Các chủ trương, đường lối của Trung ương

Một phần của tài liệu Định hướng đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1 Các chủ trương, đường lối của Trung ương

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X: Xây dựng văn hóa kinh doanh là sự kế thừa, phát triển các quan điểm về xây dựng văn hóa trong kinh tế được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra từ rất sớm. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”;

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 đã đề ra định hướng “Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế”;

Đại hội Đảng lần thứ XII đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong môi trường kinh tế, Đại hội đã xác định “Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh vì sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”;

49

Nghị quyết số 06/NQ-TW Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành: “Xây dựng văn hóa trong kinh tế; khai thác hiệu quả khía cạnh kinh tế của văn hóa, nâng cao giá trị văn hóa trong các sản phẩm mang đặc trưng, đặc sắc của mỗi địa phương”;

Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 09/12/2011 của Bộ chính trị về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”;

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc năm 2021: “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân và kinh doanh” là một “mắt khâu” quan trọng nhằm khắc phục những khuyết tật của mặt trái nền kinh tế thị trường và tâm lý, lối sống đề cao quá mức giá trị vật chất, đồng tiền – những điều đã, đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức xã hội, quá trình xây dựng, hình thành nhân cách con người Việt Nam. Văn hóa là một trong ba mặt trận, đó là kinh tế, chính trị và văn hóa, ở đó người cộng sản phải hoạt động”; …

Văn hóa, văn hóa doanh nghiệp, trách nhiệm doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, … còn được quy định và nêu rất rõ trong một số văn bản luật, một số nghị định, quyết định của Trung ương như: Bộ Luật Lao động 2015; Bộ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Trong điều 8 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về nghĩa vụ doanh nghiệp Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng; Quyết định số 990/QĐ-TTg ngày 20/9/2004 của Thủ tướng chính phủ lấyngày 13/10 hàng năm là Ngày doanh nhân Việt Nam; Quyết định số 1846/QĐ-TTg ngày 26/9/2016 của Thủ tướng chính phủ lấy ngày 10/11 hàng năm là Ngày văn hóa doanh nhân Việt Nam; Cuộc vận động Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát động ngày 07/11/2016; Đề án “Thúc đẩy xây dựng văn hóa trong kinh doanh và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thời kỳ hội nhập tại Việt Nam” của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

2.2.2 Chủ trương đường lối của địa phương

Đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc thúc đẩy doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã có nhiều chủ trương:

50

Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1362/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

Tiếp tục triển khai mạnh các hoạt động theo Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 19-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, trong đó mục tiêu cũng nhấn mạnh về việc chú trọng xây dựng văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp;

Thực hiện triển khai chương trình bình xét và công nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, … theo tinh thần Thông tư 08/2014/TT – BVHTTDL – Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”;

Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo tinh thần chỉ đạo từ Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch;

Kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2016 – 2020 và các chương trình kế hoạch khác về hỗ trợ doanh nghiệp;

Đưa nội dung chương trình đào tạo về xây dựng văn hóa doanh nghiệp vào Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 1.000 doanh nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; …

2.3 Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Để đánh giá được cụ thể thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngoài việc dựa trên các thông tin thu thập được từ các dữ liệu thứ cấp, tác giả thực hiện khảo sát để lấy thêm các ý kiến của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Dựa trên những ý kiến đóng góp trong thảo luận nhóm, tác giả thiết lập bảng câu hỏi khảo sát và tiến hành khảo sát trực tiếp một số doanh nghiệp để lấy thêm các thông tin, dữ liệu phục vụ cho quá trình phân tích và đánh giá nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Với tổng quan chung, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện nay phần lớn được các doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn quan tâm, chú trọng, nên tác giả khảo sát một số doanh nghiệp dựa trên danh sách doanh nghiệp được cung cấp từ

51

danh bạ hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Vũng Tàu.

