Thực trạng xây dựng giá trị văn hóa phi vật thể

Một phần của tài liệu Định hướng đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 65 - 71)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2 Thực trạng xây dựng giá trị văn hóa phi vật thể

Nguồn lực trong doanh nghiệp không chỉ bao gồm con người, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa, vốn, … mà còn gồm cả những nguồn lực vô hình, nguồn lực mà mắt thường không nhìn thấy, nhưng lại có tác dụng cực kỳ to lớn như: tầm nhìn và chiến lược kinh doanh, cách quản lý, sự trung thành, sự thống nhất về đường lối, sự kỷ luật, sự công bằng, tinh thần lao động, năng lực sáng tạo của doanh nhân, … đó chính là các giá trị văn hóa phi vật thể

Các giá trị phi vật thể trong doanh nghiệp phải được toàn thể thành viên trong doanh nghiệp thừa nhận, chia sẻ, tôn vinh và cùng tuân theo nhằm theo đuổi sứ mệnh và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Hệ thống giá trị phi vật thể trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy các thành viên trong doanh nghiệp làm việc, nó cũng là hạt nhân tạo sự liên kết các thành viên trong doanh nghiệp với nhau, liên kết doanh nghiệp với khách hàng và đối tác của doanh nghiệp, liên kết doanh nghiệp với xã hội.

Nhiều doanh nghiệp khẳng định là chưa hiểu rõ về văn hóa doanh nghiệp, chưa xây dựng văn hóa doanh nghiệp, … nhưng với những thông tin nhận được từ phỏng vấn đã cho thấy các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp phần lớn các doanh nghiệp đều chú trọng thực hiện. Với 66% các đánh giá đều đồng ý và rất đồng ý với những giá trị phi vật thể mà doanh nghiệp đang thực hiện (trong đó 52% đồng ý, 14.1% rất đồng ý), có 17.9% các đánh giá mang tính trung lập và 16% đánh giá không đồng ý, được thể hiện ở Bảng 2.7.

57

Bảng 2.7 Tổng hợp khảo sát thực trạng các giá trị văn hóa phi vật thể

Mức giá trị

Giá trị Phi vật thể TS Tỷ lệ % TS Tỷ lệ % TS Tỷ lệ % TS Tỷ lệ % TS Tỷ lệ % 1 Công ty anh/chị áp dụng bản quy hoạch

chiến lược kinh doanh trong dài hạn 0 0 16 0.05 57 0.18 168 0.52 83 0.26 2 Tầm nhìn của công ty anh/chị đạt yêu cầu

so với công việc kinh doanh hiện nay 0 0 21 0.06 80 0.25 157 0.48 66 0.20

3

Công ty anh/chị chú trọng xây dựng triết lý kinh doanh, sứ mệnh, giá trị cốt lõi trong kinh doanh

0 0 47 0.15 89 0.27 141 0.44 47 0.15

4 Mục tiêu kinh doanh của công ty anh/chị

rõ ràng, cụ thể 0 0 25 0.08 71 0.22 169 0.52 59 0.18

5

Mục tiêu và phương châm kinh doanh của công ty anh/chị phù hợp với mục tiêu phát triển của xã hội

0 0 52 0.16 59 0.18 183 0.56 30 0.09

6

Công ty anh/chị có các văn bản quy định về nghiên cứu thị trường, về kiểm soát chất lượng, về quản lý sau sản xuất, …

0 0 47 0.15 33 0.10 219 0.68 25 0.08

7

Các ý tưởng phát minh mới, các kế hoạch cải tiến, … được công ty chú trọng và ứng dụng

0 0 0 0.00 0 0.00 259 0.80 65 0.20

8

Việc ứng xử giữa cấp trên, cấp dưới, ứng xử với đồng nghiệp, … trong nội bộ công ty được quy định thông qua các quy tắc cụ thể

0 0 166 0.51 65 0.20 78 0.24 15 0.05

9 Bản thỏa ước lao động tập thể trong công

ty được quan tâm và xây dựng 0 0 144 0.44 67 0.21 88 0.27 25 0.08 10 Vấn đề phúc lợi xã hội, đào tạo, khen

thưởng trong công ty được quan tâm 0 0 0 0.00 59 0.18 224 0.69 41 0.13

Cộng tần suất các mức 0 518 580 1686 456 Tổng tần suất 3240 Tỷ lệ % 1.000 0.160 0.179 0.520 0.141 2 3 4 5 1 Stt (Nguồn: Tổng hợp từ tác giả, 2021)

