Công tác xử lý nợ còn nhiều bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 62 - 63)

2.3 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP

2.3.2.8 Công tác xử lý nợ còn nhiều bất cập

- VietinBank chi nhánh Gia Lai chưa có một bộ phận chuyên nghiệp để xử lý nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu vẫn được giao cho nhân viên tín dụng phụ trách hồ sơ phát sinh nợ xấu đó theo dõi, thực hiện, báo cáo để giải quyết. Do đó, khi một khoản tín dụng không thu hồi được, nhân viên tín dụng sẽ không thể tập trung để tiếp tục quản lý các hồ sơ hiện tại hay tìm kiếm khách hàng mà phải chịu toàn bộ gánh nặng phải thu hồi nợ. Ở khâu này cũng có thể xảy ra rủi ro đạo đức do mối quan hệ quá thân thiết giữa nhân viên tín dụng và khách hàng.

- Thanh lý tài sản để thu hồi nợ: VietinBank chi nhánh Gia Lai là tổ chức kinh tế không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản bảo đảm để xử lý nợ. Trường hợp tài sản của bên thứ ba- bên vay và bên thế chấp không phải là một- đôi lúc xảy ra xung đột quyền lợi, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý tài sản.

- Khởi kiện thu hồi nợ: Gặp khó khăn trở ngại về thời gian, thủ tục, chi phí phát sinh. Trên thực tế, công tác khởi kiện từ khi nộp đơn đến khi bán được qua trung tâm đấu giá có thế kéo dài, đồng thời VietinBank chi nhánh Gia Lai tốn khá nhiều chi phí tòa án, thi hành án để tiến hành vụ kiện tụng. Chưa kể điến việc cán bộ cơ quan chức năng từ toán án đến thi hành án nhũng nhiễu…Do đó, công tác khởi kiện thu hồi nợ là lựa chọn cuối cùng của VietinBank chi nhánh Gia Lai khi mọi biện pháp thu hồi nợ khác đã thực hiện nhưng không thành công.

- Bán nợ: VietinBank chi nhánh Gia Lai có thể lựa chọn phương pháp bán nợ thông qua công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam-

VAMC, tuy nhiên, các khoản tín dụng bán lẻ thường nhỏ lẻ nên VietinBank chi nhánh Gia Lai vẫn chưa áp dụng trong hoạt động tín dụng bán lẻ. Ngoài ra, thường lãnh đạo ngân hàng không muốn công khai số liệu các khoản nợ, nhất là các khoản nợ quá hạn nên xu hướng là để xử lý nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)