1 Giao diện Pulldown

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI (Trang 69 - 72)

Các lựa chọn thực đơn đơn giản rất có ích khi mà ngƣời sử dụng không có nhiều kiến thức về tin học, sử dụng máy tính không thƣờng xuyên, không quen với các thuật ngữ tin học hay thƣờng xuyên cần có sự giúp đỡ trong quá trình tƣơng tác với máy tính. Với việc nghiên cứu cẩn thận các thực đơn và tăng tính hiệu quả trong quá trình tƣơng tác thì sẽ rất hữu dụng ngay cả đối với những chuyên gia. Tuy nhiên, bởi vì ngƣời thiết kế chỉ sử dụng lựa chọn thực đơn và các mẫu có sẵn nên không có gì đảm bảo rằng giao diện sẽ dễ sử dụng đối với ngƣời dùng. Một giao diện tốt chỉ có thể có sau khi đã nghiên cứu một cách kĩ lƣỡng cách tổ chức và sắp xếp các thƣ mục, cách bố trì và thiết kế đồ họa, thời gian phản hồi, trợ giúp trực tuyến... Trong phần này chúng ta sẽ bắt đầu với thực đơn, sau đó sẽ chuyển sang phần dạng điền các thông tin và cuối cùng là các đoạn hội thoại. Các ví dụ sẽ đƣợc lấy từ các thực đơn có thể kéo (pulldown menu), các màn hình kín, các đƣờng dẫn gắn vào trên các trang Web và các hộp hội thoại để điền thông tin. Nội dung bên trong có thể là các đoạn văn, đồ họa hay âm thanh.

2. 1. 2. Các kiểu thực đơn

Nhiệm vụ chính của thực đơn, các hộp hội thoại để lựa chọn hay các mẫu điền sẵn đó chính là tăng tính dễ hiểu, dễ nhớ và cung cách tổ chức thuận tiện đối với các yêu cầu thao tác của ngƣời dùng. Chúng ta có thể hình dung sự dễ dàng và thuận tiện khi các cuốn sách đƣợc tổ chức thành các chƣơng, chƣơng trình đƣợc phân chia thành các chƣơng trình con hay động vật đƣợc phân chia thành các loại khác nhau. Việc phân tầng có cấu trúc nhƣ vậy thể hiện tính tự nhiên và dễ hiểu đối với mọi ngƣời, bởi vì phân loại nhƣ vậy tất cả các loại đều thuộc cùng về một lớp nào đó. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp, việc phân loại là cực ký khó khăn và ngƣời thiết kế phải sử dụng sự phân loại đôi đồng cấp, điều này đã tạo nên mạng máy tính.

Các thực đơn máy tính phân loại các danh mục với nhau, điều này giúp cho ngƣời sử dụng cảm thấy dễ hiểu và rạch ròi đồng thời cảm thấy tự tin trong các quyết định của mình. Ngƣời sử dụng thƣờng có một ý thức rõ ràng về những gì sắp xảy ra khi họ có một sƣ lựa chọn. Các thực đơn máy tính thƣờng thiết kế khó khăn hơn so với các thực đơn khác ví dụ nhƣ thực đơn nhà hàng, bởi vì không có đƣợc các khoảng không gian cần thiết để thiết kế. Thêm vào đó nữa thì các lựa chọn trong thực đơn và độ phức tạp cũng tăng lên trong nhiều các chƣơng trình ứng dụng và không có ngƣời phục vụ để giải thích thực đơn đó.

Đã có một kiểm nghiệm để chứng minh sự tiện dụng của việc sử dụng thực đơn, đƣợc tiến hành bởi Liebelt đối với 48 ngƣời mới sử dụng máy vi tính. Các danh mục đƣợc tổ chức theo dạng cây với chiều cao là 3 trong đó các danh mục đƣợc sắp xếp theo hai cách có thứ tự và không có thứ tự. Kết quả cho thấy tỉ lệ mắc lỗi giảm một nửa và thời gian suy nghĩ giảm đối với các thƣ mục có sắp xếp theo thứ tự. Trong các danh mục sắp xếp có thứ tự khác nhƣ thực phẩm, động vật và thành phố đều làm giảm thời gian phản hồi hơn so với cách sắp xếp ngẫu nhiên hay thậm chí là theo vần abc. Kiểm nghiệm với số lƣợng 109 ngƣời mới sử dụng máy vi tính với 26 lần thử. Tác giả thí nghiệm đã kết luận rằng việc sắp xếp các thƣ mục theo phân loại một cách có tổ chức cho phép hiệu quả to lớn hơn nhiều so với cách thức tổ chức đơn giản theo vần abc, đặc biệt khi không có sự am hiểu về các thuật ngữ.