Với kết quả này, chứng tỏ rằng các giá trị phi vật thể mặc dù không được định hình 1 cách rõ ràng, chi tiết, cụ thể nhưng nó là những giá trị, những yếu tố cần thiết cho hoạt động và sự phát triển của 1 doanh nghiệp, do vậy các doanh nghiệp vẫn đặt nhiều sự chú trọng vào để xây dựng, phát triển nó. Với bản quy hoạch chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, một sợi chỉ đỏ để định hướng cho doanh nghiệp phát triển cũng được chú trọng, nhiều doanh nghiệp xây dựng, áp dụng bản quy hoạch này, theo đánh giá có đến 52% đồng ý và 26% rất đồng ý. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản và hợp lý sẽ giúp tập hợp các nguồn lực thành sức mạnh thống nhất để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra. Sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, một mặt đòi hỏi phải có chiến lược kinh doanh với những mục tiêu dài hạn, mặt khác phải có

58

sự mềm dẻo, dễ thích ứng trong môi trường kinh doanh dễ thay đổi, một khi văn hóa doanh nghiệp đã thâm nhập vào toàn bộ các thành viên trong doanh nghiệp thì lúc đó doanh nghiệp sẽ có một sức mạnh lớn, một sự mềm dẻo, bền bỉ hơn trong kinh doanh.

Với tầm nhìn của doanh nghiệp, có thể là một yếu tố mang tính dài hạn nên một số cá nhân trong doanh nghiệp chưa định hình và nhận rõ giá trị này, đánh giá không đồng ý chiếm 6%, trung lập chiếm 25%, 48% đồng ý và 20% rất đồng ý. Điều này thể hiện 1 điều mặc dù tầm nhìn là yếu tố cần thiết trong việc xây dựng chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp, nhưng phần lớn các doanh nghiệp vẫn chú trọng nhiều đến thực tại và trung hạn, giải quyết các vấn đề trong thực tại cho doanh nghiệp.

Triết lý kinh doanh, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là định hướng và là cơ sở pháp lý để đưa ra những quyết định quản lý quan trọng trong doanh nghiệp. Theo khảo sát thì có 15% không đồng ý, 27% trung lập, 44% đồng ý, 15% rất đồng ý. Mục đích, chiến lược kinh doanh và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp sẽ định hướng cho mọi kế hoạch và hoạt động của tập thể nhân viên. Đó cũng chính là những giá trị được tuyên bố rộng rãi ra công chúng và là một bộ phận của những giá trị văn hóa doanh nghiệp. Các nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có vai trò quyết định đối với việc tạo lập một triết lý kinh doanh. Nhưng nó chỉ thực sự là triết lý kinh doanh chung của doanh nghiệp khi được toàn thể cán bộ công nhân viên tự nguyện và tự giác chấp nhận. Muốn vậy thì triết lý kinh doanh trước hết phải được xây dựng và hoàn thiện một cách công khai, dân chủ và mở rộng, tất cả mọi người có thể tham gia thảo luận để xây dựng nó, đồng thời nó phải đảm bảo được lợi ích của tầng lớp người lao động chứ không chỉ lợi ích của chủ doanh nghiệp, nó phải làm cho mọi người tin rằng lợi ích mà họ thu được sẽ tỷ lệ thuận với sự đóng góp của họ với doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp sẽ có một tương lai lâu dài và bền vững. Yếu tố này có vai trò định hướng hoạt động cho các thành viên trong doanh nghiệp theo những mục tiêu cụ thể và chính xác.

Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, một số các doanh nghiệp cũng để xây dựng cho mình triết lý kinh doanh, sứ mệnh và giá trị cốt lõi rất rõ ràng, nhưng phần lớn là những doanh nghiệp vừa là lớn, các doanh nghiệp nhỏ chưa xem trọng yếu tố này, vẫn cho rằng đó là việc thể hiện, chạy theo số đông.

