Thực trạng quản tri rủi ro tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 47 - 57)

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt

2.2.2.3 Thực trạng quản tri rủi ro tín dụng bán lẻ

Trong phần thực trạng để có cơ sở đánh giá chính xác, tác giả đã thực hiện khảo sát các nội dung liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại VietinBank-chi nhánh Gia Lai. Đối tượng khảo sát là: Giám đốc, các phó giám đốc phụ trách mảng tín dụng, trưởng/phó phòng, nhân viên các phòng ban liên quan trực tiếp đến quá trình cấp tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng tại VietinBank-chi nhánh Gia Lai. Thang điểm khảo sát dao động từ 1 là mức không tuân thủ, 2 là mức tuân thủ một phần và 3 là mức tuân thủ. Chi tiết khảo sát trong phụ lục 1.

Thông qua bảng câu hỏi khảo sát (phụ lục 2) được lập dựa theo các nội dung quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ (gồm hoạch định, tổ chức thực hiện, giám sát và điều chỉnh sau giám sát); những tiêu chí trong bộ nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của Basel và tổng hợp những quy định, quyết định, hướng dẫn thực hiện về quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ của VietinBank, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại VietinBank-chi nhánh Gia Lai được đánh giá như sau:

Hoạch định

VietinBank đã xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ xuyên suốt với hệ thống văn bản nội bộ khá đầy đủ quy định hầu hết các mảng có liên quan và được ban hành dưới các hình thức:

- Quy chế, quyết định, quy định do chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc ban hành.

- Dựa vào định hướng hoạt động theo từng thời kỳ, Tổng giám đốc/ phó tổng giám đốc VietinBank hàng năm sẽ ký các văn bản quy định, điều chỉnh phù hợp theo định hướng đó.

Tuy nhiên theo khảo sát thì chính sách tín dụng mới dừng ở mức tuân thủ một phần, điểm trung bình 2.04/3 do còn một số mảng quan trọng nhưng chính sách tín dụng chưa đề cập đến như: Quy định về việc xử lý nợ có vấn đề dành riêng cho phân khúc bán lẻ, quy định về quản lý và xử lý tài sản bảo đảm dành riêng cho phân khúc bán lẻ.

Toàn bộ cán bộ nhân viên của VietinBank đều phải nắm bắt được chính sách tín dụng do chính sách tín dụng được truyền đạt thông suốt toàn tổ chức, chính vì thế kết quả khảo sát thể hiện mức độ tuân thủ, điểm trung bình 2.91/3.

Tất cả các nhân viên tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đều được tham gia các khóa đào tạo, các lớp học về chính sách tín dụng tổ chức tại trường đào tạo phát triển nguồn nhân lực của VietinBank hoặc qua các buổi tập huấn live-meeting toàn hệ thống. Kết thúc các khóa học, lớp học này các cán bộ đều phải trải qua các bài kiểm tra. Ngoài ra, chính sách tín dụng còn được thể hiện trong cẩm nang tín dụng của VietinBank.

Về việc xem xét và đánh giá định kỳ chính sách tín dụng, kết quả khảo sát thể hiện nội dung này được tuân thủ, điểm trung bình 2.9/3. Mặc dù chính sách tín dụng đối với tín dụng bán lẻ mang tính dài hạn nhưng hàng năm VietinBank cũng điều chỉnh để thích ứng với tình hình kinh doanh thực tiễn.

VietinBank giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng- mục tiêu cụ thể theo số liệu bình quân hoạt động tín dụng trong thời gian 1 năm. Các chỉ tiêu thường được giao dựa trên kết quả thực hiện số bình quân năm liền kề. Chỉ tiêu tín dụng được cụ thể đến từng phân khúc khách hàng trong đó có phân khúc khách hàng bán lẻ. Kế hoạch tín dụng bán lẻ thường được xây dựng cùng kế hoạch huy động vốn nhằm đảm bảo cân

đối giữa nguồn và sử dụng nguồn. Thực tế, chỉ tiêu kế hoạch tín dụng phụ thuộc nhiều vào tình hình hiện tại, nên các chỉ tiêu tín dụng không thể hoàn toàn thể hiện định hướng và chiến lược tín dụng bán lẻ.

