(Nguồn: Tổnghợp từ tác giả)
1.3.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp được xét dựa trên các yếu tố như: chất lượng sản phẩm, sự linh hoạt trước phản ứng của thị trường, mức chi phí, thời gian giao hàng, … Các doanh nghiệp muốn đạt được những lợi thế này đòi hỏi phải có những nguồn lực như: tài chính, nhân lực, công nghệ máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp làm việc, …
Để đạt được hiệu quả cho doanh nghiệp đòi hỏi nhiều vào yếu tố văn hóa doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược, chính sách, văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra tính định hướng, tính chiến lược, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện thành công các quyết định của mình.
Văn hóa doanh nghiệp là công cụ triển khai chiến lược cho doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp đều bắt đầu bằng một bản kế hoạch phát triển chiến lược, trong đó chỉ rõ định hướng kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ theo đuổi được cụ thể hóa bằng định hướng về thị trường mục tiêu (khách hàng, thị trường, nhu cầu, lĩnh vực
Giá trị phi vật thể Giá trị vật
thể Con người
26
hoạt động chủ yếu) và định hướng sản xuất (chính sách sản phẩm, chất lượng, giá cả, dịch vụ và lợi thế cạnh tranh). Nhiều doanh nghiệp đạt được thành công trong việc xây dựng chiến lược nhưng lại không thể thành công trong việc triển khai chiến lược, đó là do những khó khăn trong việc phát triển các công cụ quản lý, điều hành công việc trên cơ sở kế hoạch chiến lược đã được xây dựng. Mỗi thành viên trong doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp đều có nhiệm vụ, cương vị khác nhau cũng như sở hữu những kỹ năng, năng lực hành động không giống nhau. Họ là những bánh xe khác nhau được lắp cùng nhau trên một cỗ xe.
Mặc dù khác nhau, nhưng nếu đạt được sự thống nhất trong hành động thì sẽ đưa cỗ xe tiến theo cùng một hướng đến đích đã định. Điều đó chỉ có thể đạt được bằng cách doanh nghiệp phải có chiến lược và xây dựng được những quy tắc hành động một cách thống nhất, có tác dụng hướng dẫn, chi phối việc ra quyết định và hành động của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.
Trên thực tế, văn hóa doanh nghiệp là công cụ quan trọng, không thể thiếu trong công tác quản lý điều hành doanh nghiệp, doanh nghiệp thường sử dụng các công cụ như: quy chế, điều lệ, thỏa ước lao động, văn hóa doanh nghiệp, … để thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, qua đó thực hiện việc triển khai các nhiệm vụ, các kế hoạch cũng như chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp tạo bản sắc, nhận dạng riêng của doanh nghiệp, góp phần gắn bó nhân viên và thu hút nhân tài
Phần lớn các doanh nghiệp phân biệt sự khác nhau thông qua hình thức thể hiện văn hóa doanh nghiệp của mình. Môi trường văn hóa của doanh nghiệp có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, hành vi ứng xử cũng như động lực làm việc của các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động, các yếu tố khác, giúp cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào thành công của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp xây dựng một nề nếp văn hóa lành mạnh tiến bộ trong tổ chức, đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó người lao động, tạo ra khả năng phát triển bền vững. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp với
27
các doanh nghiệp khác, tạo nên bản sắc của doanh nghiệp thông qua phong thái, sắc thái, nề nếp, tập tục, quy tắc, quy định của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp giúp phát huy mọi nguồn lực cho doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là phương pháp thúc đẩy động lực cho người lao động, làm tăng sức mạnh đoàn kết cho doanh nghiệp. Lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp được phát triển trên cơ sở của 2 yếu tố đó là giá trị và con người. Trong văn hóa doanh nghiệp, giá trị có nghĩa là những ý nghĩa, những niềm tin, được thể hiện trong triết lý hành động gồm quan điểm, phương pháp tư duy và ra quyết định mà lãnh đạo trong doanh nghiệp quyết định lựa chọn làm thước đo để đánh giá các quyết định, nguồn động lực hành động và mục tiêu để phấn đấu.
Con người thể hiện giá trị, giá trị nâng con người lên. Giá trị là thứ duy nhất có thể thu hút mọi người đến với nhau. Giá trị liên kết con người lại với nhau. Giá trị tạo nên động cơ hành động cho con người. Giá trị làm cho mỗi người tự nguyện cam kết hành động vì mục tiêu chung. Quản lý bằng Văn hóa doanh nghiệp là quản lý bằng ý thức, “tự quản lý”.
Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp nhưng góp phần tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp ăn sâu vào niềm tin nên có vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, của doanh nghiệp.
Nguồn lực ở đây bao gồm nhân lực, tài chính, công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp làm việc, … Nguồn lực tài chính, máy móc, nguyên vật liệu đóng vai trò lợi thế so sánh với đối thủ cạnh tranh trước khách hàng. Nguồn nhân lực đóng vai trò tham gia toàn bộ quá trình chuyển hóa các nguồn lực khác thành sản phẩm đầu ra.
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự ổn định và bền vững cho doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất của công việc mình làm. Văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hóa doanh nghiệp phù hợp sẽ giúp các nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa và hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Khi thu nhập đạt đến một mức độ nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi một mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hòa đồng, thoải mái và được đồng nghiệp tôn trọng.
28
Văn hóa doanh nghiệp với cốt lõi là hệ giá trị và chuẩn mực nên có ý nghĩa trong việc điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các câu chuyện điển hình, các qui định, quy chế, thủ tục, quy trình, quy tắc, … Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.
Văn hóa doanh nghiệp là chất keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với những xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất.
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên cam kết chung cho doanh nghiệp
Chính sự phát triển ổn định, bền vững và văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp tạo nên thương hiệu riêng cho doanh nghiệp, bản sắc riêng cho doanh nghiệp, uy tín và vị thế cho doanh nghiệp, … đã vô hình chung tạo nên một cam kết không thể tách rời giữa doanh nghiệp với đối tác và khách hàng vì mục tiêu và giá trị chung của doanh nghiệp, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong tổ chức, góp phần tạo nên một tập thể thống nhất, hướng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững.