Nguyên nhân bên trong ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 65 - 69)

2.3 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP

2.3.3.2 Nguyên nhân bên trong ngân hàng

(i) Quan điểm, tầm nhìn của nhà lãnh đạo ngân hàng:

Ban lãnh đạo VietinBank chi nhánh Gia Lai còn chưa thật sự quan tâm đúng mức về công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ ngay từ đầu. Đặc biệt trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Trong thời gian vừa qua, VietinBank chi nhánh Gia Lai xuất hiện tình trạng hạ chuẩn tín dụng, nới lỏng các điều kiện tín dụng để thu hút khách hàng từ ngân hàng khác.

(ii) Trình độ của đội ngũ nhân viên:

Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Chính sách tuyển dụng của VietinBank thời gian qua được thống nhất trong toàn hệ thống và tổ chức đồng loạt tại 3 khu vực thi chính: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để tuyển dụng cán bộ cho toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống VietinBank. Nhờ chính sách tuyển dụng này mà VietinBank đã xây dựng được một đội ngũ nhân sự trẻ, năng động. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ trẻ gần như đồng nghĩa với việc thiếu kinh nghiệm nên công tác tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ không thể tránh khỏi sai xót. VietinBank thường

xuyên mở các lớp đào tạo về quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ, tuy nhiên các buổi đào tạo chưa nhiều và thành phần tham gia đào tạo lại chủ yếu là lãnh đạo, nhân viên ít có cơ hội tham gia.

Ngoài ra, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng còn chưa được xem trọng. Thực tế, hoạt động trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ đòi hỏi cán bộ phải có đạo đức nghề nghiệp, vì lợi ích chung mà không vì lợi ích cá nhân. Nếu sự cấu kết giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng xảy ra thì có thể dẫn đến tổn thất lớn về tài sản và uy tín của ngân hàng.

(iii) Công nghệ thông tin phục vụ quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ:

Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ bao gồm rất nhiều khâu luôn đòi hỏi sự kịp thời, chính xác, cần có sự trao đổi, liên kết thông tin giữa các bộ phận và công nghệ thông tin hiện đại đóng vai trò quan trọng trong khâu này. Tuy nhiên, VietinBank chi nhánh Gia Lai vẫn còn sự thiếu xót trong thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin. VietinBank vẫn chưa xây dựng được trung tâm tín dụng riêng của ngân hàng. Các mô hình để dự báo rủi ro và hệ thống xếp hạng tín nhiệm vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục xây dựng và hoàn thiện. Chính điều này làm giảm đi rất nhiều tính hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ.

Kết luận Chương 2

Thông qua việc đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại VieinBank- Chi nhánh Gia Lai, chương 2 đã giải quyết được những vấn đề sau:

Thứ nhất, nhờ phân tích nợ xấu theo các phân loại khác nhau giúp tìm ra được mức độ tập trung nợ xấu chủ yếu vào ngành nông nghiệp nông thôn ( trồng tiêu, cà phê, cao su…) và đa phần nợ xấu tại VietinBank chi nhánh Gia Lai là có tài sản bảo đảm.

Thứ hai, thông qua kết quả cuộc khảo sát thực trạng quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại VietinBank- Chi nhánh Gia Lai, luận văn đã tìm ra được những mặt đạt được cũng như những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ. Về kết quả đạt được, luận văn chỉ ra các điểm sau: Bước đầu đã áp dụng mô hình quản trị rủi ro tập trung theo chuẩn mực quốc tế; công tác nhận diện rủi ro tín dụng bán lẻ mang đến dấu hiệu tích cực; hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã hỗ trợ cho quá trình cho vay khách hàng bán lẻ; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tuân thủ theo đúng quy định của ngân hàng Nhà nước. Luận văn cũng phân tích các mặt hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ. Đó là các quy định bảo đảm an toàn trong quá trình cấp tín dụng bán lẻ còn chưa đầy đủ và chặt chẽ; mô hình quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tập trung chưa phát huy hết hiệu quả; báo cáo quản trị rủi ro chưa được VietinBank chi nhánh Gia Lai quan tâm đúng mức; hệ thống thông tin nội bộ còn yếu kém; đánh giá xếp loại và đo lường rủi ro tín dụng thiếu tính khách quan, chưa đạt chuẩn Basel; công tác kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ chưa hiệu quả; quản lý danh mục tín dụng bán lẻ chưa được lãnh đạo VietinBank chi nhánh Gia Lai quan tâm trong công tác điều hành, cũng như chưa có hướng dẫn cụ thể về biện pháp xử lý rủi ro tín dụng bán lẻ; công tác xử lý nợ còn nhiều bất cập.

Thứ ba, từ những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ, luận văn đã chỉ ra hai nhóm nguyên nhân chính đó là nguyên nhân bên ngoài ngân hàng và nguyên nhân bên trong ngân hàng.

Nguyên nhân bên ngoài ngân hàng xuất phát từ môi trường kinh tế đầy biến động, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, môi trường tự nhiên ảnh hưởng đầu vào của

hoạt động tín dụng bán lẻ và nguyên nhân từ chính bên trong khách hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ và/hoặc không có thiện chí trả nợ.

Nguyên nhân bên trong ngân hàng gồm những sai lầm trong quan điểm, tầm nhìn của nhà lãnh đạo ngân hàng, chất lượng và đạo đức của đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc và công nghệ còn lạc hậu chưa bắt kịp đòi hỏi mới của hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Với những vấn đề đã được giải quyết ở chương 2 sẽ là cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại VietinBank-chi nhánh Gia Lai.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT

NAM- CHI NHÁNH GIA LAI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)