10 Cách thức tổ chức dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI (Trang 47 - 48)

Trên đây chúng ta đã trình bày về cách thức tiếp nhận thông tin thông qua các loại bộ nhớ. Sau đây chúng ta sẽ xem xét rõ ràng hơn cách thức mà con ngƣời xử lý và trao đổi thông tin. Cơ chế hoạt động của bộ não và ảnh hƣởng của môi trƣờng bên ngoài. Đã từ khá lâu con ngƣời đã quan tâm đến quá trình thu nhận thông tin cũng nhƣ bộ não con ngƣời. Nhƣng cũng giống nhƣ đại đa số các ngành xã hội khác những gì mà con ngƣời hiểu biết về nó còn quá it, còn vô số những điều mà chúng ta chƣa thể lý giải đƣợc hoặc sẽ không bao giờ có thể lý giải đƣợc. Một trong những câu hỏi đó là liệu chúng ta có thể mô phỏng đƣợc quá trình xử lý thông tin của mình trên cơ sở tiếp nhận thông tin thông qua thị giác. Có rất nhiều các mô hình và phỏng đoán đƣợc đƣa ra bởi các nghiên cứu khác nhau, mà sự đúng sai rất khó phân biệt rạch ròi điều này khác hẳn với các môn khoa học tự nhiên. Tuy nhiên nhƣng nghiên cứu nhƣ vậy vẫn là cơ sở để chúng ta nghiên cứu vì nó vẫn tốt hơn rất nhiều những phỏng đoán không mang tính hệ thống.

Trƣớc hết chúng ta nghiên cứu một trong những mô hình cơ bản đó là quá trình so sánh và đối chiếu giữa các mô hình bên trong đƣợc lƣu trong bộ não và với mô hình bên ngoài đƣợc nhận thông qua thị giác. Mặc dù hình ảnh nhận đƣợc thông qua thị giác không phải là yếu tố quyết định nhƣng quá trình tổng hợp giữa hai yếu tố trong và ngoài trên luôn luôn xảy ra, tức là luôn có sự liên quan giữa hình ảnh bên ngoài và hình ảnh bên trong rối thông qua đó ảnh hƣởng đến quá trình nhận thức. Để hiểu rõ hơn quá trình trên ta xem xét sơ đồ dƣới đây.

Nhƣ trong hình dƣới ta thấy, dữ liệu ngoài có thể đi thẳng trực tiếp đến trung tâm phân tích và tổng hợp với sự trợ giúp của bộ nhớ hoặc có thể qua rất nhiều kênh khác nhau. Quá trình xác nhận các đặc điểm xung quanh của sự vật giúp chúng ta tiến gần đến hơn quá trình tổng hợp mô hình 3D bên trong. Quá trình này tự động cập nhật một cách chính xác những thay đổi của xung quanh vật quan sát và vị trị của ngƣời quan sát để có thể đƣa ra đƣợc một sự suy đoán sau

một khoảng thời gian t. Khoảng thời gian t này không nhất thiết là phải nhỏ hơn thời gian phân tích và tổng hợp dữ liệu bên ngoài. Những hình ảnh hai chiều đƣợc lƣu trong bộ não sau quá trình thu nhận hình ảnh trƣớc đó (lƣu ý rằng bộ não của chúng ta chỉ có thể lƣu giữ đƣợc hình ảnh 2 chiều) cùng với những hình ảnh hiện tại đƣợc kết hợp lại và so sánh với nhau. Quá trình này sẽ ảnh hƣởng đến các quá trình về sau thông qua quá trình cảm nhận. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu một số trƣờng hợp có thể xảy ra trong quá trình dƣới đây.

Trường hợp 1: sự định hƣớng sơ khai, dữ liệu ngoài ký hiệu là E đƣợc truyền vào trong hệ thống. Không có các hình ảnh bên trong nào và sự suy đoán đƣợc thiết lập, ký hiệu là P. Nhƣ vậy là E > 0 và P = 0. Hệ thống bắt đầu phân tích những gì đã quan sát đƣợc và tổng hợp lại thành dữ liệu bên trong. Quá trình này cũng tƣơng tự đối với cách cảm nhận và suy nghĩ của những loài động vật bậc thấp. Tuy nhiên điều đó cũng không có nghĩa là con ngƣời không rơi vào những trƣờng hợp nhƣ này, trong một số trƣờng hợp nhƣ môi trƣờng xung quanh cung cấp đầy đủ thông tin và con ngƣời không cần bất kỳ một dữ liệu bên trong nào để tham gia vào quá trình cảm nhận và phân tích, và nhƣ vậy có thể phần nào mang tính thực tế hơn, đơn giản hơn so với quá trình có cả hai chế độ trong và ngoài cùng tham gia. Nhƣng xét về tổng thể trƣờng hợp này hầu nhƣ không đƣợc đề cập đến quá nhiều.

Thế giới thực Dữ liệu ngoài Sự suy đoán Dữ liệu trong So sánh và đối chiếu Điều khiển Cảm nhận Bộ nhớ Phân tích và tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)