.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Định hướng đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 37 - 41)

(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả) Tạo nên sự ổn định, bền vững cho doanh nghiệp Tạo nên bản sắc riêng cho doanh nghiệp Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Là công cụ triển khai chiến lược

của doanh nghiệp Tạo nên cam kết

chung cho doanh nghiệp

Phát huy mọi Nguồn lực của

29

1.3.4 Đặc điểm về văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tồn tại khách quan

Văn hóa tồn tại ngoài sự nhận biết của chúng ta, khi mỗi chúng ta có gia đình, có xã hội, có con người là có văn hóa, văn hóa rất quan trọng, nó tồn tại độc lập với chúng ta, văn hóa không có nghĩa là cái đẹp, dù ta có nhận thức hay không nhận thức thì nó vẫn tồn tại mãi theo thời gian. Nếu chúng ta nhận thức được nó, xây dựng nó thì nó lành mạnh và phát triển, còn không thì nó sẽ không tồn tại và phát triển.

Tất cả đều có văn hóa, văn hóa tốt, văn hóa xấu, văn hóa lành mạnh, văn hóa đồi trụy, … chỉ là văn hóa không tồn tại ở dạng này thì sẽ tồn tại ở dạng khác, chứ không thể là không có văn hóa.

Nhiều người cho rằng văn hóa doanh nhân là văn hóa kinh doanh, văn hóa giao tiếp là văn hóa doanh nghiệp, nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Bill Hawlett, người sáng lập ra tập đoàn HP đã từng nói: “bất kỳ nhóm người nào đã cùng nhau làm việc trong một thời gian, bất kỳ tổ chức nào đã tồn tại một thời kỳ, bất kỳ chính phủ hay cơ quan nào của quốc gia, đây là đặc điểm chung của văn hóa doanh nghiệp cũng như bất kỳ loại hình văn hóa nào khác. Văn hóa tồn tại khi có một nhóm người cùng sống và làm việc với nhau”.

Với các doanh nghiệp thì văn hóa doanh nghiệp vẫn tồn tại và phát triển dù ta không tác động vào chúng, thế thì tại sao chúng ta không tác động để nó mang lại những hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của chúng ta?

Văn hóa doanh nghiệp được kế thừa trong quá khứ

Điều này có nghĩa là văn hóa doanh nghiệp đã có từ lâu, đã được hình thành trong một thời gian khá dài, đã được tìm hiểu và nghiên cứu từ trước đó và mang tính lịch sử theo thời gian văn hóa.

Ở các doanh nghiệp thì văn hóa doanh nghiệp chính là quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Do vậy, để tìm hiểu đặc điểm này chúng ta cần tìm hiểu quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hòa của các thực thể

Vì nếu chúng ta xem văn hóa như là một tòa nhà thì khi thiết kế một tòa nhà cần phải tuân thủ 3 nguyên tắc đó là: (1) Kết cấu vững chắc; (2) Tiện lợi khi sử dụng; (3) Phù hợp thẩm mỹ. Như vậy, một doanh nghiệp để có thể phát triển ổn định và bền

30

vững cũng phải xây dựng được một nền văn hóa doanh nghiệp như vậy, cũng phải dựa trên 3 nền tảng cơ bản đó mới có thể vững vàng được.

Một doanh nghiệp xuất sắc bền vững lâu dài không phải vì có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại hay những nhà lãnh đạo tài giỏi, biết mọi việc, mà là có một tổ chức thiết kế tốt, thích ứng với sự thay đổi, không phụ thuộc vào cá nhân lãnh đạo nào. Những người lãnh đạo trong tổ chức phải biết tập trung sức lực cho việc thiết kế tổ chức phù hợp, thích ứng, đồng thời, doanh nghiệp cũng phải hiểu rằng nếu chỉ xác định tầm nhìn, sứ mệnh, lựa chọn mục tiêu, chiến lược, … thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp cần phải mang tầm nhìn vào cuộc sống, chuyển biến những mong ước tốt đẹp thành hiện thực cụ thể, cơ cấu và đội ngũ cần phải chuyên nghiệp, đồng lòng cùng hướng vào các mục tiêu chiến lược. Do vậy, văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải hài hòa trong tư duy, nhất quán trong hành động.

Văn hóa doanh nghiệp tạo nên chuẩn mực hành động

Một điểm mạnh trong văn hóa doanh nghiệp chính là việc thực hiện các nhiệm vụ bất khả thi, thực tế đây là một cơ chế rất mạnh để thúc đẩy sự tiến bộ, giúp cho các nhân viên chủ động thay đổi để vượt ngưỡng của bản thân. Các doanh nghiệp khi xây dựng văn hóa phải luôn đặt ra cho mình những nhiệm vụ to lớn, quá sức mình, có vẻ như liều lĩnh, mạo hiểm, nhưng phải nhất quán với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, từ mục tiêu bất khả thi của doanh nghiệp, các quản lý, lãnh đạo đơn vị thành viên xây dựng các mục tiêu bất khả thi cho đơn vị mình tạo động lực chung cho toàn tổ chức.

