Ngƣời dùng có thể lựa chọn các mục thông qua con trỏ chuột khi di chuyển các vệt sang. Nội dung và cách bố trí của các phần trong thực đơn cũng tƣơng tự nhƣ các phần khác.
3. 2. 5. Cách thiết kế trang tìm kiếm
Mục đích của trang này đó chính là tìm kiếm các hình ảnh hay hoạt động trong trang Web. Ngƣời dùng có thể điền các thông tin theo yêu cầu để có thể có đƣợc các kết quả nhƣ mong muốn. Yêu cầu tìm kiếm đƣợc cung cấp thêm hai phần nhỏ giúp cho ngƣời sử dụng đến gần hơn với các kết quả tìm kiếm. Ngƣời dùng có thể lựa chọn một trong hai hình thức bằng cách nháy chuột vào ô cần tìm. Nếu nhƣ phần nào đƣợc chọn thì sẽ có một chấm nhỏ hiện lên bên cạnh phần đã đƣợc chọn.
hiện ra bên trên. Trƣờng tiếp theo đó chính là trƣờng địa điểm thì các địa điểm hay đƣợc sử dụng sẽ đƣợc xếp lên trên đầu tiên, còn các địa điểm tiếp theo thì sẽ đƣợc sắp xếp theo vần. Cách làm nhƣ vậy vừa rút ngắn thời gian tìm kiếm cho ngƣời dùng vừa tránh đƣợc các sai sót có thể có.
3. 2. 6 Cách thiết kế trang diễn đàn
Đây là trang có chức năng để cho mọi ngƣời sau khi đã xem qua trang Web có thể đăng ký làm thành viên hoặc là nơi các thành viên cũ có thể cùng nhau thảo luận trao đổi và chia sẻ. Thông thƣờng trong phần diễn đàn có rất nhiều các thông tin cũng nhƣ các mục khác nhau. Tuy nhiên chúng ta không thể nào thiết kế danh mục thực đơn quá dài vì nhƣ vậy sẽ làm cho ngƣời dung không thể bao quát đƣợc hết nội dung của thực đơn hơn nữa thực đơn quá dài có thể làm mất đi nội dung của các phần dƣới. Theo cách bố cục cho trang chủ nhƣ hiện nay thì thực đơn sẽ bao gồm khoảng 5 mục, đó là những mục chung nhất. Con trỏ chuột di chuyển đến đâu thì sẽ có một vệt sáng di chuyển đến đó.
Hình 3. 2. 12 Giao diện thực đơn cho trang diễn đàn
Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét các phần trong trang diễn đàn. Trƣớc hết chúng ta sẽ vào phần đăng ký trong mục diễn đàn. Phần này có chức năng giúp cho ngƣời mới sử dụng trang Web muốn đăng nhập để có thể trở thành thành viên của diễn đàn. Do vậy cách thiết kế đó chính là thiết kế thành một mẫu điền để ngƣời dung có thể điền các thông tin của mình. Trong đó bao gồm có các trƣờng sau họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và hộp thƣ. Cuối cùng là phần khả năng, đây là một dạng thực đơn có nhiều lựa chọn cùng một lúc. Ngƣời dùng căn cứ vào khả năng của mình có thể chọn một hay đồng thời một vài lựa chọn cùng một lúc.
Các trƣờng họ và tên, địa chỉ và hộp thƣ là các đoạn chữ nên ngƣời dung phải nhập từ bàn phím. Trƣờng ngày tháng năm sinh vẫn đƣợc thiết kế nhƣ trên để đảm bảo tránh sai sót cho ngƣời dùng. Đối với mỗi trƣờng mà yêu cầu ngƣời dung nhập từ bàn phím thì nếu nhƣ ngƣời dùng không nhập hay nhập sai thì sẽ có một dòng thông báo lỗi bên cạnh để nhắc nhở ngƣời sử dụng. Nếu nhƣ không có thông báo nào thì quá trình nhập của ngƣời dùng là chính xác. Dòng chữ thông báo đƣợc thiết kế mầu đỏ nằm ngay bên cạnh trƣờng không có sự chính xác trong quá trình nhập để ngƣời dung có thể xác định nhanh chóng lỗi cần tìm trong quá trình nhập. Thông báo có thể hiện lên bất cứ nơi nào nếu nhƣ trƣờng đó không thỏa mãn. Nếu nhƣ có hai trƣờng không thoả mãn thì có thể hiện lên đồng thời cả hai thông báo.
Hình 3. 2. 13. Giao diện của trang đăng ký thành viên.
Tiếp theo đó là phần thảo luận. Nội dung của trang thảo luận đƣợc bố trí thành các mục tin, trong đó có hình ảnh và nội dung của bài viết. Nếu nhƣ ngƣời dung muốn vào thảo luận một vấn đề nào đó thì có thể ấn vào đƣờng dẫn hoặc vào đƣờng dẫn xem thêm để có thể hiện lên toàn bộ nội dung của trang cần hiện.
