Mức đánh giá
Yếu tố Con người TS Tỷ lệ % TS Tỷ lệ % TS Tỷ lệ % TS Tỷ lệ % TS Tỷ lệ % 1
Công ty thường quan tâm xây dựng quy tắc liên quan đến đánh giá phong cách lãnh đạo, phẩm chất, đạo đức của lãnh đạo doanh nghiệp
0 0 93 0.29 65 0.20 155 0.48 11 0.03
2
Ban Lãnh đạo trong công ty luôn là người có tầm nhìn, quan điểm rõ ràng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp
0 0 78 0.24 159 0.49 61 0.19 26 0.08
3
Trong công ty, từ cấp lãnh đạo đến nhân viên đều tuân thủ các quy tắc về đạo đức trong kinh doanh
0 0 26 0.08 72 0.22 169 0.52 57 0.18 4 Công ty luôn tuân thủ nghiêm túc các quy
định pháp luật trong kinh doanh 0 0 54 0.17 54 0.17 197 0.61 19 0.06 5 Công ty anh/chị có hệ thống nhân sự luôn
đoàn kết, gắn bó và trung thành 0 0 25 0.08 121 0.37 163 0.50 15 0.05 6 Quyền lợi của anh/chị trong công ty luôn
được đảm bảo 0 0 69 0.21 33 0.10 199 0.61 23 0.07 7 Nhân viên được tạo điều kiện nâng cao
năng lực để phát triển, thăng tiến 0 0 72 0.22 47 0.15 183 0.56 22 0.07 8
Công ty luôn đặt quyền lợi và giải quyết thỏa đáng những khó khăn cho khách hàng
0 0 52 0.16 74 0.23 169 0.52 29 0.09
9
Công ty luôn tạo được uy tín và niềm tin với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp và cộng đồng 0 0 39 0.12 42 0.13 227 0.70 16 0.05 Cộng tần suất các mức 0 0 508 667 1523 218 Tổng tần suất 2916 Tỷ lệ % 1.000 0.174 0.229 0.522 0.075 5 1 Stt 2 3 4
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2021)
Qua khảo sát, kết quả cho thấy rằng 52.2% đánh giá đồng ý các giá trị liên quan đến yếu tố con người, tuy nhiên vẫn còn có đến 22.9% đánh giá trung lập và 17.4% đánh giá không đồng ý. Điều này thể hiện một số giá trị liên quan đến yếu tố
54
con người tại các doanh nghiệp chưa được chú trọng. Doanh nghiệp chú trọng đến phong cách lãnh đạo, người lao động cũng như đạo đức kinh doanh phần lớn là căn cứ trên các kế hoạch và chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Chi tiết hơn, vấn đề đồng ý với việc doanh nghiệp thường xuyên xây dựng quy tắc liên quan đến đánh giá phong cách lãnh đạo, phẩm chất và đạo đức của lãnh đạo doanh nghiệp chỉ chiếm 48%, rất đồng ý chiếm 3%, còn lại thì yếu tố trung lập và không đồng ý chiếm đến 49%. Trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì phong cách lãnh đạo của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nên một nền văn hóa doanh nghiệp đặc thù.
Ban Lãnh đạo trong doanh nghiệp chưa có tầm nhìn, quan điểm rõ ràng về vấn đề văn hóa và xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong dooanh nghiệp, chỉ đạt 27% đồng ý và rất đồng ý trong tổng số khảo sát.
Vấn đề tuân thủ các quy tắc, đạo đức trong kinh doanh, tuân thủ pháp luật trong các doanh nghiệp cũng được đánh giá là đồng ý, rất đồng ý quan điểm chiếm đến 70%.
Có đến 45% số các doanh nghiệp được khảo sát cho thấy mang ý kiến trung lập, không đánh giá và không đồng ý về sự gắn bó, đoàn kết, lòng trung thành trong doanh nghiệp, chỉ số này thể hiện việc xây dựng mối quan hệ trong doanh nghiệp, ảnh hưởng nhiều đến tập thể trong doanh nghiệp và cũng là điểm mà các doanh nghiệp cần chú trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Các yếu tố về quyền lợi của các thành viên trong doanh nghiệp; về điều kiện nâng cao năng lực cá nhân để phát triển và thăng tiến trong nghề nghiệp; về việc đặt quyền lợi và giải quyết thỏa đáng những khó khăn cho khách hàng; về việc tạo uy tín và niềm tin với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp và cộng đồng; … luôn được các doanh nghiệp chú trọng. Điều đó chứng tỏ rằng, mặc dù không rõ ràng đây là những yếu tố trong cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp, nhưng với xu thế tất yếu và với việc tạo ra nguồn lực để phát triển doanh nghiệp, tự thân các doanh nghiệp đã chủ động có các kế hoạch, các chiến lược phát triển về yếu tố con người phù hợp với chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp.
