Kiến nghị với chính quyền tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 81 - 93)

3.3 Kiến nghị

3.3.2 Kiến nghị với chính quyền tỉnh Gia Lai

3.3.2.1 Duy trì môi trường kinh tế tỉnh phát triển ổn định.

Trong phát triển kinh tế thị trường thì việc ổn định kinh tế có ý nghĩa và vai trò quan trọng trên nhiều phương diện, đặc biệt là mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế. Có ổn định kinh tế mới tạo điều kiện thuận lợi để duy trì trật tự và thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với tỉnh Gia Lai cần có biện pháp đảm bảo môi trường kinh tế ổn định, tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế trọng điểm tại địa phương, ổn định kinh tế vĩ mô. Với lợi thế là địa bàn chiến lược có vị trí giao thông quan trọng kết nối Đông Tây Nam Bắc, là trung tâm cửa ngõ của khu vực tam giác phát triển Campu chia - Lào - Việt Nam, Gia Lai cần tận dụng sự hỗ trợ của Chính phủ, các chính sách ưu đãi hiện hành của Nhà nước, nhanh chóng xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển có trọng tâm, trọng điểm.

3.3.2.2 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đưa hệ thống pháp luật đến từng

người dân.

Liên tục tuyên truyền đến người dân về hệ thống pháp luật. Môi trường pháp lý lành mạnh giúp cho người dân và các doanh nghiệp ổn định sản xuất, hỗ trợ bảo vệ lợi ích chính đáng của NHTM là đòi hỏi cấp thiết của thời đại đặt ra. Tỉnh cần rà soát các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tiễn địa phương để điều chỉnh cho phù hợp.

Kết luận Chương 3

Dựa vào khung lý thuyết tại chương 1 và việc phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại chương 2, luận văn đã đưa ra nhóm các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại VietinBank chi nhánh Gia Lai. Những nội dung được giải quyết trong chương 3 gồm:

Thứ nhất, luận văn đã đưa ra được những định hướng và mục tiêu cụ thể cho việc hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại VietinBank chi nhánh Gia Lai.

Thứ hai, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại VietinBank chi nhánh Gia Lai theo 4 nội dung quản trị: Hoạch định, tổ chức thực hiện, giám sát và điều chỉnh sau giám sát. Trong đó, luận văn nhấn mạnh vào những giải pháp có ý nghĩa then chốt xuất phát từ những yếu điểm chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam đó là hoàn thiện hệ thống thông tin, nhìn nhận đúng mức độ quan trọng của việc quản lý danh mục trong tín dụng bán lẻ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các công cụ đo lường và định hạng rủi ro tín dụng tiến tới trích lập dự phòng rủi ro dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng trên cơ sở phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ ba, ngoài những giải pháp dành cho VietinBank chi nhánh Gia Lai, luận văn còn đề xuất một số kiến nghị đối với VietinBank, tỉnh ủy nhằm hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ. Đó là các khuyến nghị về tăng cường hệ thống thông tin nội bộ, quản trị rủi ro danh mục tại chi nhánh công tác đào tại lại đối với VietinBank; ứng dụng các nguyên tắc giám sát ngân hàng của ủy ban Basel.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Hoạt động tín dụng bán lẻ là một phần trong hoạt động tín dụng. Hoạt động này luôn tiềm ẩn và chứa đựng nhiều rủi ro do danh mục khách hàng rất lớn. Chính vì thế công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ là một công tác được coi trọng tại các ngân hàng.

Với kết cấu ba chương luận văn đã đạt được những kết quả như sau:

Về mặt lý luận, luận văn đã tập hợp và hệ thống những lý luận cơ bản về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại.

Về mặt thực tiễn, thông qua phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại VietinBank chi nhánh Gia Lai, luận văn đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ. Qua đó luận văn đưa ra yêu cầu cấp bách về việc nhìn nhận đúng mức về tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng cho từng phân khúc khách hàng cụ thể.

Về các giải pháp thực tiễn, bên cạnh giải pháp dành riêng cho VietinBank chi nhánh Gia Lai là các giải pháp chung có thể áp dụng cho toàn hệ thống NHTM Việt Nam như yêu cầu quản trị danh mục cho vay bán lẻ, hoàn thiện hệ thống thông tin làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện hệ thống các công cụ đo lường và định hạng rủi ro tín dụng và trích lập dự phòng dựa theo kết quả xếp hạng tín dụng.

