(Nguồn: PGS, TS. Nguyễn Mạnh Quân, 2012)[13]
Với quá trình phát triển về nhận thức văn hóa doanh nghiệp của từng cá nhân, xét từ thực tế, nó diễn ra rất phức tạp, trong đó có nhiều nhân tố liên kết với nhau, cùng tác động vào nhau. Nhận thức về đối tượng phục vụ (hữu quan) Xác định sứ mệnh, mục tiêu, triết lý kinh doanh Xây dựng nội dung văn hóa doanh nghiệp Hỗ trợ các thành viên trong quá trình nhân thức Hỗ trợ các thành viên trong hành động chuyên môn hàng ngày
Quá trình thay đổi nhận thức và hành vi
Môi trường sống
Tổ chức, doanh nghiệp Môi
trường sống Từng cá nhân,
33
Bước đầu tiên của quá trình nhận thức bắt đầu từ cấp tổ chức, cấp doanh nghiệp, bằng việc phân tích, đánh giá về thị trường, phân tích về chiến lược, … các cấp quản lý có thể nhận ra các đối tượng hữu quan không chỉ khác nhau về nhu cầu, mong muốn, mối quan tâm đến hoạt động kinh doanh, đến sản phẩm của doanh nghiệp mà đối tượng hữu quan còn suy nghĩ rất khác nhau trong quan niệm về chuẩn mực, về quy tắn, về hành vi ứng xử. Dựa trên phát hiện này, những người quản lý tiến hành xây dựng nội dung văn hóa doanh nghiệp, trong đó xác định rõ giá trị mà tổ chức, doanh nghiệp có thể đóng góp cho xã hội – đó chính là những người hữu quan, các triết lý sẽ áp dụng trong hoạt động kinh doanh và cả trong công việc quản lý, được thể hiện thành những nguyên tắc, được áp dụng trong tổ chức, để tạo thuận lợi cho các thành viên trong quá trình ra quyết định cũng như triển khai hoạt động.
Để giúp các thành viên nhận thức rõ hơn và giúp họ đạt được sự thống nhất để họ kiên trì, nhất quán, trung thành với những nguyên tắc, những phương pháp đã đề ra, lúc này nội dung văn hóa doanh nghiệp được thể hiện dưới hình thức các biểu trưng trực quan một cách đa dạng, phong phú và sáng tạo thông qua việc sử dụng nhiều hình thức truyền thông tác động đồng thời đến nhiều giác quan, kết hợp với học tập, rèn luyện và thực hành thường xuyên, các giá trị, nguyên tắc, phương pháp ra quyết định được tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn dần dần trở thành thói quen trong nhận thức của các thành viên.
Cuối cùng, kết quả quá trình nhận thức, rèn luyện các nội dung văn hóa doanh nghiệp được phản ánh thông qua hành vi của các thành viên khi họ tương tác với môi trường sống, thể hiện sự chuyển đổi của cá nhân ở các mức độ khác nhau thông qua các biểu trưng phi trực quan chẳng hạn như giá trị, thái độ, niềm tin, lối sống, ... Một khi nhận thức về văn hóa doanh nghiệp đạt được ở cấp độ niềm tin và lối sống thì lúc đó, động lực được hình thành việc bắt buộc mọi thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức phải coi trọng và tuân thủ những giá trị, những nguyên tắc, những phương pháp mà tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng bằng sự tự nguyện, tự giác cao độ, từ đó ý thức trong bản thân mỗi thành viên được hình thành. Và thực tế, thông qua hành vi, hành động, những người hữu quan bên ngoài đều có thể cảm nhận được về giá trị, về triết lý, về nguyên tắc của doanh nghiệp, của tổ chức thông qua phong cách, cá tính của từng cá nhân trong doanh nghiệp, trong tổ chức đó. Lúc này, hình ảnh, thương hiệu
34
của doanh nghiệp, của tổ chức nhờ đó mà cũng được định hình trong nhận thức của tất cả mọi người.