Đo lường các biến trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 70)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mô hình đo lường thu nhập ngoài lãi

3.1.2 Đo lường các biến trong nghiên cứu

- Thu nhập ngoài lãi (NII)

Thu nhập ngoài lãi được tính dựa vào tỷ lệ của thu nhập ngoài lãi so với tổng tài sản của các ngân hàng trong từng năm. Nghiên cứu của Huang và Chen (2006), DeYoung và Rice (2004), M. Nguyen và ctg. (2012) cũng đưa ra cách tính tương tự. Dữ liệu tính toán

được lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCPVN và được tính bằng công thức sau:

it it it TNNL NII TTS

Trong đó: TNNLit = SOMit + TRAit + OTHit

Với TNNLit là thu nhập ngoài lãi của ngân hàng i năm t; SOMit : là giá trị thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng i ở năm t; TRAit : là giá trị trị thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh và đầu tư của ngân hàng i ở năm t; OTHit : là giá trị thu nhập ròng từ hoạt động khác của ngân hàng i ở năm t. TTSit : Tổng tài sản của ngân hàng i năm t

- Quy mô (SIZE)

Có nhiều cách khác nhau để đo lường quy mô ngân hàng như: dựa trên giá trị của tổng tài sản, doanh thu, hay giá trị thị trường, hoặc được dựa trên số lao động hiện tại. Xác định quy mô ngân hàng dựa trên tổng tài sản là cách đo lường thông dụng nhất. Vì đặc thù của ngân hàng có giá trị tổng tài sản rất lớn, nên nghiên cứu này lấy logarit tự nhiên (Ln) của tổng tài sản để làm giảm sự cách biệt giữa biến tổng tài sản và các biến khác. Quy mô được lấy dựa vào giá trị tài sản của từng ngân hàng theo từng năm, được lấy từ bảng cân đối kế toán của các NHTMCPVN.

SIZE = Ln (Tổng tài sản) - Tỷ lệ tiền gửi/Tổng tài sản (DEP)

DEP được tính bằng cách lấy giá trị tiền gửi của khách hàng chia cho tổng tài sản của ngân hàng. DEP được tính theo năm bằng công thức sau:

it it it TG DEP TTS

Trong đó TGit : là giá trị tiền gửi của khách hàng của ngân hàng i ở năm t TTSit : Tổng tài sản của ngân hàng i năm t

- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) là một trong những chỉ số được sử dụng để đo lường hiệu quả của các NHTM cũng như khả năng sinh lời. NIM được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi chia cho tổng tài sản của ngân hàng đó (J. n. Maudos và De Guevara 2004). Chúng chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu so với mức tăng chi phí (P. S.

Rose 1999). NIM được tính theo năm bằng công thức sau:

NIM =

Trong đó:

Tổng thu nhập từ lãi : là giá trị thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự Chi phí từ lãi : là giá trị chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự

- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (EQUITY)

Biến này được tính bằng tỷ lệ giá trị vốn chủ sở hữu so với giá trị tổng tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ này đánh giá mức phù hợp của vốn và được tính bằng công thức sau:

- Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản (LOAN)

Biến này được tính bằng tỷ lệ giá trị cho vay khách hàng so với giá trị tổng tài sản của ngân hàng theo từng năm, được lấy từ bảng cân đối kế toán của các NHTMCPVN.

- Công nghệ (TEC)

Biến này được tính bằng Số máy ATM và máy POS/Số dân trong độ tuổi lao động. Trong đó dữ liệu số máy ATM và máy POS được lấy từ báo cáo thường niên của các NHTMCPVN; Số dân trong độ tuổi lao động được lấy từ tổng cục thống kê Việt Nam

- Tỷ lệ Chi phí/Thu nhập (COST)

Theo Hahm (2008), Meng và ctg. (2018) biến này được tính bằng tỷ lệ giá trị chi phí hoạt động so với giá trị tổng thu nhập của ngân hàng theo từng năm, được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCPVN:

Thu nhập từ lãi – Chi phí từ lãi Tổng tài sản

EQUITY = Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

LOAN = Cho vay khách hàng Tổng tài sản

COST = Chi phí Thu nhập

- Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA)

Thông thường, để đo lường chất lượng của tài sản và nguồn vốn trong ngân hàng sẽ được so lường bằng chỉ tiêu ROA và ROE. ROA được tính bằng tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản. ROE được tính bằng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, Laeven và Levine (2007) đã sử dụng Tobin Lần Q (tức là tổng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu chung cộng với giá trị sổ sách của cổ phiếu ưu đãi chia cho giá trị sổ sách của tổng tài sản). Với dữ liệu hạn chế về giá trị thị trường của các ngân hàng, nghiên cứu này sử dụng ROA để đo lường chất lượng tài sản của ngân hàng.

