Các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 103 - 107)

Dấu hiệu định tính:

Tiêu chí Dấu hiệu cảnh báo rủi ro

Điều kiện bên ngoài

- Chính sách vĩ mô: Các thay đổi về chính sách vĩ mô ảnh hưởng bất lợi đến ngành nghề kinh doanh của khách hàng bán lẻ: Chính sách tỷ giá, chính sách thuế nhập khẩu, Tiêu chuẩn chất lượng, chính sách phát triển kinh tế của chính phủ, chính sách/quy định quản lý thị trường của cơ quan chức năng, các rào cản thương mại trong nước và các quốc gia khác…

- Biến động ngành: Biến động ngành tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của khách hàng bán lẻ: Nhu cầu thị trường sụt giảm, thị trường đóng băng, diễn biến giá cả tăng giảm bất thường, thời tiết bất lợi, bệnh dịch.

- Phản ứng của đối tác/cộng đồng: Sự phản đối của đối tác đầu ra- đầu vào, chính quyền địa phương/tâm lý người dân nơi hoạt động kinh doanh của khách hàng khiến khách hàng phải ngừng hoạt động/khó triển khai dự án/sản phẩm bị tẩy chay.

- Nhu cầu đối với sản phẩm của khách hàng bán lẻ bị sụt giảm nghiêm trọng.

- Các đối thủ cạnh tranh của khách hàng bán lẻ có sự phát triển mạnh.

- Thông tin xấu từ nhóm khách hàng liên quan: Một trong số các nhà cung cấp, người có liên quan của khách hàng bán có dấu hiệu: + Đang phát sinh nợ quá hạn tại NHCT

+ Đang có nợ xấu tại các TCTD khác + Vi vi phạm pháp luật/chết/mất tích.

+ Phá sản, giải thể hoặc hoạt động kinh doanh bị chậm, đình trệ hoặc vỡ nợ.

Tư cách hách hàng bán lẻ

- Chậm trễ trong việc thanh toán nợ gốc và lãi tại chi nhánh

- Vi phạm nghiêm trọng cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

- Thiếu sự hợp tác trong việc cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, thu thập…

- Khai báo thông tin không trung thực

- Khách hàng không liên lạc được/liên lạc khó khăn sau nhiều nỗ lực từ các kênh: gọi điện, email, qua người thân…

- Khách hàng chây ỳ, không hợp tác thực hiện bất kỳ điều kiện nào của VietinBank đưa ra đàm phán

- Sử dụng vốn sai mục đích/đầu tư vào lĩnh vực không phải lĩnh vực truyền thống của khách hàng

- Có dấu hiệu chuyển tiền lòng vòng với các đối tác là khách hàng lâu năm, thân thiết và/hoặc nhóm khách hàng liên quan

- Khách hàng bán lẻ bỏ trốn hoặc nằm trong vụ án/truy cứu trách nhiệm dân sự, hình sự;

- Khách hàng bán lẻ không hoàn thành các nghĩa vụ nợ như nợ thuế, nợ lương và bảo hiểm xã hội

- Xảy ra nhiều tranh chấp trong nội Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng án lẻ, nguồn trả nợ

- Thị phần sụt giảm, mất quyền phân phối sản phẩm hoặc nguồn cung cấp

- Sụt giảm các khách hàng trung thành

- Nhiều thông tin không tốt từ khách hàng, từ các đối tác

- Đối tác tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ chủ yếu của khách hàng phá sản

- Giá cả nguyên liệu đầu vào gia tăng

- Phụ thuộc quá nhiều vào số ít nhà cung cấp nguyên liệu đang gặp khó khăn

- Thua lỗ trong một hợp đồng kinh tế lớn

- Thay đổi về phạm vi kinh doanh (ngành hàng kinh doanh thế mạnh, truyền thống bị thu hẹp trong khi mở rộng các hoạt động khác ở các lĩnh vực mà khách hàng chưa có kinh nghiệm)

- Không có những phản ứng kịp thời với sự đi xuống của thị trường hoặc các điều kiện kinh tế

Quan hệ tín dụng

Khách hàng bán lẻ có nợ quá hạn tại TCTD khác

Tài sản bảo đảm

- Tài sản đảm bảo bị phát hiện thông tin sai lệch so với hồ sơ định giá ban đầu (có dấu hiệu lừa đảo); hoặc tài sản đảm bảo nằm trong vụ án, đang tranh chấp hoặc hồ sơ tài sản đảm bị giả mạo/không đầy đủ/có sai sót

- Khách hàng bán lẻ có hiện tượng tẩu tán tài sản đảm bảo.

- Có tài sản đảm bảo dùng chung với nhóm khách hàng liên quan/bên thứ 3 đang có vấn đề tại VietinBank hoặc các TCTD khác/ hoặc tài sản đảm bảo dùng chung này có khả năng phát sinh tranh chấp giữa VietinBank với các TCTD khác.

- Có tài sản đảm bảo là thuộc sở hữu của bên thứ 3 bảo lãnh-tuy nhiên các bên thứ 3 có hành vi trốn tránh việc xác nhận nghĩa vụ đảm bảo trên có hồ sơ đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của VietinBank;

Dấu hiệu định lượng:

Tiêu chí Dấu hiệu cảnh báo rủi ro

Hạng khách hàng bán lẻ

- Hạng tín dụng của khách hàng bán lẻ suy giảm tối thiểu 01 hạng so với kỳ chấm điểm gần nhất

Tài khoản thanh toán

- Không có tiền về ghi có tài khoản của khách hàng bán lẻ trong một khoảng thời gian nhất định (tháng/quý)

Giá trị tài sản bảo đảm

- Giá trị tài sản bảo đảm suy giảm, không đủ để bảo đảm cho dư nợ

Tình hình sản xuất kinh doanh

Tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng bá lẻ có dấu hiệu tiêu cực như:

- Các khoản vay nợ tăng mạnh không tương xứng với quy mô hoạt động

- Nợ phải trả tăng lên đột biến trong khi nhu cầu sản xuất kinh doanh không có sự thay đổi lơn

- Tỷ lệ các khoản phải thu khó đòi tăng

- Hàng tồn kho tăng mạnh trong khi doanh thu không tăng tương ứng (trừ yếu tố mùa vụ), hàng hóa tồn kho kém phẩm chất hoặc nhiều công trình xây dựng cơ bản dở dang kéo dài, không được nghiệm thu thanh toán

- Hàng tồn kho: (i) Xuất hiện các lô hàng tồn kho không luân chuyển trong 06 tháng; (ii) Hàng tồn kho có biến động về giá trị (tăng/giảm); (iii) Hoặc tăng đột biến về số lượng

- Khả năng thanh toán nhanh sụt giảm nghiêm trọng - Doanh thu sụt giảm mạnh

- Tốc độ tăng chi phí cao hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu trong trường hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh không có sự thay đổi đột biến

- Lợi nhuận cao nhưng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm/xuất hiện lỗ từ hoạt động kinh doanh

(xxv) (Theo Quyết định số 3131/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 15/11/2017, Quy trình kiểm tra giám sát sau cấp tín dụng đối với khách hàng; Quyết định 235/2017/QĐ-HĐQT-NHCT17 ngày 31/03/2017, Quyết định ban hành Quy định khung giám sát chi nhánh trên cơ sở rủi ro trong hệ thống VietinBank.)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)