Do lúc chọn lựa đề tài tác giả không lường trước được việc thực hiện nội dung gặp nhiều khó khăn vì nội dung nghiên cứu rộng và mang tính bao quát, một phần thời gian cũng hạn hẹp, một phần là trong giai đoạn thực hiện luận văn, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang chịu những ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, để giảm bớt thời gian, chi phí cũng như các hạn chế, rủi ro trong giai đoạn dịch bệnh nên tác giả thực hiện lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện, thực hiện khảo sát bằng công cụ Google Form thông qua các phương tiện như điện thoại, mail, zalo, facebook, … kết hợp thực hiện khảo sát trực tiếp một số doanh nghiệp khi đến làm việc tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Vũng Tàu, số lượng khảo sát đạt 324 mẫu theo tỷ lệ cụ thể sau:

Bảng 2.5 Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành khảo sát

DN thực hiện khảo sát khảo sát Số lượng DN BRVT Tỷ lệ % DN khảo sát Tỷ lệ %

DN nhỏ 2332 0.79 258 0.796

DN vừa 309 0.11 34 0.105

DN lớn 293 0.10 32 0.099

Cộng 2934 1 324 1

(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả, 2021)

Theo kết quả khảo sát cho thấy mức độ nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt là sự hiểu biết về xây dựng văn hóa doanh nghiệp của lãnh đạo và nhân viên trong các doanh nghiệp ngày càng được chú trọng. Nhiều người đã từng nghe về văn hóa doanh nghiệp, nhận định về tầm quan trọng cũng như xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp là khá cần thiết, các doanh nghiệp cũng ngày càng chú trọng hơn vào yếu tố văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động của mình.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy đến 84% người tham gia khảo sát đã từng nghe về văn hóa doanh nghiệp, nhận định về tầm quan trọng cũng như xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp là khá cần thiết (chiếm 45%) và thậm chí rất cần thiết (30%). Điều này cho thấy các doanh nghiệp cũng ngày càng chú trọng hơn vào yếu tố văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động của mình.

52

Tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy các cá nhân và doanh nghiệp cũng bắt đầu chú ý đến vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng như tự chủ động tìm hiểu và tham khảo các thông tin liên quan đến vấn đề văn hóa doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông khác nhau.

Số liệu khảo sát cho thấy có đến 81% các doanh nghiệp chưa xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp đã quan tâm, chú trọng và xây dựng văn hóa doanh nghiệp tập trung nhiều ở các doanh nghiệp lớn. Phần lớn các doanh nghiệp lớn mà tiến hành khảo sát thì đều đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Trong thảo luận nhóm, đại diện các doanh nghiệp cũng có ý kiến rằng có nhiều các doanh nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chú trọng và xây dựng được sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi rồi, nhưng để hiểu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo đúng chuẩn thì vẫn chưa. Đa phần các doanh nghiệp vẫn chưa hiểu sâu và cụ thể về văn hóa doanh nghiệp, các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các mô hình văn hóa doanh nghiệp, …

Hình 2.1 Nhận thức về văn hóa doanh nghiệp

53

2.3.1 Thực trạng giá trị văn hóa về con người

Hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người luôn tồn tại một cách khách quan dù chúng ta có nhận thức được sự tồn tại của chúng hay không. Và vấn đề xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người được chủ động thì giá trị con người trong các doanh nghiệp sẽ phát triển nhanh hơn, đúng hướng hơn.

Yếu tố con người với các hệ giá trị liên quan đến lãnh đạo doanh nghiệp, đến phát triển cá nhân trong doanh nghiệp cũng như các vấn đề liên quan đến phát triển giá trị đạo đức trong doanh nghiệp được đưa vào bảng câu hỏi khảo sát các doanh nghiệp. Các chủ thể về lãnh đạo doanh nghiệp, về người lao động, về khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, … cũng được đề cập.

Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng các giá trị văn hóa về con người

Mức đánh giá

Yếu tố Con người TS Tỷ lệ % TS Tỷ lệ % TS Tỷ lệ % TS Tỷ lệ % TS Tỷ lệ % 1

Công ty thường quan tâm xây dựng quy tắc liên quan đến đánh giá phong cách lãnh đạo, phẩm chất, đạo đức của lãnh đạo doanh nghiệp

0 0 93 0.29 65 0.20 155 0.48 11 0.03

2

Ban Lãnh đạo trong công ty luôn là người có tầm nhìn, quan điểm rõ ràng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp

0 0 78 0.24 159 0.49 61 0.19 26 0.08

3

Trong công ty, từ cấp lãnh đạo đến nhân viên đều tuân thủ các quy tắc về đạo đức trong kinh doanh

0 0 26 0.08 72 0.22 169 0.52 57 0.18 4 Công ty luôn tuân thủ nghiêm túc các quy

định pháp luật trong kinh doanh 0 0 54 0.17 54 0.17 197 0.61 19 0.06 5 Công ty anh/chị có hệ thống nhân sự luôn