Giống hầu hết các nghiên cứu trước đây, ROA đại diện cho khả năng sinh lời của các NHTM. Biến này được tính bằng tỷ lệ giá trị lợi nhuận sau thuế so với giá trị tổng tài sản của ngân hàng theo từng năm, được lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCPVN và được tính bằng công thức sau:

ROA =

- Tăng trưởng GDP (GDP): Biến này được tính bằng tăng trưởng giá trị GDP hàng năm của Việt Nam, được lấy từ tổng cục thống kê.

- Lạm phát (INF): Biến này được tính bằng giá trị lạm phát hàng năm (CPI) của Việt Nam, được lấy từ cở sở dữ liệu của Thomson Reuter.

- Lãi suất (IR): Biến này được tính bằng giá trị lãi suất bình quân liên ngân hàng hàng năm, được lấy từ ngân hàng nhà nước Việt Nam.

- Bộ chỉ số quản trị cấp quốc gia WGI (WGI): Bộ chỉ số quản trị cấp quốc gia WGI được lấy từ cở sở dữ liệu của World Bank (xem chi tiết ở phụ lục 12) gồm 6 thành phần bao gồm:

+ Tự do ngôn luận và tự chịu trách nhiệm (Voice and Accountability-VAE): Được đánh giá bởi mức độ mà công dân của một quốc gia có thể tham gia vào việc lựa chọn chính phủ cũng như tự do ngôn luận, các tổ chức hiệp hội và báo chí.

+ Sự ổn định về chính trị và không có khủng bố, bạo lực (Political Stability and Absence of Violence-PVE): Được đo bằng khả năng một chính phủ sẽ bị mất ổn định bởi bạo lực, bao gồm khủng bố.

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

+ Hiệu quả của chính phủ (Government Effectiveness-GEE): Được do bằng chất lượng dịch vụ công, năng lực của các dịch vụ dân sự và sự độc lập của họ trước áp lực chính trị, và chất lượng xây dựng chính sách.

+ Chất lượng thể chế (Regulatory Quality-RQE): Đo lường bằng khả năng của một chính phủ để cung cấp các chính sách và các quy định phù hợp cho phép và thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân.

+ Quy định của pháp luật (Rule of Law-RLE): Được đánh giá bởi mức độ mà các đại lý tin tưởng và tuân thủ các quy tắc của xã hội, bao gồm chất lượng quyền sở hữu, cảnh sát và tòa án, và nguy cơ tội phạm.

+ Kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption-CCE): Được đánh giá bởi mức độ mà quyền lực công cộng được thực hiện vì lợi ích cá nhân, bao gồm cả hình thức tham nhũng nhỏ và lớn cũng như sự "nắm bắt" tinh vi của nhà nước.

- Cạnh tranh (Lerner)

Biến này được tính bằng chỉ số Lerner, Võ Xuân Vinh và Dương Thị Ánh Tiên (2017) đã tính chỉ số này bằng tỷ lệ chênh lệch giữa giá đầu ra và chi phí biên so với giá đầu ra. Dữ liệu tính toán được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCPVN và được tính bằng công thức sau:

Trong đó:

Pit : là giá đầu ra của ngân hàng i ở năm t, được tính bằng tổng doanh thu trên tổng tài sản

MCit : là chi phí biên của ngân hàng i ở năm t, không quan sát được trực tiếp, được ước lượng dựa trên hàm số tổng chi phí và được ước tính theo trình tự hai bước, cụ thể:

Bước 1: Lấy logarithm tự nhiên của hàm tổng chi phí:

LnTCit = α0 + α1lnQit + 1/2α2(lnQit)2 + α3lnw1it + α4lnw2it + α5lnw3it + α6lnQitlnw1 + α7lnQitlnw2lt + α8lnQitlnw3lt + α9lnw1itlnw2lt + α10lnw1itlnw3lt + α11lnw2itlnw3lt

+ 1/2 α12([lnw1it)]2 + α13([lnw2it)]2 + 1/2 α14([lnw3it)]2 + α15T + 1/2 α16T2 + 1/2 α17TlnQit + α18Tlnw1it + α19Tlnw2it + α20Tlnw3it (2)

Trong đó: i là đại diện ngân hàng, t là thời gian; TC là tổng chi phí (bao gồm chi phí lãi và chi phí ngoài lãi); Q là tổng tài sản; Ba giá đầu vào gồm: w1 là giá

COMi,t = Pit – MCit Pit

vốn tiền gửi, w2 là giá vốn vật chất và w3 là giá lao động; T là biến phản ánh sự thay đổi công nghệ

Bước 2: Sau khi ước lượng hàm tổng chi phí, chi phí biên được xác định bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất từ phương trình (2) và được ước tính như sau:

Ariss (2010) chỉ ra giá trị chỉ số Lerner càng lớn hàm ý rằng mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng yếu và sức cạnh tranh của từng ngân hàng càng mạnh.