59

Bảng 2.8 Tổng hợp 1 số triết lý kinh doanh tại đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Doanh nghiệp Giá trị Sứ mệnh Tầm nhìn Công ty PVGAS LPG Là thành viên của Tổng công ty Khí Việt Nam, PVGAS LPG tự hào được thừa kế và phát triển các giá trị cốt lõi trong triết lý Kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty Khí Việt Nam

- Đem tài nguyên của đất nước phục vụ Nhân dân, phục vụ Xã hội góp phần xây dựng đất nước văn minh hơn, giàu đẹp hơn. - Ứng dụng sản phẩm và công nghiệp mới phục vụ sự phát triển của Xã hội

Tạo nguồn lợi góp phần xây dựng và thúc đẩy nền kinh tế nước nhà. - Khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm khí. - Thâm nhập và hỗ trợ mọi ngành công nghiệp cùng phát triển. Công ty Cổ phần Phát triển Nhà tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (HODECO) - Uy tín doanh nghiệp hàng đầu

- Lãnh đạo tư duy cởi mở và chấp nhận thử thách

- Nền tảng con người tâm huyết, nhiệt tình và văn hóa ứng xử thân thiện

- Luôn phát triển quỹ đất mạnh mẽ

- Tuân thủ pháp luật và đảm bảo tính pháp lý của sản phẩm

- HODECO luôn đem lại những sản phẩm mà khách hàng gửi gắm niềm tin trong đó, về mặt chất lượng, thẩm mỹ, dịch vụ và hậu mãi.

- HODECO luôn thể hiện sự minh bạch, giá trị bền vững và luôn hoàn thiện, phát triển giá trị doanh nghiệp nhằm duy trì niềm tin của Nhà đầu tư.

- HODECO sẽ là mái nhà thứ 2, nơi mà mọi CB-CNV gửi gắm tương lai của mình về các phương diện: Sự phát triển của bản thân, kinh tế và cuộc sống gia đình, tình cảm bạn bè, đồng nghiệp để góp phần xây dựng công ty vững mạnh.

- HODECO luôn hướng đến các công trình xanh, đạt thẩm mỹ cao, luôn cập nhật những công nghệ, tư duy đổi mới trong quản lý, lãnh đạo hướng tới xây dựng xã hội và đất nước giàu mạnh.

Xây dựng

HODECO thành một trong mười doanh nghiệp đầu tư và phát triển bất động sản tầm cỡ và uy tín hàng đầu Việt Nam

Tổng Công ty Phát Điện 3 – Công ty Cổ phần "Chất lượng – Tín nhiệm, Tận tâm – Trí tuệ, Hợp tác – Chia sẻ, Sáng tạo – Hiệu quả"

Đảm bảo sản xuất điện an toàn, liên tục, kinh tế; đầu tư nguồn điện hiệu quả – góp phần giữ vững an ninh năng lượng của Hệ thống điện Quốc gia.

Tổng Công ty Phát điện 3 là một trong những Đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng, đầu tư phát triển nguồn điện tại Việt Nam và

60 khu vực. Công ty Cổ phần DIC số 4 (DIC CONTS) - Tuân thủ đúng các quy định hiện hiện hành của Pháp luật - Tất cả vì mục tiêu phát triển doanh nghiệp - Xây dựng phát triển công ty thành một đơn vị chuyên nghiệp, không ngừng học hỏi, cải tiến và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Xây dựng một nền văn hóa chuẩn mực, tiêu biểu cho doanh nghiệp, hướng cho người lao động tận tâm phục vụ vì lợi ích của công ty.

- Tạo một tạo môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp có tính cạnh tranh cao, lắng nghe ý kiến đóng góp của người lao động, tạo sự chủ động và phát huy những sáng kiến kỹ thuật góp phần tăng năng suất lao động;

- Chăm lo tốt nhất đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, để người lao động yên tâm công tác gắn bó lâu dài với công ty;

- Thường xuyên tuyển dụng, sàng lọc, đào tạo, đào tạo lại cán bộ để chọn lọc đội ngũ cán bộ tinh nhuệ đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu công việc;

- Lựa chọn những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn để quy hoạch đội ngũ kế cận, đào tạo và bổ nhiệm vào các vị trí Lãnh đạo.