đoàn kết, gắn bó và trung thành 0 0 25 0.08 121 0.37 163 0.50 15 0.05 6 Quyền lợi của anh/chị trong công ty luôn

được đảm bảo 0 0 69 0.21 33 0.10 199 0.61 23 0.07 7 Nhân viên được tạo điều kiện nâng cao

năng lực để phát triển, thăng tiến 0 0 72 0.22 47 0.15 183 0.56 22 0.07 8

Công ty luôn đặt quyền lợi và giải quyết thỏa đáng những khó khăn cho khách hàng

0 0 52 0.16 74 0.23 169 0.52 29 0.09

9

Công ty luôn tạo được uy tín và niềm tin với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp và cộng đồng 0 0 39 0.12 42 0.13 227 0.70 16 0.05 Cộng tần suất các mức 0 0 508 667 1523 218 Tổng tần suất 2916 Tỷ lệ % 1.000 0.174 0.229 0.522 0.075 5 1 Stt 2 3 4

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2021)

Qua khảo sát, kết quả cho thấy rằng 52.2% đánh giá đồng ý các giá trị liên quan đến yếu tố con người, tuy nhiên vẫn còn có đến 22.9% đánh giá trung lập và 17.4% đánh giá không đồng ý. Điều này thể hiện một số giá trị liên quan đến yếu tố

54

con người tại các doanh nghiệp chưa được chú trọng. Doanh nghiệp chú trọng đến phong cách lãnh đạo, người lao động cũng như đạo đức kinh doanh phần lớn là căn cứ trên các kế hoạch và chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Chi tiết hơn, vấn đề đồng ý với việc doanh nghiệp thường xuyên xây dựng quy tắc liên quan đến đánh giá phong cách lãnh đạo, phẩm chất và đạo đức của lãnh đạo doanh nghiệp chỉ chiếm 48%, rất đồng ý chiếm 3%, còn lại thì yếu tố trung lập và không đồng ý chiếm đến 49%. Trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì phong cách lãnh đạo của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nên một nền văn hóa doanh nghiệp đặc thù.

Ban Lãnh đạo trong doanh nghiệp chưa có tầm nhìn, quan điểm rõ ràng về vấn đề văn hóa và xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong dooanh nghiệp, chỉ đạt 27% đồng ý và rất đồng ý trong tổng số khảo sát.

Vấn đề tuân thủ các quy tắc, đạo đức trong kinh doanh, tuân thủ pháp luật trong các doanh nghiệp cũng được đánh giá là đồng ý, rất đồng ý quan điểm chiếm đến 70%.

Có đến 45% số các doanh nghiệp được khảo sát cho thấy mang ý kiến trung lập, không đánh giá và không đồng ý về sự gắn bó, đoàn kết, lòng trung thành trong doanh nghiệp, chỉ số này thể hiện việc xây dựng mối quan hệ trong doanh nghiệp, ảnh hưởng nhiều đến tập thể trong doanh nghiệp và cũng là điểm mà các doanh nghiệp cần chú trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Các yếu tố về quyền lợi của các thành viên trong doanh nghiệp; về điều kiện nâng cao năng lực cá nhân để phát triển và thăng tiến trong nghề nghiệp; về việc đặt quyền lợi và giải quyết thỏa đáng những khó khăn cho khách hàng; về việc tạo uy tín và niềm tin với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp và cộng đồng; … luôn được các doanh nghiệp chú trọng. Điều đó chứng tỏ rằng, mặc dù không rõ ràng đây là những yếu tố trong cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp, nhưng với xu thế tất yếu và với việc tạo ra nguồn lực để phát triển doanh nghiệp, tự thân các doanh nghiệp đã chủ động có các kế hoạch, các chiến lược phát triển về yếu tố con người phù hợp với chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp.

Theo đánh giá chung thì các giá trị liên quan đến tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp; xây dựng quy tắc đánh giá phong cách lãnh đạo, phẩm chất và đạo

55

đức của lãnh đạo doanh nghiệp hầu như đều ít quan tâm đến các yếu tố này. Các nội dung liên quan đến: sự đoàn kết, gắn bó, sự trung thành trong doanh nghiệp; quyền lợi đảm bảo của người lao động; nâng cao năng lực để phát triển và thăng tiến tại các

Một phần của tài liệu Định hướng đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)