Theo đánh giá chung thì các giá trị liên quan đến tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp; xây dựng quy tắc đánh giá phong cách lãnh đạo, phẩm chất và đạo
55
đức của lãnh đạo doanh nghiệp hầu như đều ít quan tâm đến các yếu tố này. Các nội dung liên quan đến: sự đoàn kết, gắn bó, sự trung thành trong doanh nghiệp; quyền lợi đảm bảo của người lao động; nâng cao năng lực để phát triển và thăng tiến tại các doanh nghiệp cũng chưa được quan tâm nhiều.
Tuy nhiên, nhìn chung, yếu tố con người, đặc biệt là hệ thống nhân sự hiện nay đã được nhiều doanh nghiệp chú trọng hơn. Một số doanh nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chú trọng nhiều đến việc xây dựng văn hóa của mỗi nhân viên, đặc biệt là công tác sắp xếp lao động, điều động, tuyển dụng nhân sự trong các doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, có liên quan trực tiếp và mạnh mẽ đến việc xây dựng và duy trì nền văn hóa của một doanh nghiệp, ví dụ như:
Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Việt Nam (OSC Việt Nam), trong quy trình điều động luân chuyển nhân sự, công ty rất chú trọng đến các tác động ngay khi điều động một nhân viên bất kỳ, khi điều động nhân viên từ bộ phận này qua bộ phận khác, bộ phận nhân sự cũng cần xem xét tính thích hợp với nền văn hóa chung của cộng đồng và tác động khi có nhân viên mới đó hay không và ngược lại, cũng cần xem xét văn hóa của cộng đồng mới có thích hợp với người mới đến hay không.
Với Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC), các nhân viên hay cán bộ quản lý luôn được đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cũng như các chương trình huấn luyện về văn hóa doanh nghiệp, với DIC không chỉ nhân viên phải là người làm việc giỏi mà còn là người phù hợp và thích nghi với văn hóa hiện tại của doanh nghiệp nữa.
Nắm bắt được vai trò quan trọng và chủ chốt trong việc xây dựng con người, biết được đây là một trong những yếu tố then chốt trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với hiệu quả kinh doanh, Công ty Điện lực trách nhiệm hữu hạn BOT Phú Mỹ 3 (BOT Phú Mỹ 3) cũng xác định và coi trọng yếu tố con người trong khâu tuyển dụng, bố trí, sắp xếp nhân sự phù hợp. Đặc biệt, BOT Phú Mỹ 3 đã xây dựng bộ tài liệu văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp của mình, đồng thời thực hiện cam kết với người lao động “Luôn xem người lao động là tài sản quý giá nhất” và phổ biến đến toàn thể cán bộ công nhân viên, cụ thể: (1) Đảm bảo việc làm và đời sống của người lao động luôn ổn định, đảm bảo mọi người sẽ được quan tâm, chăm sóc đầy đủ quyền lợi về vật chất và tinh thần theo quy định của pháp luật. Đảm bảo các chế độ
56
đãi ngộ được xây dựng công bằng và minh bạch; (2) Luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng để phát triển. Khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và tạo các điều kiện tối đa để các ý tưởng sáng tạo được áp dụng vào thực tiễn; (3) Mọi người phải được đánh giá đúng khả năng và các ý kiến phải được lắng nghe, thành tích/sai phạm phải được đánh giá đúng, kịp thời, công bằng và công khai. Qua đó, để thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp thì ngoài sự chỉ đạo, hỗ trợ từ Lãnh đạo BOT Phú Mỹ 3 thì cần phải có sự nỗ lực hết mình, gắn kết, tận tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do cấp trên giao; đảm bảo sản xuất điện an toàn, liên tục gắn liền với quản lý bảo vệ tốt môi trường, phấn đấu không ngừng “Vì sự phát triển bền vững” của BOT Phú Mỹ 3.
