1 Các yếu tố ảnh hƣởng đến con ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI (Trang 55 - 59)

Triết học là môn có sức mạnh nhất giúp chúng ta giải mã đƣợc hộp đen đó. Theo sơ đồ này ta có thể thấy rằng các yếu tố xã hội và các yếu tố con ngƣời kết hợp lại với nhau theo một cách nào đấy, rồi cả hai yếu tố này lại hoà trộn lại với nhau theo một cách nào đấy khác để hình thành nên hộp đen chi phối bộ não của chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta phải giải mã đƣợc các hộp đen đó xem nó tròn hay méo, chu vi và diện tích ra sao? Cùng với sự phát triển của con ngƣời thì trong tƣơng lai sẽ có thể thêm nhiều các yếu tố nữa mà chúng ta chƣa biết hoặc chƣa nghe tên tham gia vào mô hình trên. Khi càng có nhiều yếu tố tham gia vào quá trình này thì sự phức tạp lại tăng lên gấp bội nhƣng cũng chính nhờ đó mà chúng ta tiến dần đến câu trả lời cho các hành vi của con ngƣời.

Vậy thì biết đƣợc câu trả lời đó có quan trọng gì đối với chúng ta và có những ảnh hƣởng nào tốt đẹp cho con ngƣời? Nhƣ chúng ta thấy từ xƣa tới nay con ngƣời tới nay luôn sống theo bầy đàn nhằm tăng sức mạnh của mình trƣớc thiện nhiên và các mối đe dọa khác. Xã hội càng hiện đại thì sự đoàn kết đó lại càng chặt chẽ hơn, sự phụ thuộc vào nhau lại càng lớn hơn. Đi cùng với những hiệu quả của quá trinh kết hợp đó thì còn vô số vấn đề cần giải quyết để con ngƣời có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Chúng ta sẽ xem xét ảnh hƣởng các yếu tố đó ở 3 mức độ cá nhân con ngƣời, quốc gia, và thế giới.

1. Thứ nhất, về con ngƣời: con ngƣời khi sinh ra luôn thuộc về một xã hội nào đó, thể hiện trực quan nhất thông qua khai báo quốc tịch, tức là từ nay về sau con ngƣời luôn là một bản thể sống động miêu tả đầy đủ về cái xã hội mà nó đang sinh sống, tất nhiên chúng ta không xem xét trƣờng hợp khi sinh ra ở một nơi nhƣng lại sống và trƣởng thành ở một nơi khác. Quá trình xã hội ảnh hƣởng vào con ngƣời là quá trình ảnh hƣởng từ ngoài vào trong, còn quá trình con ngƣời thể hiện thông qua hành động là từ trong ra ngoài. Hai quá trình này kết hợp này kết hợp và phát triển trong bộ não của con ngƣời. Điều đó cho thấy rằng con ngƣời mặc dù đƣợc tự do hoạt động theo suy nghĩ của mình nhƣng luôn có một giới hạn mà xã hội đó đã áp đặt cho nó không đơn giản chỉ là pháp luật. Pháp luật chỉ là thể hiện một phần của sự giới hạn đó, còn rất nhiều sự giới hạn khác mà chúng luôn nằm trong suy nghĩ của ta mà ta không biết đến hoặc thấy nó không quan trọng giống nhƣ không khí đang tồn tại quanh ta vậy.

Không có đƣợc những sự giới hạn đó con ngƣời sẽ bị loại bỏ ra khỏi xã hội đó theo nhiều cách khác nhau và phải tìm đến một xã hội khác phù hợp hơn để có thể tự do phát triển. Và trong tất cả các trƣờng hợp con ngƣời sẽ thích nghi đƣợc với xã hội bởi vì quan hệ và tham gia vào xã hội là nhu cầu cao nhất của con ngƣời chỉ sau nhu cầu về sự sống. Và khi đã tham gia vào xã hội thì con ngƣời phải tuân theo những quy định của xã hội đó. Do vậy con ngƣời không có sai lầm khi mang trong mình cái tƣ tƣởng xã hội đặc trƣng của mình vì con ngƣời không có tính kháng cự lại với nó. Ngoài ra con ngƣời vẫn có nhiều sự khác nhau về sinh lý cơ thể riêng biệt, sự khác nhau đó do có nhiều yếu tố nhƣ giáo dục, dinh dƣỡng, gien di truyền... sự khác nhau về những yếu tố nhƣ vậy cũng đòi hỏi các yêu cầu khác nhau trong quá trình con ngƣời tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Do vậy để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong hoạt động xã hội thì chúng ta cần quan tâm đến các nhu cầu đó, đặc biệt là đối với ngƣời thiệt thòi có số phận không may mắn. Nhƣ vậy đối với con ngƣời chúng ta cần xem xét trên hai khía cạnh ý thức và sinh lý học, để biết xem đâu là những hành động mà lỗi của nó không thuộc về con ngƣời.

