Những giá trị văn hóa vật thể

Một phần của tài liệu Định hướng đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 28 - 30)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2.2 Những giá trị văn hóa vật thể

Giá trị văn hóa vật thể là những giá trị mà có thể nhận thấy ngay trong lần đầu tiếp xúc, bởi nó thể hiện ngay ra bên ngoài, ngay khi chúng ta nghe, nhìn, cảm nhận và sờ thấy khi tiếp xúc. Các giá trị văn hóa vật thể được thể hiện qua:

(1) Các yếu tố liên quan đến kiến trúc doanh nghiệp: chính là trụ sở, văn phòng làm việc của doanh nghiệp với cách sắp xếp, bày trí có nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp; … tất cả có sự tiêu chuẩn hóa về màu sắc, kiểu dáng đặc trưng, thiết kế nội thất (mặt bằng, bàn ghế, tủ tài liệu, kệ sách, lối đi, trang phục, …). Đến những chi tiết nhỏ nhặt như vị trí công tắc điện, bình hoa, thiết bị, … cũng là những đặc điểm riêng để tạo ấn tượng cho đối tác, khách hàng khi đến làm việc tại doanh nghiệp. Kiến trúc ngoại thất ảnh hưởng quan trọng đến hành vi con người, đặc biệt là phương diện cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc. Ngoài ra công trình kiến trúc còn biểu thị ý nghĩa và giá trị đặc trưng của doanh nghiệp, các kiểu dáng kết cấu có thể được coi là biểu tượng cho phương châm chiến lược của doanh nghiệp.

(2) Các yếu tố liên quan đến hệ thống sản xuất doanh nghiệp: gồm các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp; hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất trong doanh nghiệp, … Việc cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc văn phòng cần thiết (như máy tính, máy in, máy photocopy, máy scan, máy hủy giấy, các dụng cụ văn phòng hiện đại, …) để phục vụ cho quá trình làm việc sẽ là một trong những phương thức nâng cao năng suất lao động doanh nghiệp. Ngoài ra, với các doanh nghiệp sản xuất, để tăng hiệu quả sản xuất doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào khoa học kỹ thuật, chủ động trang bị cho mình những thiết bị máy móc hiện đại, đặc biệt là ứng dụng hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa cao giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa sự tiêu hao nhiên liệu, giúp giá thành sản phẩm giảm, chất lượng đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác trong thị trường nội địa và nước ngoài.

(3) Các yếu tố liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp: Đó là những sự kiện trong doanh nghiệp đã được định ra từ trước, được chuẩn bị kỹ lưỡng dưới các

20

hình thức như hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao; các kỳ đại hội; các cuộc họp cổ đông doanh nghiệp; hội nghị khách hàng; … Các sự kiện này được thực hiện định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ trong doanh nghiệp. Đây cũng là dịp đặc biệt để nhấn mạnh những giá trị riêng của doanh nghiệp, tạo cơ hội cho mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng chia sẻ cách nhận thức về những sự kiện trọng đại trong doanh nghiệp, là dịp để nêu gương, tôn vinh, khen thưởng, động viên, khích lệ tinh thần nhân viên và người lao động trong doanh nghiệp.

(4) Các yếu tố khác: bao gồm biểu trưng, biểu tượng, khẩu hiệu, giai thoại, ấn phẩm, … là yếu tố giúp doanh nghiệp truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong, để người tiếp nhận có thể tiếp nhận theo các cách thức khác nhau. Trong doanh nghiệp nó thường được thể hiện qua:

Logo của doanh nghiệp. Logo là một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện hình tượng về doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông, có sức mạnh rất lớn, hướng sự chú ý của người nhìn vào một vài chi tiết hay một vài điểm nhấn cụ thể, những điểm đó có thể diễn đạt được giá trị chủ đạo mà doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền đạt cho người thấy nó. Logo là loại biểu trưng đơn giản, tuy nhiên logo có ý nghĩa rất lớn nên được các doanh nghiệp rất chú trọng.

Khẩu hiệu. Ngoài logo, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng những câu chữ đặc biệt, thể hiện rõ quan điểm, chủ định của doanh nghiệp đến nhân viên, khách hàng và nhiều người khác, gọi là khẩu hiệu. Khẩu hiệu thường rất ngắn gọn, hay sử dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ, là hình thức diễn đạt cô đọng nhất của triết lý hoạt động, kinh doanh của một doanh nghiệp.

Ấn phẩm. Trong một số doanh nghiệp thường có nhiều loại ấn phẩm khác nhau như báo cáo thường niên, “brochures”, tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp, sổ vàng truyền thống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phẩm và công ty, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng, bảo hành, … Những tài liệu này có thể giúp làm rõ mục tiêu của doanh nghiệp, phương châm hành động, niềm tin và giá trị chủ đạo, triết lý quản lý, thái độ đối với lao động, công ty, người tiêu dùng, xã hội, …

Giai thoại. Thường là những câu chuyện được hình thành từ những sự kiện có thật trong doanh nghiệp, được các thành viên trong chia sẻ và nhắc lại với những thành viên mới. Có nhiều câu chuyện kể về những nhân tố điển hình và xuất sắc của

21

doanh nghiệp, được xem như hình mẫu lý tưởng về chuẩn mực và giá trị của văn hóa của doanh nghiệp để mọi người noi theo.

Những giá trị văn hóa vật thể này thường chịu ảnh hưởng chính từ tính chất công việc kinh doanh của doanh nghiệp, từ quan điểm của người lãnh đạo, … Đây là thành phần trong cấu trúc văn hóa doanh nghiệp có thể dễ thay đổi, ít thể hiện được những giá trị thực sự trong văn hóa doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Định hướng đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)