Kiểm nghiệm trên cùng với mô hình OAI giúp cho chúng ta thấy rằng trong việc tổ chức thực đơn thì yếu tố đầu tiên phải cần xem xét đó chính là phải phân loại theo lớp và chức năng. Ví dụ nhƣ việc thực đơn bán vé cho một chƣơng trình ca nhạc thì phải phân loại rõ các loại nhạc (cổ điển, rock, nhạc trẻ... ), địa điểm tổ chức, ngày biểu diễn đồng thời đƣa ra một số các chức năng nhƣ tìm kiếm tên ngƣời trình diễn, chọn buổi trình diễn không đắt hay nhận đƣợc các danh sách. Giao diện có thể là một hộp hội thoại cho phép với các hộp có chứa các kiểu nhạc và các menu cuộn có chứa vị trí buổi nhạc. Tên của ngƣời trình diễn có thể là một danh sách cuộn hay là một bảng định dạng có sẵn.

Các chƣơng trình thực đơn từ hai danh mục đơn giản cho đến một hệ thống thông tin phức tạp có thể đƣa ra hàng ngàn cách thể hiện khác nhau. Cách thức đơn giản nhất bao gồm có một thực đơn duy nhất. Cách thức thứ hai bao gồm có một chuỗi thẳng hàng các thực đơn nhất,

đơn cụ thể.

1. Thực đơn duy nhất : Trong một số tình huống, thực đơn duy nhất lại có thể giải quyết đƣợc các yêu cầu của ngƣời dùng. Thực đơn duy nhất có thể có hai, ba hay nhiều các danh mục để lựa chọn. Kiểu thực đơn này có thể xuất hiện bất ngờ trong các mạng hiện nay hay có thể có sẵn vĩnh viễn khi màn hình đã bị thay đổi. Thực đơn duy nhất bao gồm có các dạng sau.

Thực đơn nhị phân tức là chỉ có hai sự lựa chọn bao gồm có các lựa chon yes-no, true- false, nam-nữ. Trong khi đó thì có các dạng thực đơn duy nhất trong đó việc lựa chọn không bằng con trỏ chuột mà lại sử dụng bằng bàn phím. Mỗi một phím thể hiện cách lựa chọn.

Bạn thích mầu nào nhất Đ Đỏ

V Vàng.

Thông thƣờng thì ngƣời sử dụng thích kiểu giao diện nhƣ này, bởi vì có thể tránh đƣợc sự nhầm lẫn và khó hiểu, tuy nhiên lại đòi hỏi phải biết một số ngôn ngữ. Dẫu vậy thì tính rõ ràng và dễ nhớ có rất nhiều tiện ích trong các ứng dụng. Ngoài ra cũng có thể có một số dạng thực đơn cho phƣơng pháp lựa chọn bằng con trỏ chuột.

Trong những hệ thống đơn giản lúc trƣớc thì chỉ sử dụng chữ viết, các hệ thống nhƣ ngày nay có chỉ ra các danh mục mang tính đồ họa. Ví dụ nhƣ ngƣời dùng có thể lựa chọn một trong hai danh mục mà mang tính đồ họa, danh mục nào đƣợc chọn thì có thể chuyển sang mầu tối hơn. Hoặc ngƣời dùng có thể sử dụng một trong hai loại thực đơn là Done và Cancel. Khi cái nào đƣợc chọn thì xung quanh sẽ xuẩt hiện đƣờng viền đậm.

2. Thực đơn có nhiều lựa chọn : Một thực đơn này sẽ có nhiều hơn hai lựa chon. Một trong những ví dụ trên đó là thực đơn câu hỏi đố bằng cách trả lời tiếp xúc vào màn hình.

Ai là ngƣời phát minh ra Telephone Thomas Edison

Alexander Graham Bell Lee De Forest

George Westinghouse

Trả lời bằng cách chạm tay vào màn hình đáp án mà bạn chọn. Dƣới đây là một ví dụ khác về thực đơn có nhiều lựa chọn.

Thực đơn trên khá đơn giản, do vậy tƣơng đối dễ hiểu cho tất cả các ngƣời mới sử dụng. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều các thực đơn khác gây nên những sự rối trí và bối rối cho ngƣời lựa chọn. Bởi vì chúng không có đƣợc những hƣớng dẫn cụ thể, hơn nữa các chữ viết tắt cũng không thể hiện một cách rõ ràng. Những chuyên gia thƣờng thích những mẫu ngắn nhƣ này bởi vì chúng

đơn giản và dễ hiểu. Thực đơn có nhiều lựa chọn và có thể đông thời chọn nhiều lựa chọn cùng một lúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)