Việc xây dựng một hệ thống các nhiệm vụ bất khả thi nối tiếp nhau sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu cũ, thì sẽ có ngay một mục tiêu mới, tạo đà thúc đẩy sự tiến bộ mạnh mẽ và liên tục giúp một doanh nghiệp trở thành một doanh nghiệp lớn, một doanh nghiệp phát triển mạnh trong tương lai. Để thực hiện các nhiệm vụ bất khả thi, doanh nghiệp phải thu hút, tìm kiếm được những người thích hợp, từ đó đào tạo, rèn luyện để họ thích hợp, nhất quán, đồng lòng chia sẻ các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, những người không thích hợp cần phải được loại ra khỏi doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp mang tính hệ thống, thống nhất

Văn hóa doanh nghiệp là một tổng thể thống nhất khi có chung mục tiêu, chung chiến lược, chung chiến thuật, chung chính sách chung giá trị, chung phẩm chất, … Một cách tổng quan thì văn hóa doanh nghiệp là một khối thống nhất gồm 2

31

mối quan hệ, đó là quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài. Hai mối quan hệ này có tác động qua lại với nhau theo hướng (1) Trong cứng: là duy trì kỷ luật; thống nhất quan điểm/tư tưởng/hành động; chuẩn hóa mọi hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh, … từ đó xây dựng giáo lý của tổ chức và kiên trì thực hiện nhằm tiến tới một định hướng rõ ràng và (2) Ngoài mềm: nghĩa là những mối quan hệ với khách hàng và đối tác; là hệ thống dịch vụ, chăm sóc khách hàng hoàn hảo, phải hết sức uyển chuyển linh hoạt trong ứng xử.

1.4 Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã có sự quan tâm đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và cũng có nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được văn hóa riêng cho doanh nghiệp mình, chỉ có điều văn hóa doanh nghiệp được thể hiện như thế nào, doanh nghiệp đó có nhận diện ra những giá trị tốt để phát huy cũng như những giá trị chưa tốt để thay đổi hay không vì văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ những điều chi tiết và cụ thể, từ những điều nhỏ nhất trong quá trình hoạt động trong doanh nghiệp, trong đời sống của doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần chú trọng: xác lập, phát triển các giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy mọi người liên kết với nhau trong quá trình làm việc để đạt kết quả tốt trong công việc; xây dựng các phương pháp, kỹ thuật để phát triển các giá trị cốt lõi trong hệ thống văn hóa của doanh nghiệp; tạo được sự phối hợp, thống nhất và đồng thuận trong cả tập thể của doanh nghiệp về hệ giá trị văn hóa cốt lõi.

Văn hóa doanh nghiệp cũng chính là một quá trình phát triển về nhận thức và năng lực hành động, quá trình này diễn ra như nhau với tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức, quá trình này được diễn ra theo một trình tự gồm:

(1) Bắt đầu từ việc tiếp nhận, sàng lọc các thông tin từ môi trường sống về đối tượng mục tiêu, giá trị, mong muốn và kỳ vọng được họ tôn trọng.

(2) Tiếp theo đó là quá trình phân tích, lựa chọn và chuyển hóa các giá trị, các kỳ vọng của đối tượng hữu quan thành sứ mệnh, mục tiêu, triết lý kinh doanh và nhận thức của doanh nghiệp, của tổ chức. Những giá trị, triết lý, mục tiêu và nhận thức này tiếp tục được chuyển hóa thành những nội dung văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo thuận

32

lợi cho quá trình chuyển hóa thành nhận thức của các cá nhân, của thành viên trong tổ chức, trong doanh nghiệp.

(3) Quá trình chuyển hóa ở các cá nhân, các thành viên trong tổ chức trong doanh nghiệp được thực hiện với sự hỗ trợ và hậu thuẫn của các chính sách, các biện pháp quản lý, từ đó giúp cho mỗi cá nhân, mỗi thành viên nhận thức đúng, hình thành đúng giá trị trong tư tưởng cũng như đúng trong hành động thể hiện các giá trị, triết lý, nhận thức của doanh nghiệp, của tổ chức.

(4) Để hỗ trợ các cá nhân, các thành viên trong doanh nghiệp, trong tổ chức có thể ứng dụng văn hóa doanh nghiệp trong việc thực hiện hành động cụ thể của mình gắn liền với công tác chuyên môn thì các nội dung văn hóa doanh nghiệp phải được tổ chức, doanh nghiệp nhận thức đúng thông qua các giá trị, triết lý, nhận thức, hành động cụ thể, từ đó đưa nhận thức đến với nhân viên để chuyển hóa thành hành động cho nhân viên trong doanh nghiệp, trong tổ chức.

Một phần của tài liệu Định hướng đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)