Trên thực tế, vẫn còn sự mâu thuẫn chồng chéo giữa các bộ phận liên quan như mâu thuẫn giữa lợi ích và nhiệm vụ của nhân viên tín dụng. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng bán lẻ luôn đặt ra cho các nhân viên tín dụng dẫn đến nhân viên thường hạ chuẩn trong công tác cho vay để đạt chỉ tiêu nhằm mục đích được khen thưởng và đề bạt.

VietinBank chi nhánh Gia Lai luôn hiểu rằng rủi ro tín dụng bán lẻ rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định không thể lường hết được. Nhằm chia sẻ rủi ro của khách hàng bán lẻ với ngân hàng và nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng bán lẻ, VietinBank chi nhánh Gia Lai đã áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay (Hiện đang áp dụng: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2017; Quyết định 1718/2014/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 25/12/2014). Về giá trị định giá và mức cấp tín dụng tối đa so với giá trị định giá: Tùy vào từng loại tài sản của khách hàng bán lẻ mà VietinBank chi nhánh Gia Lai xác định giá trị định giá và dựa vào kết quả chấm điểm tín dụng để xác định mức cấp tín dụng tối đa với từng tài sản đó ( Hiện đang áp dụng: Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam 2017; QĐ 070/2015/QĐ-TGĐ-NHCT35). Tuy nhiên,

VietinBank chưa có các văn bản đưa ra các bảng giá tham khảo (theo giá thị trường), các nhân viên phải tự mình tìm các nguồn tham khảo không chính thức khác, trừ trường hợp tài sản bắt buộc phải qua cơ quan thẩm định giá. Ngoài ra, VietinBank chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể về rủi ro của từng loại tài sản bảo đảm cũng như hướng xử lý đối với từng loại tài sản này trong trường hợp phải thanh lý tài sản bảo đảm để thu nợ.

Theo quy định của VietinBank hiện hành thì việc theo dõi liên tục và đánh giá định kỳ tài sản là bắt buộc, tuy nhiên nhiều nhân viên tín dụng tại VietinBank chi nhánh Gia Lai chỉ thực hiện đánh giá lần đầu khi cho vay khách hàng bán lẻ, những lần tiếp theo chỉ làm qua loa, chiếu lệ dựa trên kết quả định giá ban đầu. Nhiều trường hợp khi hồ sơ tín dụng bán lẻ được bàn giao cho cán bộ mới quản lý thì cán bộ mới chỉ dựa vào hồ sơ đảm bảo để tiếp tục làm mà hoàn toàn không biết vị trí tài

sản cũng như giá trị thực tế cập nhật đến thời điểm hiện tại của tài sản bảo đảm. Chính vì những lí do này, nội dung văn bản hướng dẫn bảo đảm tín dụng chỉ dừng ở mức tuân thủ một phần, điểm trung bình 2.45/3.

(ii) Khung lãi suất

VietinBank chi nhánh Gia Lai dựa trên cơ sở từng đối tượng và mức xếp hạng khách hàng để xác định lãi suất cho vay sẽ áp dụng. Hạng khách hàng tương ứng với các mức lãi suất khác nhau: Hạng AAA, AA, hạng A và hạng BBB trở xuống. Điều này thể hiện lãi suất cho vay khách hàng bán lẻ được quy định linh hoạt trên cơ sở phân loại khách hàng bán lẻ khi xem xét cho vay và kết quả khảo sát đạt mức thực hiện tuân thủ, điểm trung bình 2.94/3.

Bên cạnh đó, VietinBank chi nhánh Gia Lai khi áp dụng lãi suất trong tín dụng bán lẻ đều dựa trên tổng hòa lợi ích khách hàng. Điểm trung bình khi khảo sát nội dung này là 2.92/3, ở mức tuân thủ. Cụ thể, Khách hàng bán lẻ uy tín và có mối quan hệ truyền thống lâu năm với ngân hàng có thể được áp dụng lãi suất rất thấp nhưng khách hàng bán lẻ mang lại những nguồn thu lớn cho VietinBank chi nhánh Gia Lai từ thanh toán, chuyển tiền, tiền gửi…. Chính vì thế, lãi suất cho vay là yếu tố rất linh hoạt được VietinBank chi nhánh Gia Lai sử dụng triệt để và có chiến lược để cạnh tranh và lôi kéo khách hàng.

Tổ chức thực hiện

(i)Tổ chức bộ máy:

Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại VietinBank được tổ chức tuân thủ theo nguyên tắc tách biệt giữa bộ phận tạo rủi ro với bộ phận phê duyệt và giám sát rủi ro với điểm trung bình 2.91/3.