Do thời gian và năng lực nghiên cứu có hạn nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp nhằm giúp tác giả hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương, Lê Thị Hiệp Phương, Phạm Phú Quốc, Hồ Trung Bửu và Bùi Diệu Anh 2001, Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê, TP.Hà Nội

2. Nguyễn Đăng Đờn, Hoàng Hùng, Lê Thị Hồng Phúc, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Văn Thầy và Nguyễn Thị Hiền 2012, Quản trị ngân hàng thương mại

hiện đại, tái bản lần 1,NXB Phương Đông,TP. Hồ Chí Minh

3. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Kim Anh và Nguyễn Đức Hưởng 2016, Tiền tệ-

ngân hàng & thị trường tài chính, NXB Lao Động, TP. Hà Nội

4. Nhóm nghiên cứu đề tài cấp ngành ngân hàng 2013 BIDV 2014, “Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ Basel tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam: Kết quả ban đầu và khuyến nghị”, Công nghệ ngân hàng, số 4, trang 8-16 5. Dương Ngọc Hào 2015, Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín

dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường đại học

Ngân hàng TP Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Đức Tú 2012, Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, trường Đại học kinh tế quốc Dân. 7. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, các văn bản tài liệu nội bộ

8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Gia Lai, Báo cáo nội bộ năm 2015-2017

9. Quốc hội 2010, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc Hội ngày 16/06/2010.

10. Thông tư số 19/TT-NHNN ngày 06/09/2013 Quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

11. Thông tư số 08/2016/TT-NHNN ngày 16/06/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 19/2013/NHNN ngày 06/09/2013 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam.

12. Thông tư số 09/2017/TT-NHNN ngày 14/08/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 19/2013/NHNN ngày 06/09/2013 của thống đốc Ngân

hàng nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam.

13. Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí

điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Nghị quyết số

42/2017/QH14).

14. Peter S. Rose 2004, Quản trị ngân hàng thương mại, tái bản lần 2, NXB Tài Chính, TP Hà Nội.

15. Basel Commitee on Banking Supervision September 2000, Principal for the management of Credit Risk

16. http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/mot-so-van-de-ve-rui-ro-tin-dung-cua- ngan-hang-thuong-mai-130975.html 17. http://tapchinganhang.com.vn 18. http://www.vietinbank.vn/vn/ca-nhan/cho-vay/ 19. http://buh.Tailieu.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Mô tả bản khảo sát thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Gia Lai.

Để đánh giá mức độ hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại VietinBank- chi nhánh Gia Lai, tác giả tổng hợp những quy định, quyết định, hướng dẫn thực hiện về quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ của VietinBank từ đó đánh giá quá trình thực hiện và mức độ tuân thủ trong quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại VietinBank-chi nhánh Gia Lai. Để tăng tính khách quan cho việc phát hiện những mặt đạt được và những hạn chế trong phần thực trạng quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại VietinBank- chi nhánh Gia Lai, tác giả tiến hành khảo sát mức độ thực hiện và tuân thủ trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại VietinBank-chi nhánh Gia Lai thông qua bảng câu hỏi gửi cho các nhân viên, cán bộ quản lý tại VietinBank-chi nhánh Gia Lai.

Bước 1: Thiết kế phiếu khảo sát:

Dựa vào nội dung của quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ và những tiêu chí trong bộ nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của Basel đã đặt ra, tác giả thiết kế phiếu khảo sát dự kiến, sau đó chọn lọc và sửa lại các câu hỏi dựa trên đóng góp của ban lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo và nhân viên tín dụng, phòng kiểm tra khu vực. Sau đó, tác giả tiến hành phỏng vấn 10 người trong đội ngũ lãnh đạo và quản lý tại VieinBank chi nhánh Gia Lai về độ rõ ràng của câu hỏi. Từ đó, tác giả đã hoàn thành phiếu khảo sát (theo phụ lục 2).

Bước 2: Đối tượng khảo sát và số lượng mẫu cần thiết:

- Phạm vi: VietinBank- chi nhánh Gia Lai

- Đối tượng: Giám đốc, phó giám đốc phụ trách mảng tín dụng, trưởng/phó phòng, nhân viên các phòng ban liên quan trực tiếp đến quá trình cấp tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng.

- Tổng số lượng mẫu: 150 cán bộ

Bước 3: Gửi phiếu khảo sát và tiếp nhận phản hồi

150 phiếu khảo sát được gửi thông qua gửi trực tiếp, gửi email và phỏng vấn qua điện thoại. Kết quả có 140 phiếu khảo sát được thu hồi với tỷ lệ thu hồi 93.3%

trong đó có 136 phiếu khảo sát hợp lệ, 4 phiếu bị loại do không hợp lệ. Số lượng mẫu để đưa vào phân tích là 136 phiếu.

Bước 4: Tổng hợp kết quả khảo sát:

Sau khi thu thập số liệu mẫu, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu. Kết quả sẽ được trình bày chi tiết đi vào từng nội dung quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại VietinBank-chi nhánh Gia Lai.

Kết quả khảo sát được tổng hợp như sau: - Thành phần mẫu:

+ Độ tuổi: <25: 24.71%; 25-35: 37.64%; 35-45: 25.08%; 46-55: 10.27%; Trên 55: 2.3%

+ Trình độ: Đại học: 91.8%; trên đại học: 8.2 %

+ Chức vụ: Nhân viên: 74.7%; Lãnh đạo và cán bộ quản lý: 25.3%

+ Thời gian công tác: <1 năm: 7.3 %; 1-5 năm: 46.6%; 5-10 năm: 23.3 %; Trên 10 năm: 22.8%

- Cách tính kết quả khảo sát:

+ Quy định thang điểm: Thang điểm ứng với từng nội dung “không tuân thủ”, “tuân thủ một phần” và “tuân thủ” theo thang điểm từ 1 đến 3

+ Phần mềm excel được sử dụng để tổng hợp kết quả số lượng các lựa chọn của từng câu hỏi và tính kết quả điểm trung bình.