2.3.2 Thực trạng xây dựng giá trị văn hóa phi vật thể
Nguồn lực trong doanh nghiệp không chỉ bao gồm con người, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa, vốn, … mà còn gồm cả những nguồn lực vô hình, nguồn lực mà mắt thường không nhìn thấy, nhưng lại có tác dụng cực kỳ to lớn như: tầm nhìn và chiến lược kinh doanh, cách quản lý, sự trung thành, sự thống nhất về đường lối, sự kỷ luật, sự công bằng, tinh thần lao động, năng lực sáng tạo của doanh nhân, … đó chính là các giá trị văn hóa phi vật thể
Các giá trị phi vật thể trong doanh nghiệp phải được toàn thể thành viên trong doanh nghiệp thừa nhận, chia sẻ, tôn vinh và cùng tuân theo nhằm theo đuổi sứ mệnh và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Hệ thống giá trị phi vật thể trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy các thành viên trong doanh nghiệp làm việc, nó cũng là hạt nhân tạo sự liên kết các thành viên trong doanh nghiệp với nhau, liên kết doanh nghiệp với khách hàng và đối tác của doanh nghiệp, liên kết doanh nghiệp với xã hội.
Nhiều doanh nghiệp khẳng định là chưa hiểu rõ về văn hóa doanh nghiệp, chưa xây dựng văn hóa doanh nghiệp, … nhưng với những thông tin nhận được từ phỏng vấn đã cho thấy các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp phần lớn các doanh nghiệp đều chú trọng thực hiện. Với 66% các đánh giá đều đồng ý và rất đồng ý với những giá trị phi vật thể mà doanh nghiệp đang thực hiện (trong đó 52% đồng ý, 14.1% rất đồng ý), có 17.9% các đánh giá mang tính trung lập và 16% đánh giá không đồng ý, được thể hiện ở Bảng 2.7.
57
Bảng 2.7 Tổng hợp khảo sát thực trạng các giá trị văn hóa phi vật thể
Mức giá trị
Giá trị Phi vật thể TS Tỷ lệ % TS Tỷ lệ % TS Tỷ lệ % TS Tỷ lệ % TS Tỷ lệ % 1 Công ty anh/chị áp dụng bản quy hoạch
chiến lược kinh doanh trong dài hạn 0 0 16 0.05 57 0.18 168 0.52 83 0.26 2 Tầm nhìn của công ty anh/chị đạt yêu cầu
so với công việc kinh doanh hiện nay 0 0 21 0.06 80 0.25 157 0.48 66 0.20
3
Công ty anh/chị chú trọng xây dựng triết lý kinh doanh, sứ mệnh, giá trị cốt lõi trong kinh doanh
0 0 47 0.15 89 0.27 141 0.44 47 0.15
4 Mục tiêu kinh doanh của công ty anh/chị
rõ ràng, cụ thể 0 0 25 0.08 71 0.22 169 0.52 59 0.18
5
Mục tiêu và phương châm kinh doanh của công ty anh/chị phù hợp với mục tiêu phát triển của xã hội
0 0 52 0.16 59 0.18 183 0.56 30 0.09
6
Công ty anh/chị có các văn bản quy định về nghiên cứu thị trường, về kiểm soát chất lượng, về quản lý sau sản xuất, …
0 0 47 0.15 33 0.10 219 0.68 25 0.08
7
Các ý tưởng phát minh mới, các kế hoạch cải tiến, … được công ty chú trọng và ứng dụng
0 0 0 0.00 0 0.00 259 0.80 65 0.20
8
Việc ứng xử giữa cấp trên, cấp dưới, ứng xử với đồng nghiệp, … trong nội bộ công ty được quy định thông qua các quy tắc cụ thể
0 0 166 0.51 65 0.20 78 0.24 15 0.05
9 Bản thỏa ước lao động tập thể trong công
ty được quan tâm và xây dựng 0 0 144 0.44 67 0.21 88 0.27 25 0.08 10 Vấn đề phúc lợi xã hội, đào tạo, khen
thưởng trong công ty được quan tâm 0 0 0 0.00 59 0.18 224 0.69 41 0.13
Cộng tần suất các mức 0 518 580 1686 456 Tổng tần suất 3240 Tỷ lệ % 1.000 0.160 0.179 0.520 0.141 2 3 4 5 1 Stt (Nguồn: Tổng hợp từ tác giả, 2021)