2. Thứ hai, về quốc gia, trong bất kỳ một cộng động ngƣời có tổ chức nào thì sức mạnh của tổ chức đó bao gồm có hai phần: sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Sức mạnh cứng bao gồm các vấn đề nhƣ: nhân lực, khoa học kĩ thuât, cơ sở hạ tầng ... gọi tóm tắt là c. Còn sức mạnh mềm bao gồm các vấn đề nhƣ: cách thức tổ chức của xã hội đó, các mối quan hệ của con ngƣời trong đó, tính đoàn kết, tính phối hợp... gọi tắt là m. Nhƣ vậy sức mạnh của một tổ chức hay một quốc gia không phải chỉ là sức mạnh phần cứng mà phải bao gồm có cả sức mạnh mềm nữa, do vậy không đơn thuần chỉ là những thống kê về các sức mạnh phần cứng. Ta gọi sức mạnh của một tổ chức hay quốc gia là S thi S= f (c, m). Hàm f thể hiện rằng hai phần này đƣợc kết hợp theo cách nào đó có thể đơn giản chỉ là c + m, c * m, c/m ... Ta hãy xét một ví dụ cụ thể nhƣ cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nƣớc của dân tộc ta, Mỹ là nƣớc vƣợt trội so với chúng ta về tiềm lực khoa hoc kĩ thuật quân sự, cũng nhƣ cung cách tổ chức về bộ máy quân sự nhƣ vây sức mạnh phần cứng của họ vƣợt trội so với ta. Tuy nhiên chúng ta vẫn là ngƣời chiến thắng hay ít nhất là cũng không thua khi đối đầu với Mỹ, điều đó chứng tỏ rằng ta còn có nhiều lợi thế để cân bằng lại sự yếu kém đó, ví dụ nhƣ là: lợi thế về mặt địa lý và thời tiết khi chúng ta chiến đấu trên lãnh thổ nƣớc ta, sự ủng hộ của các nƣớc trên thế giới nhƣng quan trọng nhất có lẽ là tinh thần chiến đấu của quân và dân ta tinh thần không bao giờ khuất phục trƣớc quân xâm lƣợc. Tinh thần ấy tiếp sức từ em bé học sinh, ngƣời nông dân, ông già, ngƣời lính hành quân ra trận cho đến vị tƣớng lĩnh đang bày mƣu tính kế. Tinh thần ấy thôi thúc mọi ngƣời trong xã hội cùng nhau đoàn kết để vƣợt qua khó khăn đánh bại kẻ thù mạnh hơn ta gấp bội, không có đƣợc cái tinh thần ấy chúng ta sẽ sớm bị đánh bại trong một thời gian ngắn. Vậy thì cái tinh thần ấy có đƣợc từ đâu, đó chính là từ truyền thống văn hóa của chúng ta, cụ thể là truyền thống văn hóa Nho giáo nơi đó đề cao tinh thần yêu nƣớc, trung với vua, tôn sƣ trọng đạo, đề cao cái khí phách của ngƣời quân tử, là lịch sử vẻ vang hào hùng, là tinh thần nhân văn trong Phật giáo... nhƣng tất cả các giá trị văn hóa cao đẹp đó