(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả, 2021)

Mục tiêu kinh doanh trong doanh nghiệp sẽ giải thích nguyên nhân tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp hoạt động vì cái gì? Doanh nghiệp hoạt động vì ai? Doanh nghiệp hoạt động nhằm mục đích cuối cùng là gì? Việc xây dựng mục tiêu rõ ràng trong các doanh nghiệp rất được chú trọng (52% đồng ý, 18% rất đồng ý), các mục tiêu của doanh nghiệp phần lớn phù hợp với mục tiêu phát triển chung của xã hội (56% đồng ý, 9% rất đồng ý), thể hiện việc doanh nghiệp xác định đúng mục tiêu kinh doanh có vai trò quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp, vì dựa vào đó doanh nghiệp có thể định hướng sử dụng tối ưu nhất các nguồn lực, tạo cơ sở cho việc xác lập những mục tiêu ngắn và dài hạn, do vậy, với yếu tố quan trọng trong cấu thành văn hóa doanh nghiệp, thể hiện được vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp hiện nay.

Các thông tin tổng hợp được qua phỏng vấn cũng giúp tác giả nhận định được sự ảnh hưởng của các giá trị văn hóa doanh nghiệp đến quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các vấn đề liên quan đến kiểm soát chất lượng, về

61

nghiên cứu thị trường, … được nhiều doanh nghiệp chú trọng (chiếm 68% đồng ý và 8% rất đồng ý), doanh nghiệp cũng quan tâm đến sự sáng tạo của nhân viên, ứng dụng các ý tưởng, cải tiến, phát minh của nhân viên trong hoạt động kinh doanh (với 80% đồng ý và 20% rất đồng ý). Thực tế, nhiều doanh nghiệp rất quan tâm đến những tiềm năng và ý tưởng đột phát từ nhân viên, chính những sáng kiến trong quá trình làm việc, sản xuất của nhân viên và việc ứng dụng những sáng kiến này vừa tạo bước đột phá trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vừa khơi gợi thêm động lực cho nhân viên trong việc phát huy hết những thế mạnh, những tiềm lực, những ý tưởng thông minh của các thành viên trong doanh nghiệp.

Các chuẩn mực, giá trị được phản ánh trong văn hóa doanh nghiệp bao hàm cả những nguyên tắc đạo đức chung, những hành vi ứng trong trong nội bộ cũng như ngoài xã hội. Việc ứng xử giữa cấp trên, cấp dưới, ứng xử với đồng nghiệp, ứng xử với khách hàng, đối tác, … chưa được các doanh nghiệp quan tâm, theo đánh giá có đến 51% không đồng ý, 20% mang tính trung lập và chỉ có 29% là đồng ý và rất đồng ý, cho thấy rằng nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến yếu tố này, các hành vi đạo đức, văn hóa ứng xử tốt của các thành viên trong doanh nghiệp chưa được biểu dương. Do không có quy định cụ thể nên những hành vi xấu, cách ứng xử không đúng chưa được phân tích để các thành viên hiểu, nên đa phần các thành viên sẽ chưa biết rõ nên làm gì và không nên làm gì. Trên thực tế, chính những nguyên tắc này hướng dẫn cách cư xử của các thành viên, bao hàm cả về nghĩa vụ và bổn phận của mỗi thành viên doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nói riêng, đối với xã hội nói chung.

Các nội dung liên quan đến giá trị nội bộ trong doanh nghiệp như bản thỏa ước lao động tập thể thì ít được doanh nghiệp quan tâm. Kết quả đánh giá cho thấy có 44% không đồng ý, 21% trung lập, 27% đồng ý, 8% rất đồng ý, thể hiện rằng có thể nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ hoặc một số doanh nghiệp do số lượng lao động không nhiều nên không sử dụng bản thỏa ước lao động tập thể này. Với văn hóa doanh nghiệp, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững thì rất cần thiết bản thỏa ước lao động tập thể này, để thể hiện sự thống nhất chung tinh thần tập thể trong doanh nghiệp và nó cũng là bản quy ước cụ thể giữa người lao động và chủ doanh nghiệp, tránh gây ra những hành vi không tốt trong tập thể.

62

Vấn đề phúc lợi xã hội, đào tạo, khen thưởng trong doanh nghiệp cũng được nhiều doanh nghiệp chú trọng, đánh giá chiếm đến 69% đồng ý, 13% rất đồng ý. Đây cũng chính là những yếu tố cần thiết mà đa phần các doanh nghiệp áp dụng để tạo động lực cho các thành viên trong tập thể đồng thời với việc thực hiện đúng, đủ các yêu cầu và quy định của pháp luật đối với người lao động.

Một phần của tài liệu Định hướng đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)