Chiến lược quản trị rủi ro của VietinBank do Khối quản lý rủi ro thực hiện trình Hội đồng quản trị có trách nhiệm xem xét và thông qua các chiến lược và chính sách quản trị rủi ro của VietinBank; Khối quản lý rủi ro gồm các phòng ban: Phòng Quản lý rủi ro thị trường, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng, Phòng Quản lý rủi ro hoạt động, Phòng Quản lý vốn và kế hoạch tài chính và Phòng Pháp chế, phòng kiểm tra kiểm soát có trách nhiệm quản lý các loại rủi ro khác nhau.

Trước đây, VietinBank chi nhánh Gia Lai được giao mức thẩm quyền phán quyết tín dụng khách hàng bán lẻ rất cao, điều này tạo ra nhiều rủi ro trong việc cấp

tín dụng. Sau khi chuyển đổi mô hình kinh doanh, theo xếp loại của VietinBank hàng năm, chi nhánh Gia Lai được xem xét xếp loại và giao thẩm quyền phán quyết, khi đó VietinBank chi nhánh Gia Lai sẽ có một mức thảm quyền kiểm soát tín dụng và kiểm soát giải ngân nhất định.

(Theo Quyết định số 3929/2016/QĐ-HĐQT-NHCT1.1 ngày 25/09/2016 về quy định chức năng nhiệm vụ khối Quản lý rủi ro NHCT.)

(ii) Báo cáo quản trị rủi ro:

Với nội dụng báo cáo quản trị rủi ro tín dụng, kết quả khảo sát cho thấy VietinBank mới tuân thủ một phần, với điểm trung bình 1.96/3. Tại VietinBank, phòng quản lý rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm là đầu mối lập các báo cáo rủi ro tín dụng toàn hệ thống. Nguồn báo cáo được tổng hợp từ báo cáo của các chi nhánh theo định kỳ hoặc dựa trên các báo cáo về các trường hợp bất thường.

Tại VietinBank nhờ có hệ thống báo cáo quản trị rủi ro hiện hành mà ban điều hành đưa ra được các cảnh báo sớm dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn và đề xuất các định hướng tín dụng theo ngành/lĩnh vực, khu vực, vùng miền…. Ngoài ra, hệ thống báo cáo quản trị rủi ro tín dụng cũng góp phần giúp các Chi nhánh trong đó có VietinBank chi nhánh Gia Lai trong việc tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ thẩm định tín dụng bán lẻ. Tuy nhiên hệ thống còn có sự hạn chế bắt nguồn từ việc các chi nhánh có tuân thủ và sẵn sàng cung cấp thông tin để tổng hợp báo cáo hay bộ phận kiểm soát khu vực có thực sự bám sát được chi nhánh và báo cáo những thông tin hữu ích có tính cảnh báo đối với hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh để phòng quản lý rủi ro tín dụng tổng hợp hay không.

Giám sát

Nhận diện dấu hiệu rủi ro:

Khi tổng hợp kết quả trả lời câu hỏi VietinBank có đưa ra các tiêu chí nhận diện trong tín dụng bán lẻ quá tập trung vào một ngành nghề/lĩnh vực thì điểm trung bình là 2.04/3, ở mức tuân thủ một phần. Quản lý danh mục tín dụng tại VietinBank là quá trình từ việc thiết lập cơ cấu danh mục tín dụng mục tiêu, định hướng tín dụng (trên cơ sở chiến lược kinh doanh, chiến lược rủi ro, khẩu vị rủi ro) đến phân tích, đánh giá, giám sát danh mục tín dụng, các hạn mức rủi ro danh mục tín dụng theo định hướng tín dụng nhằm phát hiện và đưa ra các cảnh báo sớm về rủi ro danh

mục tín dụng và đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp. VietinBank đưa ra tiêu chí hạn mức rủi ro của danh mục tín dụng bán lẻ: Số dư tín dụng tối đa của từng ngành hàng, từng sản phẩm tín dụng để hạn chế rủi ro tập trung.