- Đa dạng hóa thu nhập (HHI)

Theo Nguyễn Thị Liên Hoa và Nguyễn Thị Kim Oanh (2018) thì đa dạng hoá thu nhập (thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi) của NHTM là mô hình đa dạng hoá các loại hình sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nhằm cải thiện và tạo thêm nguồn thu nhập mang về cho ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng chỉ số điều chỉnh Hirschman–Herfindahl Index (HHI) giống với nghiên cứu của Carbo-Valverde và ctg. (2009), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014), Nguyễn Thị Liên Hoa và Nguyễn Thị Kim Oanh (2018). Các nghiên cứu này đều cho rằng chỉ số HHI càng cao thì mức độ đa dạng hoá thu nhập của các ngân hàng càng cao. Dữ liệu tính toán được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCPVN và được tính bằng công thức sau:

2 2 2 2

1 INTit CPEit TRAit OTHit

it TOR TOR TOR TOR

it it it it HHI                                 Trong đó:

HHIit : chỉ số đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng i ở năm t

INTit : là giá trị thu nhập ròng từ lãi và các khoản thu nhập tương tự của ngân hàng i ở năm t

CPEit : là giá trị thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng i ở năm t TRAit : là giá trị trị thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh và đầu tư của ngân hàng

i ở năm t

TORit : là giá trị tổng thu nhập từ hoạt động của ngân hàng i ở năm t

Sau đây là bảng tóm tắt việc thu thập và tính toán các biến số nghiên cứu Bảng 3.1: Bảng tóm tắt tính toán các biến số nghiên cứu

TT Biến Nguồn dữ liệu Phương pháp tính BIẾN PHỤ THUỘC

1. NII Thu thập từ BCTC các ngân hàng

TNNL/Tổng Tài sản

(DeYoung và Rice 2004; Huang và Chen 2006; M. Nguyen và ctg. 2012) BIẾN ĐỘC LẬP 2. SIZE Thu thập từ BCTC các ngân hàng Ln (Tổng tài sản) (Damankah và ctg. 2014; Hakimi và ctg. 2012; Hamdi và ctg. 2017; Meng và ctg. 2018; J. Nguyen 2012) 3. DEP Thu thập từ BCTC các ngân hàng

Tiền gửi/ Tổng Tài sản

(Aslam và ctg. 2015; Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa 2013)

4. NIM Thu thập từ BCTC các ngân hàng

(Thu nhập từ lãi – Chi phí từ lãi)/ Tổng tài sản (Davis và Tuori 2000a; Hahm 2008; J. Nguyen

2012; Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương 2013)

5. EQUITY Thu thập từ BCTC các ngân hàng

Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản

(Chiorazzo và ctg. 2008; Lepetit và ctg. 2008a; J. Nguyen 2012; Shahimi và ctg. 2006)

6. LOAN Thu thập từ BCTC các ngân hàng

Cho vay/ Tổng Tài sản

(Avramov và Chordia 2006; Jegadeesh và Titman 1993; Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng

Hạt 2016)

7. TEC

Thu thập từ báo cáo thường niên các ngân

hàng và tổng cục thống kê

Số máy ATM và máy POS/ Số dân trong độ tuổi lao động.

(Arora và Kaur 2009; DeYoung và Rice 2004; Hahm 2008; Hakimi và ctg. 2012; Rogers và

8. COST Thu thập từ BCTC các ngân hàng

Chi phí/ Thu nhập

(DeYoung và Roland 2001; Lepetit và ctg. 2008a)

9. ROA Thu thập từ BCTC các ngân hàng

Lợi nhuận sau thuế / Tổng Tài sản

(Aslam và ctg. 2015; Davis và Tuori 2000b; Hamdi và ctg. 2017)

10. GDP Tổng cục thống kê

Tăng trưởng giá trị GDP hàng năm

(Atellu 2016; Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt 2016)

11. INF Thomson Reuter Lạm phát ( CPI )

(Atellu 2016; DeYoung và Rice 2004) 12. IR Ngân hàng nhà nước Lãi suất bình quân liên ngân hàng

(Damankah và ctg. 2014) 13. VAE

World Bank

Bộ 6 chỉ số đánh giá tác động của yếu tố quản trị ở cấp quốc gia (Kaufmann và ctg. 2003) 14. PVE 15. GEE 16. RQE 17. RLE 18. CCE 19. COM Thu thập từ BCTC các ngân hàng (Pit – MCit)/ Pit

(Lerner 1934; Phạm Minh Điển và ctg. 2016; Võ Xuân Vinh và Dương Thị Ánh Tiên 2017; Võ

Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm 2016)

20. HHI Thu thập từ BCTC các ngân hàng

2 2 2 2

1 INTit CPEit TRAit OTHit

it TOR TOR TOR TOR

it it it it HHI                                 (Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành 2014; Nguyễn Thị Liên Hoa và Nguyễn Thị Kim Oanh 2018; Phạm Minh Điển và ctg. 2016; Võ Xuân

Vinh và Đặng Bửu Kiếm 2016)

(Nguồn : Nghiên cứu của tác giả)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)