Nhóm yếu tố vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

2.5. Đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan

2.5.2 Nhóm yếu tố vĩ mô

2.5.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Sử dụng số liệu của 662 NHTM ở 29 quốc gia OECD trong giai đoạn 1992-2006, Hahm (2008) đã phân tích các yếu tố quyết định đến TNNL. Bên cạnh ngân hàng cụ thể, tác giả đã kiểm tra ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên mức TNNL. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, môi trường lạm phát ổn định và TTCK phát triển tốt có khuynh hướng cho thấy TNNL cao hơn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Rogers và Sinkey Jr (1999), DeYoung và Rice (2004). Do đó, để kinh doanh các hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi các ngân hàng phải đầu tư nhiều hơn cho nhân viên và công nghệ do đó có chi phí cao hơn.

Chortareas và ctg. (2012) đã sử dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) và GMM để nghiên cứu mối ảnh hưởng giữa cạnh tranh, hiệu quả hoạt động với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng ở châu Mỹ La Tinh. Dữ liệu bao gồm 2.305 quan sát từ chín ngân hàng quốc gia châu Mỹ Latinh gồm: Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Paraguay, Peru, Uruguay và Venezuela trong giai đoạn 1999-2006. Các yếu tố vĩ mô trong nghiên cứu gồm GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, kết quả đã chỉ ra rằng GDP có ảnh hưởng tiêu cực đến NIM.

Hakimi và ctg. (2012) đã phân tích các yếu tố quyết định TNNL cho bối cảnh các ngân hàng Tunisia bằng cách sử dụng dữ liệu của 10 ngân hàng bán lẻ ở Tunisia. Mẫu được quan sát trong giai đoạn 1998-2009. Kết quả của hồi quy dữ liệu bảng cho thấy sự tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông được đưa ra bởi số máy rút tiền tự động và số lượng thẻ tín dụng ảnh hưởng đến mức độ của TNNL. Ngoài ra các yếu tố vĩ mô như GDP và lạm phát cũng ảnh hưởng đến TNNL ở Tunisia.

M. Nguyen và ctg. (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi thế thị trường đối với đa dạng hóa thu nhập và sự ổn định thu nhập tại các ngân hàng thương mại Nam Á baogồm Bangladesh, India, Pakistan và Sri Lanka giai đoạn 1998-2008. Kết quả thực nghiệm cho thấy các ngân hàng thương mại có lợi thế thị trường cao tạo ra ít TNNL hơn so với các ngân hàng khác. Do đó, các tác giả kết luận rằng các ngân hàng ưa thích tận dụng lợi thế trên thị trường cho vay truyền thống hơn là đa dạng hóa thu nhập để tạo ra các nguồn TNNL. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các ngân hàng có lợi thế thị trường lớn hơn thì ổn định hơn khi thực hiện đa dạng hóa thu nhập. Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến sự gia tăng TNNL của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu cũng thể hiện những mối quan hệ tích cực. Tại các quốc gia có nền kinh tế và thị trường tài chính phát triển tốt thì các ngân hàng kinh doanh tại những quốc gia này thường có cơ hội cung cấp rộng rãi hơn các sản phẩm tài chính. Do đó tạo ra nguồn TNNL lớn hơn. Ngược lại, tại các quốc gia có những hạn chế nghiêm ngặt về hoạt động ngân hàng thì các ngân hàng hoạt động tại những quốc gia này chủ yếu thực hiện chức năng trung gian tài chính. Do đó tỷ trọng TNNL cũng thấp hơn.

Nghiên cứu của Damankah và ctg. (2014) phân tích TNNL tại các ngân hàng thương mại tại Ghana với dữ liệu bảng được lấy từ bảng cân đối và báo cáo thu nhập của các ngân hàng tại Ghana từ năm 2002 – 2011. Nghiên cứu cho thấy các ngân hàng trong

thời gian gần đây đã thay đổi từ tập trung thu nhập từ lãi để tạo ra doanh thu vào các hoạt động tạo thu nhập từ phí. Lãi suất cơ bản của NHTW cũng ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và có liên quan tích cực đến sự tham gia của ngân hàng trong các hoạt động phi truyền thống. Engle và ctg. (2014) đã nghiên cứu thu nhập ngoài lãi và sự ổn định tài chính toàn cầu của 2.065 ngân hàng trên thế giới. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến TNNL.

Meng và ctg. (2018) nghiên cứu về các yếu tố quyết định các quyết định đa dạng hóa thu nhập của các NHTM Trung Quốc với bộ dữ liệu gồm 88 ngân hàng trong nước Trung Quốc từ năm 2003 đến năm 2010. Kết quả cho thấy các ngân hàng quốc gia và các ngân hàng khu vực có những phản ứng chiến lược khác nhau đối với kinh tế vĩ mô, và môi trường pháp lý. Việc tăng TNNL nhằm chống lại các cú sốc từ ngành ngân hàng và nền kinh tế vĩ mô, bổ sung thiếu hụt thanh khoản từ hoạt động kinh doanh trung gian dường như là động lực của các ngân hàng quốc gia hoạt động trong các lĩnh vực phi ngân hàng.