Theo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2017, quản lý danh mục tín dụng được phân thành 3 cấp tương ứng với 3 cấp độ quản lý: (i) Cấp độ 1: Toàn hàng, đơn vị quản lý: Phòng quản lý rủi ro tín dụng trụ sở chính; (ii) Cấp độ 2: Theo phân khúc khách hàng, đơn vị quản lý: Phòng quản lý chất lượng-Khối khách hàng doanh nghiệp/bán lẻ; (iii) Cấp độ 3: Theo chi nhánh, đơn vị quản lý: Giám đốc, phó giám đốc chi nhánh.VietinBank chi nhánh Gia Lai chỉ đề xuất hạn mức rủi ro cho danh mục tín dụng bán lẻ cấp độ 3 của chi nhánh gửi Phòng quản lý chất lượng- Khối bán lẻ theo quy định của VietinBank trong từng thời kỳ. Ngoài ra, VietinBank chi nhánh Gia Lai có trách nhiệm quản lý, giám sát chất lượng danh mục tín dụng tại chi nhánh. Về quy định là vậy, tuy nhiên trên thực tế VietinBank chi nhánh Gia Lai chưa có bộ phận nào đảm nhận trách nhiệm đề xuất hạn mức rủi ro cho danh mục tín dụng bán lẻ cấp độ 3 và hầu như cũng không quan tâm đến danh mục tín dụng bán lẻ quá tập trung vào ngành hàng.

VietinBank thiết lập hệ thống nhận diện giúp xác định những khoản nợ có vấn đề trong tín dụng bán lẻ, điểm trung bình 2.92/3. Nhận diện rủi ro tín dụng trong tín dụng bán lẻ là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có biện pháp theo dõi chuyên nghiệp giúp tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. VietinBank chi nhánh Gia Lai thiết lập hệ thống nhận diện những dấu hiệu cảnh báo để có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả. Các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong tin dụng bán lẻ bao gồm dấu hiệu định tính và dấu hiệu định lượng (xem phụ lục 5).

VietinBank còn xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng khách hàng gọi tắt là hệ thống EWS hỗ trợ quy trình cấp, quản lý và theo dõi chất lượng tín dụng của khách hàng được phân loại nhóm 1 tại VietinBank, hỗ trợ quản trị rủi ro tín dụng từ cấp độ khách hàng riêng lẻ đến toàn bộ danh mục tín dụng được phân loại nợ nhóm 1. Hệ thống này được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng, tới từng phân khúc khách hàng trong đó có phân khúc khách hàng bán lẻ.

Hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ

VietinBank xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng bán lẻ nhằm mục đích đo lường rủi ro tín dụng bán lẻ thông qua thang điểm thống nhất dựa trên chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Theo quy định của VietinBank ( Quyết định số 2215/2017/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 06/12/2017), khi chấm điểm khách hàng, cán bộ phải nhạp vào hệ thống chấm điểm xếp hạng nội bộ gồm tiêu chí phi tài chính và tiêu chí tài chính. Nhân viên tín dụng bắt buộc phải kiểm tra và cập nhật thông tin chấm điểm xếp hạng tín dụng tại thời điểm xét duyệt khoản vay để xem khách hàng có đáp ứng điều kiện hạng để tiếp tục thẩm định cho vay. Hiện VietinBank chi nhánh Gia Lai đang thực hiện xếp hạng tín dụng theo bảng mô tả hạng khách bán lẻ tại phụ lục 6.

VietinBank chi nhánh Gia Lai xác định hệ thống chấm điểm tín dụng là một công cụ quan trọng để nâng cao tính khách quan, nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ. Các khách hàng bán lẻ được phân loại theo đúng hạng của mình sau đó được áp dụng những chính sách tín dụng với những điều kiện cụ thể: xác định giới hạn tín dụng phù hợp với khách hàng, quyết định cấp tín dụng (thời hạn, mức lãi suất, tài sản bảo đảm), đánh giá khách hàng trong quá trình theo dõi sử dụng vốn vay, quản lý danh mục tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro. Qua đó thể hiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng chính là cơ sở để xác định chính sách tín dụng với mỗi khách hàng khi cấp tín dụng, VietinBank chi nhánh Gia Lai đã tuân thủ nội dung này, điểm trung bình 2.91/3.

Theo quy định của VietinBank, khách hàng bán lẻ phải được chấm điểm tại thời điểm xét cấp tín dụng và phải thực hiện định kỳ xem xét lại 6 tháng một lần. Trường hợp nhân viên tín dụng tại VietinBank chi nhánh Gia Lai không thực hiện chấm điểm theo định kỳ thì khách hàng đó lập tức bị điều chỉnh thành hạng D và tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)