Hình 3. 2. 14 Giao diện của trang thảo luận
Sau đó nếu nhƣ ngƣời dung ấn vào một đƣờng dẫn nào đó thì toàn bộ thông tin chi tiết của bài đó sẽ đƣợc hiện ra. Cùng với nội dung của bài viết đó thì toàn bộ các lời bình luận hay góp ý của trang đó cũng sẽ đƣợc hiện ra ở phía dƣới. Các lời bình luận đƣợc sắp xếp theo thứ tự từ cũ đến mới để giúp cho ngƣời sử dụng có thể theo dõi một cách dễ dàng và nhất quán những lời bình luận. Ngoài ra trong phần nội dung của trang thì có một số phần có sự liên kết đối với các trang khác thì để tiện cho ngƣời sử dụng thì trong đó có thiết kế một số các đƣờng dẫn để cho ngƣời dùng tiện khảo khi cần thiết. Cách gắn đƣờng dẫn vào nội dung của trang Web nhƣ vậy đảm bảo tính đầy đủ và dễ đọc cho ngƣời dung.
Hình 3. 2. 15 Nội dung của trang thảo luận
Cuối cùng của trang là phần để cho ngƣời dùng có thể gửi các bình luạn cũng nhƣ phản hồi của mình. Cách thức nhƣ vậy làm tăng tính tƣơng tác giữa ngƣời dùng và trang Web.
Hình 3. 2. 16 Bình luận của ngƣời dùng
3. 2. 7 Cách thiết kế trang liên hệ
Đây là phần cuối cùng trong diễn đàn với mục đích cung cấp cho ngƣời dùng các thông tin cần thiết để liên hệ với ngƣời quản trị. Do vậy các thông tin phải đƣợc trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng một cách hết sức để cung cấp cho ngƣời dùng nhiều nhất các thông tin trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Trong trang này có thiết kế thành các trƣờng khác nhau để ngƣời dùng có thể điền các thông tin cần thiết rồi sau đó gửi đi.
Hình 3. 2. 17 Giao diện của trang liên hệ.
3. 3. Kết luận
Các lỗi trong HCI nói riêng cũng nhƣ trong các ngành khác nói riêng nói lên một điều rằng còn rất nhiều vấn đề trong cách thức thiết kế của chúng ta. Các lỗi về thiết kế nhƣ tính khó hiểu, sự không rõ nghĩa hay nhầm lẫn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu và lặp lại nhiều lần. Hậu quả của sự nhầm lẫn này có thể tùy thuộc vào từng trƣờng hợp từ đơn giản nhƣ mở tủ lạnh hay các phím chức năng cho đến các vấn đề nhƣ điều khiển máy bay.
KẾT LUẬN
1. Những kết quả đã đạt được:
Cách thức xử lý thông tin trong bộ não của con ngƣời luôn luôn là một vấn đề vô cùng khó khăn. Để hiểu đƣợc các cơ chế hoạt động của bộ não, chúng ta còn phải cần nhiều hơn nữa những sự phối hợp liên ngành của các môn khoa học khác nhau. Giải quyết đƣợc vấn đề đó quả thực là không hề đơn giản tuy nhiên những kết quả đem lại có thể giúp ích cho chúng ta rất nhiều.Giác quan của con ngƣời luôn luôn đóng một vài trò quan trọng trong nhận thức của con ngƣời, trong tất cả các quá trình tƣơng tác với xã hội. Giác quan của con ngƣời càng nhạy bén bao nhiêu thì khả năng hấp thụ thông tin càng lớn bấy nhiêu và đi cùng là tăng cƣờng khả năng nhận thức. Trong quá trình tìm tòi và nghiên cứu, tôi đã hoàn thiện luận văn với những mục tiêu đã đặt ra ban đầu, cụ thể đã đạt đƣợc những kết quả sau đây:
- Giải thích cơ chế xử lý thông tin trong bộ não và sự tăng cƣờng nhận thức của con ngƣời thông qua thị giác. Việc giải quyết đƣợc các vấn đề trên sẽ giúp chúng ta hiểu dƣợc phần nào cách thức hoạt động của bộ não trong quá trình nhận thức của con ngƣời. Mối quan hệ giữa thị giác và bộ não trong các hoạt động của con ngƣời.
- Giải thích sự đa dạng trong nhân thức của con ngƣời trên hai cấp độ cá nhân và đám đông. Cá nhân thƣờng liên quan đến các vấn đề sinh học, đám đông thƣờng liên quan đến các vấn đề về xã hội. Điều này có thể giúp cho chúng ta có đƣợc sự lý giải cho các hành động khác nhau của con ngƣời.
- Nghiên cứu các dạng tƣơng tác thông qua máy tính nhƣ thực đơn, câu lệnh hay thiết bị. Thông qua các cách tƣơng tác này chúng ta hiểu rõ hơn về các kiểu tƣơng tác và cách thiết kế một giao diện phù hợp. Việc thiết kế một giao diện tốt đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các nhà thiết kế để có thể thu đƣợc những kết quả tốt nhất.
