2.3 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP
2.3.3.1 Nguyên nhân bên ngoài ngân hàng
(i) Môi trường kinh tế
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Theo xu thế thị trường thì hoạt động bán lẻ ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm, đẩy mạnh.., điều này tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển cho hoạt động bán lẻ dẫn đến việc cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu. Tuy nhiên, sự cạnh tranh phát triển của khách hàng bán lẻ ở nước ta mang tính tự phát, dẫn đến sự gia tăng đầu tư quá mức vào một số ngành, khủng hoảng thừa xảy ra, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngành Ngân hàng và gây ra rủi ro trong tín dụng bán lẻ.
(ii) Môi trường pháp lý
Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ quan công bố thông tin đầy đủ về thị trường khách hàng bán lẻ. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN tuy đã giúp cung cấp một số thông tin cần thiết cho các ngân hàng nhưng việc cung cấp thông tin còn đơn điệu, thiếu cập nhật, còn có sai sót và chưa cung cấp các thông tin rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra mối liên kết giữa trung tâm thông tin tín dụng và tổ chức tín dụng còn lỏng lẻo, chưa có chế tài xử lý các tổ chức tín dụng không/hoặc chậm cung cấp thông tin.
Hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện về chất lượng. Trình độ cán bộ thanh tra ngân hàng còn chưa đồng đều, một bộ phận còn chưa nắm bắt kịp những thay đổi trong công nghệ kinh doanh của ngân hàng. Việc thanh tra ngân hàng vẫn còn theo kiểu xử lý các vụ việc đã phát sinh, ít có tính phát hiện, cảnh báo ngăn chặn rủi ro và vi phạm.
Hệ thống các văn bản pháp luật triển khai vào hoạt động còn nhiều bất cập, vướng mắc đặc biệt là các văn bản về cưỡng chế thu hồi nợ: Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm nợ vay.
Tuy nhiên, ngân hàng không làm được điều này vì ngân hàng là tổ chức kinh tế không phải là cơ quan quyền lực của Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng để xử lý thu hồi nợ.
(iii) Môi trường tự nhiên
Các ngành nghề liên quan đến nông, lâm nghiệp ở các tỉnh tây nguyên như Gia Lai sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ của điều kiện thời tiết, dịch bệnh điều này tác động đến đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bán lẻ từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu để trả nợ ngân hàng và rủi ro tín dụng bán lẻ từ đó mà xảy ra.
(iv) Nguyên nhân từ phía khách hàng bán lẻ
Khách hàng bán lẻ không có khả năng trả nợ:
- Một thực trạng rất phổ biến trên thực tế là việc vay vốn tại VieinBank chi nhánh Gia Lai là các kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng bán lẻ được lập mang tính chủ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của khách hàng do đó nội dung phương án khá sơ sài, thiếu tính khoa học vì thế để thẩm định được tính khả thi và hiệu quả của phương án để xác định khả năng trả nợ của khách hàng trở thành một bài toán khó đối với VietinBank chi nhánh Gia Lai.
- Trình độ chuyên môn các khách hàng bán lẻ còn hạn chế, đa số các khách hàng bán lẻ hoạt động theo hình thức gia đình, việc quản lý kinh doanh chưa thực sự được chú trọng, khi phát sinh các vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát thường không được xử lý rõ ràng, công khai mà chủ yếu dựa và mối quan hệ quen biết mà chỉ cần mối quan hệ này xấu đi là rủi ro sẽ xảy ra.
- Tình hình tài chính của khách hàng còn yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao, nhu cầu vay vốn vượt quá khả năng tài chính do kỳ vọng vào kết quả quá cao, Sản phẩm sản xuất còn hạn chế về chất lượng, mẫu mã kém hấp dẫn. Chính vì thế, đây chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng tại VietinBank chi nhánh Gia Lai.
Khách hàng bán lẻ không có thiện chí trả nợ:
- Thiếu thiện chí trả nợ thì dù khách hàng có kết quả kinh doanh tốt, đạt lợi nhuận cao nhưng khách hàng cố tình không trả nợ theo đúng cam kết trong hợp đồng mà muốn giữ lại khoản tiền đó cho mục đích khác.
- Khách hàng bán lẻ sử dụng vốn sai mục đích: Khách hàng bán lẻ dùng vốn vay ngắn hạn đầu tư trung dài hạn, đầu tư bất động sản, chứng khoán. Vấn đề này thường xảy ra với các khoản cho vay theo hạn mức tín dụng nhưng không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn của khách hàng, cho vay số tiền lớn hơn so với nhu cầu thực sự của khách hàng. Việc không kiểm soát được dòng tiền của khách hàng nhất là cho vay vốn lưu động với thời hạn dài hơn so với chu kỳ dòng tiền của khách hàng dẫn đến khách hàng bán lẻ chiếm dụng nguồn vốn này của VietinBank chi nhánh Gia Lai để sử dụng vào các mục đích khác.
- Khách hàng bán lẻ có thể cố tình lừa đảo ngân hàng: Tại VietinBank ci nhánh Gia Lai đã xảy ra tình trạng khách hàng làm giả chứng từ hóa đơn, chấp hành nghiêm túc với các khoản vay nhỏ ban đầu để tạo niềm tin với ngân hàng. Sau đó Khách hàng bán lẻ mới gửi những kế hoạch kinh doanh lớn hơn trên giấy đến ngân hàng …. Khách hàng bán lẻ rút dần những tài sản bảo đảm có giá trị, có tính thanh khoản cao tài sản bảo đảm của chính khách hàng vay và thay vào đó là tài sản bảo đảm của bên thứ ba…. Sau khi nhận được vốn vay, khách hàng bỏ trốn khỏi địa phương làm cho việc thu hồi vốn và xử lý tài sản của ngân hàng gặp khó khăn.