Hamdi và ctg. (2017) sử dụng dữ liệu hàng năm của 20 ngân hàng Tunisia trong giai đoạn 2005-2012 nhằm xem xét mức TNNL của các ngân hàng tại Tunisia. Kết quả cho thấy các yếu tố vĩ mô như GDP và lạm phát có ảnh hưởng đến TNNL

2.5.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Đặng Hữu Mẫn và Hoàng Dương Việt Anh (2014) đã nghiên cứu các yếu tố kinh tế và thể chế ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình DPDA cho thấy tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán/tổng sản phẩm quốc nội có mối tương quan “dương” với lợi nhuận ngân hàng. Theo đó, nếu lạm phát tăng trong tỷ lệ “dự báo” và tốc độ vốn hóa thị trường chứng khoán tăng lên sẽ kích thích lợi nhuận ngân hàng. Ngược lại, trong giai đoạn 2003- 2012 ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận ngân hàng đôi khi không đi liền với nhau; đồng thời, các ngân hàng có xu hướng gia tăng lợi nhuận khi mức độ ổn định của hệ thống ngân hàng tương đối thấp. Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất lượng môi trường thể chế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng. Cụ thể, một bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả ở các cấp với chất lượng điều tiết các chính sách ngày càng cao và tồn tại trong một môi trường chính trị ổn định là tiền đề quan trọng góp phần kích thích hoạt động ngân hàng.

Trần Chí Chinh và Nguyễn Hữu Tiến (2016) đã sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 20 NHTMVN giai đoạn 2010-2014 để nghiên cứu về tác động của quy mô và tập trung thị trường đến hiệu quả hoạt động của các NHTMVN. Kết quả cho thấy tỷ lệ lạm phát (CPI) có tác động thuận chiều đối với hiệu quả hoạt động, GDP có tác động thuận chiều đối với hiệu quả hoạt động nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.

Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016) sử dụng dữ liệu của 33 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2013 để nghiên cứu về TNNL và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu nhằm góp phần làm rõ hơn các nhân tố tác động đến nguồn thu nhập quan trọng này cùng với tác động của nó đến hiệu quả tài chính của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc thù ngân hàng, điều kiện thị trường (đo lường bằng tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát) có mối tương quan chặt chẽ với TNNL của các NHTM. Tăng trưởng GDP có mối quan hệ ngược chiều với TNNL, tức là TNNL tăng lên khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thấp. Tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với TNNL nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.

Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMVN trong thời kỳ hội nhập 2005-2011 theo hai mô hình 2SLS và Tobit. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố vĩ mô như GDP và lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMVN trong thời kỳ hội nhập.

Nguyễn Mạnh Hùng (2018) đã sử dụng bộ chỉ số quản trị cấp quốc gia WGI- Worldwide Governance Indicator để nghiên cứu quản trị quốc gia và những gợi mở cho tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tác giả cho rằng trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, ở Việt Nam đã nổi lên luận điểm: cải cách thể chế kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới. Khi các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ và vốn... đã đến giới hạn thì cải cách thể chế trở thành đòi hỏi tất yếu đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là thử thách khó khăn của quá trình phát triển. Trên thế giới, nhiều quốc gia chỉ đạt được một phần mục tiêu của cải cách, thậm chí ở một số quốc gia, nỗ lực cải cách thể chế lại đẩy nền kinh tế vào những bất ổn không ngừng. Tiến trình cải cách thể chế kinh tế khó có thể thành công nếu không đi kèm với nỗ lực thiết lập một nền tảng quản trị quốc gia vững mạnh.

quả của ngân hàng thương mại tại các nền kinh tế mới nổi. Nghiên cứu đã sử dụng các biến kiểm soát tầm vĩ mô như FINFREE, REG, GOV, REALGDP, và INFLATION. Với FINFREE là chỉ số tự do hoá tài chính được lấy từ cơ sở dữ liệu của Heritage Foundation (2010), còn GOV và REG là tương ứng là các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động của chính phủ và chất lượng thể chế quốc gia WGI- Worldwide Governance Indicators của Kaufmann, Kraay và Mastruzzi (2011). Ngoài ra, REALGDP được đo lường bằng GDP thực theo đầu người, còn CPI được tính bằng chỉ số giá tiêu dùng cho từng quốc gia. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng GDP theo đầu người và chỉ số giá tiêu dùng có tác động tiêu cực đối với hiệu quả của ngân hàng, tuy rằng các hệ số ước lượng này đều không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)