Với kết quả này, chứng tỏ rằng các giá trị phi vật thể mặc dù không được định hình 1 cách rõ ràng, chi tiết, cụ thể nhưng nó là những giá trị, những yếu tố cần thiết cho hoạt động và sự phát triển của 1 doanh nghiệp, do vậy các doanh nghiệp vẫn đặt nhiều sự chú trọng vào để xây dựng, phát triển nó. Với bản quy hoạch chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, một sợi chỉ đỏ để định hướng cho doanh nghiệp phát triển cũng được chú trọng, nhiều doanh nghiệp xây dựng, áp dụng bản quy hoạch này, theo đánh giá có đến 52% đồng ý và 26% rất đồng ý. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản và hợp lý sẽ giúp tập hợp các nguồn lực thành sức mạnh thống nhất để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra. Sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, một mặt đòi hỏi phải có chiến lược kinh doanh với những mục tiêu dài hạn, mặt khác phải có
58
sự mềm dẻo, dễ thích ứng trong môi trường kinh doanh dễ thay đổi, một khi văn hóa doanh nghiệp đã thâm nhập vào toàn bộ các thành viên trong doanh nghiệp thì lúc đó doanh nghiệp sẽ có một sức mạnh lớn, một sự mềm dẻo, bền bỉ hơn trong kinh doanh.
Với tầm nhìn của doanh nghiệp, có thể là một yếu tố mang tính dài hạn nên một số cá nhân trong doanh nghiệp chưa định hình và nhận rõ giá trị này, đánh giá không đồng ý chiếm 6%, trung lập chiếm 25%, 48% đồng ý và 20% rất đồng ý. Điều này thể hiện 1 điều mặc dù tầm nhìn là yếu tố cần thiết trong việc xây dựng chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp, nhưng phần lớn các doanh nghiệp vẫn chú trọng nhiều đến thực tại và trung hạn, giải quyết các vấn đề trong thực tại cho doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là định hướng và là cơ sở pháp lý để đưa ra những quyết định quản lý quan trọng trong doanh nghiệp. Theo khảo sát thì có 15% không đồng ý, 27% trung lập, 44% đồng ý, 15% rất đồng ý. Mục đích, chiến lược kinh doanh và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp sẽ định hướng cho mọi kế hoạch và hoạt động của tập thể nhân viên. Đó cũng chính là những giá trị được tuyên bố rộng rãi ra công chúng và là một bộ phận của những giá trị văn hóa doanh nghiệp. Các nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có vai trò quyết định đối với việc tạo lập một triết lý kinh doanh. Nhưng nó chỉ thực sự là triết lý kinh doanh chung của doanh nghiệp khi được toàn thể cán bộ công nhân viên tự nguyện và tự giác chấp nhận. Muốn vậy thì triết lý kinh doanh trước hết phải được xây dựng và hoàn thiện một cách công khai, dân chủ và mở rộng, tất cả mọi người có thể tham gia thảo luận để xây dựng nó, đồng thời nó phải đảm bảo được lợi ích của tầng lớp người lao động chứ không chỉ lợi ích của chủ doanh nghiệp, nó phải làm cho mọi người tin rằng lợi ích mà họ thu được sẽ tỷ lệ thuận với sự đóng góp của họ với doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp sẽ có một tương lai lâu dài và bền vững. Yếu tố này có vai trò định hướng hoạt động cho các thành viên trong doanh nghiệp theo những mục tiêu cụ thể và chính xác.
Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, một số các doanh nghiệp cũng để xây dựng cho mình triết lý kinh doanh, sứ mệnh và giá trị cốt lõi rất rõ ràng, nhưng phần lớn là những doanh nghiệp vừa là lớn, các doanh nghiệp nhỏ chưa xem trọng yếu tố này, vẫn cho rằng đó là việc thể hiện, chạy theo số đông.
59
Bảng 2.8 Tổng hợp 1 số triết lý kinh doanh tại đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Doanh nghiệp Giá trị Sứ mệnh Tầm nhìn Công ty PVGAS LPG Là thành viên của Tổng công ty Khí Việt Nam, PVGAS LPG tự hào được thừa kế và phát triển các giá trị cốt lõi trong triết lý