rất thiêng liêng cao qúy, là cội nguồn trong tâm thức của mỗi con ngƣời, không có đƣợc những thứ đó con ngƣời không thể nào xác định đƣợc mình là ai và mình sinh ra từ đâu? Nhƣ vậy ta thấy trong thời kỳ này thì không phải các yếu tố nhƣ chính trị, kinh tế hay luật pháp là có ảnh hƣởng đến con ngƣời Việt Nam mà chính là các tƣ tƣởng văn hóa truyền thống chi phối mạnh mẽ nhất. Đế quốc Mỹ lại không có đƣợc cái tinh thần ấy, hơn nữa cái tính bất nghĩa của cuộc tấn công xâm lƣợc đã chia rẽ nƣớc Mỹ chính điều đó đã làm cho sức mạnh của quân đội Mỹ bị suy giảm đi rất nhiều, các vũ khí hiện đại tối tân cũng không phát huy đƣợc hết hiệu quả khi mỗi ngƣời lính Mỹ ra trận đều không tìm thấy đƣợc cái tinh thần thôi thúc họ chiến đấu mạnh mẽ hơn và sẵn sàng hi sinh cả tính mạng để hoàn thành nó. Đối với mỗi quốc gia thì đều có một văn hóa hết sức đặc trƣng đại biểu cho dân tộc đó, trong tất cả các giai đoạn phát triển của quốc gia đó từ lúc nguy cấp nhất hay lúc đang thinh vƣợng thì quốc gia đó cần phải vin vào nó để vuợt qua những khó khăn và tiếp tục phát triển, cái văn hóa đó đã trải qua hàng nghìn năm phát triển vào trong mỗi quốc gia nên không bao giờ bị mất đi cả. Trên thực tế cái văn hóa đó luôn luôn phải chống chọi với những văn hóa ngoại lai khác từ trong quá khứ hiện tại và tƣơng lai. Nhƣng đã tồn tại cho đến ngày nay thì văn hóa đó đã chứng tỏ đƣợc sức mạnh của mình và thể hiện tính phù hợp đối với quốc gia đó, rất khó khăn trong quá trình phát triển nhƣng sau khi đã thành công thì không dễ bị mất đi. Cả Mỹ và Pháp cũng đều có những truyền thống văn hóa cho riêng mình để hai nƣớc có thể trở thành cƣờng quốc nhƣ hiện nay. Nhƣng trong cuộc chiến với Việt nam cái tinh thần ấy rất yếu hoặc không có nên họ đã phải chấp nhận thất bại mặc dù quân đội của họ chuyên nghiệp hơn chúng ta rất nhiều. Còn đối với trong giai đoạn hiện nay khi thế giới đã bƣớc sang một trang khác, khi mà việc một nƣớc đem quân xâm lƣợc nƣớc khác sẽ bị dƣ luận thế giới lên án rất gay gắt và sẽ bị cô lập trên thế giới thì lại xuất hiện rất nhiều các nguy cơ khác nhƣ sự xâm chiếm về công nghệ, vốn, tri thức và trình độ phát triển của con ngƣời ... thì đối với những nƣớc nghèo nhƣ chúng ta hiện nay thì những tinh thần văn hóa truyền thống có thể giúp chúng ta rất nhiều trên con đƣờng phát triển, có thể không đuổi kịp đƣợc thì cũng không bị tụt lùi thêm nữa.

3. Thứ ba, đối với thế giới, nhƣ chúng ta đã biết trong thời điểm hiện nay thế giới đang phải đối mặt với ba nguy cơ lớn nguy cơ biến đổi khí hâu, phổ biến vũ khí hạt nhân và các mâu thuẫn về tƣ tƣởng. Trong hai nguy cơ đầu thi kĩ thuật đóng vai trò trực tiếp, trong nguy cơ sau thì kĩ thuật đóng vai trò gián tiếp khi các sự mâu thuẫn đó đƣợc khoa hoc kĩ thuật phổ biến đến nhiều nơi hơn thông qua Internet, đồng thời tính sát thƣơng của các loại vũ khí cũng làm cho các mâu thuẫn đó ngày càng gay gắt hơn. Nhƣ chúng ta đã thấy ở mô hình trên thì tác động