+ Điểm trung bình cho từng câu hỏi được tính dựa trên số lượng phiếu khảo sát hợp lệ lựa chọn từng mức độ tuân thủ nhân với thang điểm ứng với từng mức độ tuân thủ đó sau đó chia trung bình cho tổng số lượng phiếu khảo sát hợp lệ.

Vd: Điểm trung bình 2.04 được tính như sau:

(20 (phiếu lựa chọn không tuân thủ) x 1 + 89 (phiếu lựa chọn tuân thủ một phần) x 2 + 23 (phiếu lựa chọn tuân thủ) x 3)/136 (tổng số phiếu hợp lệ)= 2.04

BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT NỘI DUNG Không tuân thủ 1điểm/ phiếu Tuân thủ một phần 2điểm/ phiếu Tuân thủ 3điểm /phiếu Tổng điểm Điểm trung bình 1. Hoạch định 1.1 Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng bao quát toàn bộ hoạt động cho vay và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ

20 89 23 278 2.04

Chính sách tín dụng được truyền đạt thông suốt trên toàn thống

2 8 126 372 2.91

Chính sách tín dụng bán lẻ được xem xét và đánh giá định kỳ

0 15 114 393 2.9

VietinBank thiết lập rõ ràng quy trình phê duyệt cho vay mới hoặc tái tài trợ cho các khoản tín dụng bán lẻ

26 81 29 275 2.02

VietinBank có văn bản hướng dẫn cụ thể công tác bảo đảm tín dụng bán lẻ

75 61 333 2.45

1.2 Khung lãi suất

Lãi suất cho vay bán lẻ được quy định linh hoạt trên cơ sở phân loại khách hàng bán lẻ khi xem xét cho vay

9 127 399 2.94

Lãi suất cho vay bán lẻ xem xét đến tỷ lệ lợi nhuận mong đợi, các lợi ích về phí và các thu nhập khác mà khách hàng bán lẻ sẽ mang lại cho VietinBank chi nhánh Gia Lai đồng thời thể hiện rõ mối quan hệ lâu dài truyền thống giữa ngân hàng và khách hàng bán lẻ

2.Tổ chức thực hiện 2.1 Tổ chức bộ máy

Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ được tổ chức theo nguyên tắc tách biệt giữa bộ phận tạo rủi ro với bộ phận phê duyệt và giám sát rủi ro

1 11 124 395 2.91

2.2 Báo cáo quản trị rủi ro

VietinBank xây dựng hệ thống báo cáo quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ kịp thời, khoa học, phù hợp với đối tượng khách hàng

23 95 18 267 1.96

Hệ thống báo cáo quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ đảm bảo chất lượng và hữu ích cho công tác điều hành

21 115 0 251 1.85

3. Giám sát

3.1 Nhận diện dấu hiệu rủi ro

VietinBank có đưa ra các tiêu chí nhận diện trong trường hợp cấp tín dụng bán lẻ quá tập trung vào một ngành nghề/lĩnh vực

23 84 29 278 2.04

VietinBank có thiết lập hệ thống nhận diện giúp xác định những khoản nợ có vấn đề trong tín dụng bán lẻ

2 7 127 397 2.92

Các thông tin cảnh báo rủi ro khi có sự thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh, hoạt động tín dụng đối với khách hàng bán lẻ được thu thập kịp thời

VietinBank chi nhánh Gia Lai có xây dựng đội ngũ chuyên gia có kiến thức, nhiều kinh nghiệm thực tế để dự báo rủi ro tín dụng bán lẻ

136 136 1

3.2 Đánh giá xếp loại và đo lường rủi ro tín dụng

3.2.1 Hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ

Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng là cơ sở để xác định chính sách tín dụng với những điều kiện cụ thể khi cấp tín dụng bán lẻ

12 124 396 2.91

Việc đánh giá xếp hạng khách hàng bán lẻ được thực hiện tại thời điểm xét duyệt khoản vày và thực hiện định kỳ và/hoặc khi khách hàng bán lẻ có thay đổi lớn liên quan đến các tiêu chí chấm điểm xếp hạng tín dụng, việc chấm điểm lại sẽ được thực hiện ngay

3 133 405 2.98

Việc xếp hạng tín dụng khách hàng bán lẻ được thực hiện khách quan bởi một bộ phận độc lập

129 7 0 143 1.05

3.2.2 Mô hình đo lường rủi ro tín dụng

VietinBank có sử dụng mô hình lượng hóa các rủi ro tín dụng liên quan đến cấp tín dụng khách hàng bán lẻ

30 91 15 257 1.89

VietinBank có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích cho phép quản trị và đo lường rủi ro tín dụng bán lẻ

16 97 23 279 2.05

VietinBank chi nhánh Gia Lai duy trì hệ thống giám sát tất cả các điều kiện của từng khoản tín dụng bán lẻ bao gồm cả việc xác định đủ mức trích lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 81 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)