Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 94 - 96)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Môi trường kinh tế vĩ mô và kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP

4.1.2.2 Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Biểu đồ 4.2 cho thấy lợi nhuận sau thuế của các NHTMCPVN trong giai đoạn 2010-2017 luôn có chiều hướng gia tăng, và chiều hướng gia tăng này được duy trì ổn định bắt đầu từ năm 2014 đến nay.

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCPVN, 2010-2017)

Biểu đồ 4.2: Lợi nhuận ròng và ROA của các NHTMCP Việt Nam

(ĐVT: Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng); ROA (%))

Tuy nhiên, biểu đồ 4.2 cũng cho thấy tỷ lệ ROA của các NHTMCPVN trong giai đoạn 2010-2017 có chiều hướng giảm. Chỉ riêng năm 2010 -2011 là duy trì tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA duy trì trên mức 1% , còn lại từ 2012-2017 đều dưới tỷ lệ này. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ ROA các NHTMCPVN chỉ đạt 0,59%. Điều này có thể là do hệ quả của tỷ lệ nợ xấu gia tăng và lạm phát tăng cao năm 2011 làm cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động của ngân hàng tăng nhanh dẫn đến thu nhập ròng giảm.

Có thể thấy, quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ và vốn huy động tăng dần qua các năm (biểu đồ 4.1) và tốc độ tăng trưởng vốn huy động và tăng trưởng tín dụng cũng luôn luôn duy trì ở mức cao (bảng 4.1), tình hình cho vay/huy động luôn bình quân ở mức cao là 87,05% cho cả giai đoạn 2010-2017 (bảng 4.1), lợi nhuận sau thuế luôn gia tăng (biểu đồ 4.2) mà tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA lại có chiều hướng suy giảm cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCPVN trong giai đoạn nghiên cứu không khởi sắc. Nguyên nhân do bối cảnh hoạt động của các ngân hàng gặp khó khăn khi NHNN liên tục kiểm soát trần lãi suất nhằm đưa hệ thống tín dụng hoạt động an toàn, lành mạnh hơn trong bối cảnh thị trường vốn chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Bởi vì hệ thống ngân hàng vẫn là kênh chủ lực cung ứng vốn cho nền kinh tế, thì việc NHNN ban hành các Thông tư số 05/2011/TT-NHNN, Chỉ thị 02/CT- NHNN/2011 về chấn chỉnh việc thực hiện ngay lãi suất huy động vốn và xử lý vi lãi suất theo quy định, Chỉ thị số 01/CT-NHNN/2014 nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của

thị trường tiền tệ trong khi chất lượng các tổ chức tín dụng chưa đồng đều. Do đó, có thể tóm lược do một số nguyên nhân sau đây:

(i) Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp nhưng tín dụng tăng trưởng khó khăn, chủ yếu do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, taọ áp lực lớn về sử dụng vốn đối với các ngân hàng.

(ii) Các cơ chế, chính sách về xử lý tài sản đảm bảo, các quy định của pháp luật về đất đai, bất động sản, xây dựng … còn nhiều bất cập, dẫn đến việc xử lý tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn, các ngân hàng thương mại phải tăng trích lập dự phòng dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định và làm ảnh hưởng tới lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)