết nghiên cứu nhưng không có ý nghĩa thống kê.

CCE - Không phù hợp với giả thuyết nghiên cứu, và không có ý nghĩa thống kê.

(Ghi chú: *, **, ***: có mức ý nghĩa thống kê tương ứng 10%, 5%, 1%) (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả hồi quy)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày và phân tích về thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCPVN, cụ thể về tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, an toàn vốn, tăng trưởng tín dụng cũng như kết quả hoạt động kinh doanh, làm rõ thực trạng thu nhập và TNNL của các NHTMCPVN trong giai đoạn 2010-2017. Nghiên cứu áp dụng mô hình OLS, FEM, REM, FGLS, GMM và LASSO trong phân tích định lượng cùng với các kiểm định có liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 11 yếu tố có tác động đến TNNL của các NHTMCPVN và đều phù hợp với dấu kỳ vọng được đặt ra ban đầu.

Chương tiếp theo sẽ trình bày những đóng góp của nghiên cứu, những giới hạn trong nghiên cứu và định hướng cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ

5.1. Các điểm chính của nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL của các NHTMCPVN, từ đó hướng đến mục đích đề xuất các giải pháp cụ thể dựa trên các kết quả đạt được nhằm đưa các các giải pháp nâng cao TNNL của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)