Quy định bảo đảm tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 101 - 103)

Điều kiện nhận tài sản bảo đảm được quy định rõ ràng như sau:

- Tài sản phải: (i) Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng đối với: tài sản hình thành ở nước ngoài, quyền tài sản, quyền đối với phần vốn góp, quyền khai thác tài sản thiên nhiên; hoặc (ii) xác định được quyền sở hữu của khách hàng đối với tài sản hình thành trong tương lai; hoặc (iii) thuộc quyền sở hữu hợp pháp (riêng đối với đất là quyền sử dụng) của khách hàng/bên thứ ba đối với các TSBĐ khác. Ngoài ra, TSBĐ phải đáp ứng được các quy định sau:

+ Đối với quyền sử dụng đất: Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và trong thời hạn sử dụng đất.

+ Đối với nhà ở: Có giấy chứng nhận (trừ trường hợp nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật), đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời gian.

- Tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu/quyền sử dụng, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Tài sản mà pháp luật không cấm giao dịch.

- Tài sản có tính dễ bán/dễ chuyển nhượng, đảm bảo khả năng thu nợ khi xử lý tài sản. Ngoài ra:

+ Đối với TSBĐ là hàng hóa: Phải là hàng hóa thông dụng, có giá cả, giá trị ổn định và dễ tiêu thụ; NHCTD phải quản lý, giám sát được hàng hóa.

+ Đối với TSBĐ là cổ phiếu: Phải là cổ phiếu của doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả, tài chính lành mạnh; được phép và không bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

+ Đối với TSBĐ là quyền tài sản phát sinh từ quyền đòi nợ: Phải là tài sản có nguồn thanh toán chắc chắn; chưa nhận chuyển nhượng/cam kết chuyển nhượng, thế chấp cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào; còn trong hạn thanh toán, thời hạn thanh toán còn

đòi nợ được phát sinh từ các giao dịch có thực và không liên quan tới giao dịch bù trừ nợ. Hàng hóa, dịch vụ hình thành nên Quyền đòi nợ phải thuộc lĩnh vưc/mặt hàng sản xuất kinh doanh truyền thống, được phép kinh doanh của khách hàng; + Đối với TSBĐ là quyền đối với phần vốn góp: Doanh nghiệp nhận vốn góp phải có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả tài chính lành mạnh.

+ Đối với TSBĐ là quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên phải còn trữ lượng khai thác và trong thời hạn khai thác, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được phép chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

- Tài sản phải được bên bảo đảm mua bảo hiểm vật chất/tài sản trong các trường hợp sau:

+ Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm; + Tài sản là phương tiện vận tải;

+ Tài sản mà NHCTD thấy cần thiết phải mua bảo hiểm (căn cứ và mức độ rủi ro của tài sản như dễ cháy nổ, hỏng hóc…).

+ Theo quy định của Tổng Giám Đốc trong từng thời kỳ: Việc mua bảo hiểm cho tài sản phải đáp ứng:

 Tài sản phải được mua bảo hiểm trong suốt thời hạn bảo đảm;

 Số tiền bảo hiểm không thấp hơn dư nợ được bảo đảm bằng tài sản đó tại NHCTD;

 NHCTD phải yêu cầu bên bảo đảm ủy quyền bằng văn bản cho NHCTD được thụ hưởng tiền bảo hiểm đầu tiên (trừ trường hợp Hợp đồng bảo hiểm ghi nhận NHCTD là người thụ hưởng đầu tiên).

- Tài sản (trừ trường hợp TSBĐ là kim khí quý, đá quý, quyền sử dụng đất được

giao không xác định thời hạn) phải có thời hạn sử dụng còn lại bằng hoặc lớn hơn

thời hạn cho vay (bao gồm cả thời hạn gia hạn nợ-nếu có).

(Theo quyết định số 1718/2014/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 25/12/2014 Quyết định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)