- Chỉ ra các lỗi trong HCI trong các thiết kế giao diện của các chƣơng trình phần mềm. Các lỗi về thiết kế nhƣ tính khó hiểu, sự không rõ nghĩa hay nhầm lẫn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu và lặp lại nhiều lần. Hậu quả của sự nhầm lẫn này có thể tùy thuộc vào từng trƣờng hợp từ đơn giản nhƣ mở tủ lạnh hay các phím chức năng cho đến các vấn đề nhƣ điều khiển máy bay.
- Thiết kế một giao diện cụ thể để minh họa những kết quả đã đạt đƣợc ở trên. Việc thiết kế giao diện tốt phải bao gồm có rất nhiều các vấn đề khác nhau từ phông chữ, khoảng cách chữ và dòng, biểu tƣợng... đều ảnh hƣởng rất nhiều đến quá trình tƣong tác. Các thiết kế không chỉ đơn giản về mặt kĩ thuật mà còn có rất nhiều các yếu tố khác nữa. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để kết hợp các yếu tố đó lại với nhau.
sang các kiểu tƣơng tác khác đang trở nên phổ biến hiện nay. Có sự liên kết hơn nữa giữa các hoạt động của con ngƣời đang trong quá trình tƣơng tác với các cơ chế hoạt động và trao đổi thông tin diễn ra trong bộ não của con ngƣời.
Về chương trình demo:
- Hoàn thiện trang Web thông qua các phần lý thuyết ở trên, trong đó ứng dụng nhiều hơn nữa các kết quả lý thuyết đã thu đƣợc để có thể thiết kế đƣợc một giao diện tốt và than thiện với ngƣời dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
[1]. Alejandro Jaimes and Nicu Sebe, DIAP (2006), Multimodal human–computer interaction, published by Mathias Kolsch, University of Amsterdam, The Netherlands.
[2]. Ben Shneiderman. (1998), “Designing the User Interface, Strategies for Effective Human - Computer Interaction”, Third Edition.
[3]. B. Shneiderman (1993), Spark of Innovation in Human-Computer Interaction, Ablex Publ, Norwood, NJ.
[4]. Brad Myer, Jim Hollan, Isabel, Steve Bryson, Dick Bulterman (1995), Strategic direction in human-computer interaction, publisher ACM, New York, USA.
[5]. Daisy Mwanza (MSc HCI; BSc (Hons) IT) (2006), Toward an Activity-Oriented Design method for HCI research and practice, thesis submitted in partial fulfilment of the requirement for the degree of Doctor of Philosophy.
[6]. Elspeth Mckey, Rmit, Australia (2002), Enhance learning through Human Computer Interaction, Ideal Group Reference, Library Congress Cataloging in Published Data, United State of America.
[7]. Eva Hudlicka, Psychometrix Associates, Inc. (1805) The role of affect in human– computer interaction, Azalea Drive, Blacksburg, VA 24060, USA.
[8]. John F. Roesler, Richard A. Yetter and Frederick L. Dryer, Mechanical and Aerospace Engineering, Pricnciple activity theory for HCI, Princeton University, Princeton, NJ 08544, USA.
[9]. Lawrence Shao-Hsien Chen, B. S, (1996), Joint Processing of Audio-Visual Information for the Recognition of Emotional Expressions in Human-Computer Interaction,
Thesis Submitted in partial fulfillment of the requirment for the degree of Doctor of Philosophy in Elictrical Enggineering in the Graduate College of the University of Illinois at Urbana- Champion, University of Illinois at Urbana-Champion, 1992.
[10]. Mathew I. Brad (2004), User Modeling in Human-Computer Interaction, publisher Springer Netherlands.
[11]. Maja Pantic, Nicu Sebe, Jeffrey F. Cohn, Thomas Huang (1997), Affective multimodal human-computer interaction, Source International Multimedia Conference, Proceedings of the 13th annual ACM international conference on Multimedia.
University of Queensland.
[14]. Tonya Barrier (2005), Human Computer Interaction Development and Management, Second Edition.
[15]. Vladimir I. Pavlovic, Rajeev Sharma, Thomas S. Huang (2003), Visual Interpretation of Hand Gesture for Human-Computer Interaction, Department of Elictrical and Computer Engineering and the Beckman Institute for Advance Science and technology, University of Illinois at Urbana-Champion 405 N. Mathew Avenue, Urbana. H, 61801, USA.
[16]. V. V. Alexandrov & N. D. Gorsky. (1991), “From Humans to Computers, Cognition Through Visual Perception”,World Scientific Series in Computer Science – Vol. 22, World Scientific Publish Co. Pte. Ltd.
[17]. Zhihong Zeng, Jilin Tu, Ming Liu, Tong Zhang (2001), Bimodal HCI-related affect recognition, Source International Conference on Multimodal Interfaces. Proceedings of the 6th international conference on Multimodal interfaces, Publisher ACM, NY, USA.