Sau khi tổng hợp các nghiên cứu liên quan, có thể nhận thấy một số lượng đáng kể các nghiên cứu thực nghiệm tập trung vào nghiên cứu các yếu tố vi mô, thuộc đặc điểm nội tại của các ngân hàng như quy mô ngân hàng, Tỷ lệ tiền gửi/Tổng tài sản, Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản, Cho vay/Tổng tài sản, Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng tài sản, Chi phí/Thu nhập, Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản, sự thay đổi công nghệ và các yếu tố vĩ mô như Tăng trưởng GDP, Lạm phát, Lãi suất. Chính vì thế, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy việc phân bổ các nguồn lực trong ngân hàng có tác động đến TNNL.
Điểm chung của phần lớn các nghiên cứu này đều tập trung vào các yếu tố vi mô thuộc nội tại của các NHTM, hoặc nghiên cứu cạnh tranh tác động như thế nào đến HQHĐ của các NHTM, các nghiên cứu này chỉ mới xem xét TNNL trong mối tương quan với các biến thuộc về đặc điểm ngân hàng, hoặc chỉ xem xét một phần các hoạt động tạo ra TNNL như các HĐKD hoặc các cam kết cho vay…Điều này chưa phù hợp với tình hình ở Việt Nam, khi mà các HĐKD của ngân hàng bị cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay.
Và sau cùng, trong các nghiên cứu trong và ngoài nước, phần lớn các nghiên cứu đều nghiên cứu riêng lẻ từng yếu tố vi mô, vĩ mô hoặc cả vi mô và vĩ mô, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu kết hợp cả yếu tố vi mô và vĩ mô với các yếu tố cạnh tranh khi nghiên cứu về TNNL tại các NHTMVN. Hơn nữa, ngân hàng là một ngành đặc biệt với đặc thù là kinh doanh tiền tệ, do đó việc cạnh tranh của các NHTM luôn phải tuân
theo các quy định, pháp luật của nhà nước do đó, việc nghiên cứu yếu tố thể chế được đo lường theo bộ 6 chỉ số của World Bank (Governance Index) như: Tự do ngôn luận và tự chịu trách nhiệm, Sự ổn định về chính trị và không có khủng bố, bạo lực , Hiệu quả của chính phủ, Chất lượng thể chế, Quy định của pháp luật, Kiểm soát tham nhũng thì việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến TNNL sẽ đem lại góc nhìn cụ thể hơn, đây là điều mà mục tiêu nghiên cứu này hướng đến.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả đã trình bày các lý thuyết nền tảng quan trọng liên quan đến luận án bao gồm: lý thuyết về nguồn lực, lý thuyết quyền lực thị trường, lý thuyết cấu trúc hiệu quả, định hướng thị trường và lý thuyết cạnh tranh. Mỗi lý thuyết có những giả định khác nhau và có hướng tập trung khác nhau về tác động của các yếu tố đến TNNL. Do đó, các lý thuyết này có sự bổ sung cho nhau, nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL.
Hơn nữa, luận án cũng đã hệ thống lại các nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng TNNL cũng như các khái niệm liên quan như NHTM, TNNL cũng được đề cập trong chương này. Ngoài ra, khoảng trống nghiên cứu được tạo ra do vấn đề cạnh tranh giữa các NHTM trong quá trình hội nhập giai đoạn 2010-2017, bên cạnh các yếu tố vi mô (các yếu tố thuộc nội tại ngân hàng) và các yếu tố vĩ mô (GDP, INF) thì vấn đề hiệu quả quản lý nhà nước thuộc các yếu tố đánh giá chất lượng thể chế theo bộ 6 chỉ số của World Bank (tự do ngôn luận và tự chịu trách nhiệm; sự ổn định về chính trị và không có khủng bố, bạo lực; hiệu quả của chính phủ; chất lượng thể chế; quy định của pháp luật; kiểm soát tham nhũng) cũng được nghiên cứu trong luận án.
Trên cơ sở phân tích của các lý thuyết nền tảng, kết quả của công trình nghiên cứu trước đây liên quan và các kết quả nghiên cứu trước.Từ đó, luận án phát hiện ra các khoảng trống nghiên cứu mà có thể được bổ khuyết trong bối cảnh ở Việt Nam, là cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất đối với mục tiêu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL tại chương 3. Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu của luận án, cũng là một nội dung quan trọng của luận án. Tiếp đến, luận án tóm tắt các kết quả chính, đánh giá những thành tựu đạt được, và những giới hạn cần hoàn thiện của các nghiên cứu trước liên quan đến các yếu tố tác động đến TNNL.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu cũng là một nội dung quan trọng để đạt được mục tiêu của nghiên cứu, nó góp phần rất lớn đối với hiệu quả nghiên cứu của luận án. Nội dung chương này sẽ trình bày mô hình nghiên cứu dựa vào các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước. Các phương pháp nghiên cứu tác giả đã lựa chọn, bao gồm các nội dung sau: Mô hình nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Dữ liệu nghiên cứu và quy trình phân tích dữ liệu.