lên con ngƣời là rất đa dạng và phong phú, truyền thống văn hóa và lịch sử của mỗi quốc gia là rất đa dạng, mỗi nƣớc trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi quốc gia đều có những nét văn hóa rất riêng nhƣng đáng tiếc thay có rất nhiều sự mâu thuẫn trong các tƣ tƣởng đó, trong các giai đoạn hiện nay mâu thuẫn về tôn giáo là rõ nét hơn cả. Thông qua tôn giáo con ngƣời đang tìm cho câu trả lời ta là ai và anh là ai để tìm xem những ngƣời có cùng hệ tƣ tƣởng giống mình hay không? Ngày nay khoa học kĩ thuật nói chung và tin học nói riêng đang phát triển hết sức mạnh mẽ và nhanh chóng. Internet đã ngày càng trở nên phổ biến giúp cho con ngƣời có thể nhanh chóng hoà nhập tốt hơn vào môi trƣờng xã hội xung quanh. Tuy nhiên những sự khác biệt hay mâu thuẫn đôi khi lại mang tính loại trừ, vẫn còn tiếp tục và phổ biến, giải quyết những vấn đề trên là rất khó khăn thậm chí là không thể bởi vì những mâu thuẫn đó đều có những nguyên nhân lịch sử sâu xa. Do vậy để khắc phục những mâu thuẫn đó trở nên tốt đẹp hơn có thể nằm ngoài khả năng của chúng ta nhƣng việc không làm nó xấu hơn thêm thì chúng ta có thể làm đƣợc. Ngƣời nghiên cứu về HCI phải nghiên cứu đầy đủ về khía cạnh tƣơng tác ngƣời ngƣời trong quá trình hoạt động của xã hội. Do con ngƣời luôn luôn chịu những hoàn cảnh xã hội hết sức khác nhau bởi vậy tin học hay đặc biệt là HCI phải ý thức đƣợc điều đó, tôn trọng những gì thuộc về văn hóa truyền thống của ngƣời khác ít nhất ngang bằng đối với những gì thuộc về văn hóa của ta, không coi nền văn hóa của chúng ta ƣu việt hơn có tính nhạo báng hay chê cƣời các nền văn hóa khác. Ví dụ nhƣ trên màn hình Desktop chúng ta để phông nền là một cô gái ăn mặc hở hang thì sẽ nhận đƣợc sự hƣởng ứng của những ngƣời Châu Âu coi đó nhƣ là sự tiến bộ của phụ nũ trong thời hiện đại, tuy nhiên đối với ngƣời Châu Á sẽ là một sự dè bỉu và khinh thƣòng về nhân cách của ngƣời phụ nữ, và cuối cùng đối với ngƣời Hồi giáo thì sẽ là cơn thịnh nộ. Trên đây chỉ là ví dụ hết sức đơn giản nhƣng hàng ngày con ngƣời làm việc với nhau thông qua Internet là rất nhiều. Cứ mỗi khi những mâu thuẫn nhỏ trên lại xuất hiện thì những mâu thuãn của con ngƣời thuộc về các nền văn hóa khác nhau lại càng trở nên phổ biến hơn và trầm trọng hơn, và càng ngày càng đẩy con ngƣời đến nguy cơ huỷ diệt lẫn nhau. Có thể trong một tƣơng lai không xa, cùng với sự toàn cầu hóa mạnh mẽ nhƣ hiện nay, trƣờng Đại học Công nghệ của chúng ta có thể đón tiếp rất nhiều các sinh viên từ các nƣớc khác nhau nhƣ Indonesia, Philipin, Trung Quốc, Ấn Độ... là đại diện cho các nền văn hóa khác nhau. Cùng ngồi trên ghế nhà trƣờng cùng học một giáo trình và nói Tiếng Anh với nhau nhƣng điều đó không có nghĩa là những sự mâu thuẫn đã chấm dứt. Sự hợp tác ở đây không có nghĩa là các mâu thuẫn đã đƣợc khắc phục mà sự hợp tác ở đây đơn giản chỉ là để phục vụ cho mỗi mục đích riêng. Thông qua quá trình lao động và học tập các bạn sinh viên muốn xây dựng cho quê hƣơng đất nƣớc giàu mạnh để rồi truyền bá cái văn hóa của mình đến rộng rãi hơn trên thế giới. Do vậy HCI trƣớc hết cần phải tôn trọng những nét khác biệt trong đó, xây dựng một giao diện hòa bình và thân thiện cho tất cả mọi ngƣời và loại bỏ bất kỳ giao diện nào không phù hợp dù chỉ là đối với một ngƣời, có đƣợc nhƣ vậy chúng ta mới hi vong rằng loài ngƣời sẽ tiếp tục đƣợc tồn tại một cách hoà bình, hữu nghị và cùng nhau phát triển.

Nhƣng vấn đề đặt ra hiện nay là trong các vấn đề và xã hội và con ngƣời nhƣ vậy chúng ta cần phải xác định rõ kĩ thuật nói chung và khoa học công nghệ thông tin nói riêng nằm ở đâu trong xã hội và vai trò của chúng ra sao trong các hoạt động của xã hội. Biết đƣợc điều này ta có thể lý giải đƣợc mối quan hệ giữa kĩ thuật và các mối quan hệ xã hội khác, đồng thời chúng ta cũng biết đƣợc chúng ta có thể làm gì và không thể làm gì trong các vấn đề xã hội hiện nay. Để làm đƣợc điều này chúng ta sẽ sử dụng lý thuyết hoạt động đƣợc đặt nền móng bởi L. S. Vygotsky trong thập kỷ 20 của thế kỷ trƣớc, một nhà xã hội học nổi tiếng của Liên Xô.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)