6. Kết cấu của luận văn
3.3.1.4 Một số định hướng khác cho doanh nghiệp
Với thời đại của kết nối, của công nghệ thông tin, của rô bốt, của hệ thống điện toán đám mây, … các doanh nghiệp cần ứng dụng chúng trong việc xây dựng hệ thống quản lý, quy trình sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đơn giản hóa các quy trình quản lý rất nhiều qua công cụ và phương tiện kỹ thuật hiện đại này. Việc số hóa quy trình quản lý, quy trình sản xuất sẽ giúp cho hệ thống quản lý ngày càng nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp còn ứng dụng công nghệ thông tin cho việc quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng trong nước và cả quốc tế, từng bước hiện đại hóa công nghệ marketing cho các sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời phát huy được sự năng động và sáng tạo của các thành viên trong doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin hoặc các công cụ mới trong quá trình hoạt động, giao tiếp, truyền tải thông tin với nhau với đối tác, với khách hàng để cho thấy được sự chủ động và hội nhập.
Những khủng hoảng, những biến động phức tạp như: Ảnh hưởng của đại dịch Vovid-19, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng của môi trường, của dịch bệnh, của khủng hoảng kinh tế thế giới, … đã đưa ra một hồi chuông cảnh báo với tất cả các doanh nghiệp trong việc chủ động thích ứng trước bất cứ những thay đổi bất ngờ nào từ thị trường, từ tất cả các yếu tố xung quanh tác động Việc doanh nghiệp có thể chủ động, linh hoạt, nhạy bén để thích ứng trước mọi biến động sẽ giúp cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ổn định và phát triển theo. Trong xu thế hội
80
nhập toàn cầu như hiện nay, để có thể thích ứng tốt doanh nghiệp cần có được tầm nhìn kinh doanh bao quát hơn để có thể đưa ra được mục tiêu và phương châm kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu chung của toàn xã hội. Doanh nghiệp cũng cần lưu ý là phương châm kinh doanh của doanh nghiệp nên được phổ biến rộng rãi cho toàn thể nhân viên biết, để nhân viên nắm được tầm nhìn chung của lãnh đạo, của doanh nghiệp, để tất cả có được định hướng chung, có được cái nhìn chung, có được chí hướng chung, từ đó có được sự đồng thuận của toàn thể doanh nghiệp cho việc đạt được mục tiêu chung đó.
Hiện nay, hiện tượng người lao động di chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác khá phổ biến. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, lại không hề yêu cầu bản nhận xét của doanh nghiệp cũ, nơi người lao động làm việc trước khi nộp đơn vào doanh nghiệp mới, do đó không hề biết được nguyên nhân và lý do tại sao người lao động lại bỏ việc cũ và tìm kiếm việc mới. Điều này có thể làm nảy sinh vấn đề người lao động coi thường lãnh đạo, xem thường doanh nghiệp nơi mình từng làm, vì nếu không thích thì họ có thể chuyển sang doanh nghiệp khác làm việc mà không bị ảnh hưởng nhiều từ quá khứ của mình. Ở một số quốc gia khác trên thế giới, khi đi xin việc, người lao động cần có Chứng chỉ nghề nghiệp và Lý lịch công tác, trong đó có nhận xét của tất cả những nơi mà người lao động đã làm việc trước đó, điều này vừa thể hiện được kinh nghiệm làm việc vừa thể hiện được thái độ và đạo đức của người lao động trong quá trình được rèn luyện từ nơi làm việc cũ. Nếu thủ tục này có thể trở thành phổ biến ở Việt Nam thì sẽ nâng cao được ý thức trách nhiệm của người lao động trong công việc, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh cho doanh nghiệp. Do vậy, một trong những cách thức khác để giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên và người lao động trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đó là: các doanh nghiệp cần liên kết với nhau khi tuyển dụng nhân sự.
Các doanh nghiệp cũng cần có sự thống nhất, đồng bộ, đoàn kết trong nội bộ doanh nghiệp thì mới có thể tạo ra được kết quả hoạt động tốt, đặc biệt là quyết định của lãnh đạo mà được tập thể thống nhất, có được cái nhìn chung, một đích đến chung sẽ là một động lực vô cùng lớn để toàn thể cán bộ nhân viên đạt nhanh mục tiêu chung đề ra. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình
81
theo hướng như là 1 gia đình, thể hiện sự quan tâm, gắn bó, đoàn kết một lòng, cùng hỗ trợ nhau hướng đến một mục tiêu chung của cả tập thể, chính điều đó tạo sự gắn kết chung trong toàn doanh nghiệp. Chính sự tán thành sẽ giúp nhân viên và người lãnh đạo doanh nghiệp có được mối quan hệ tuyệt vời, như anh em trong cùng một nhà, cùng làm việc dưới mái ấm thân thuộc, mang tính nhân văn đầy thiêng liêng. Do đó, mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn và xây dựng, chính nét văn hóa này giúp cải thiện một cách tốt nhất mối quan hệ giữa các thành viên trực tiếp gần gũi nhưng có thứ bậc trên dưới, như trong gia đình, kết quả chính là sự hình thành doanh nghiệp hướng quyền lực và trong đó người lãnh đạo giữ vai trò như người cha, họ sẽ biết việc gì cần làm và họ biết điều gì tốt cho con cái, đây là loại quyền lực hết sức thân thiện, ôn hòa không hề có tính đe dọa, áp lực. Nếu doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình, chính sự hài lòng trong các mối quan hệ gia đình sẽ tạo ra động lực làm việc, năng suất lao động cao và khả năng giải quyết mâu thuẫn. Người lãnh đạo cũng phải làm gương, phải có tiếng nói và phải tạo được hình mẫu riêng để tạo dựng được vị thế và uy tín với cấp dưới để cùng nhau hoàn thành chí hướng chung của các doanh nghiệp.
Có những người lao động đã làm việc và gắn bó lâu năm với doanh nghiệp, hãy lấy họ làm tấm gương phản chiếu những giá trị văn hóa doanh nghiệp qua một khoảng thời gian. Trên thực tế, họ đã có nhiều năm cống hiến, gắn bó và hiểu rõ văn hóa của doanh nghiệp, họ có nhiều kinh nghiệm, nhiều trải nghiệm và có những câu chuyện thực tế để chia sẻ, để truyền đạt cho các thế hệ kế tiếp với vai trò người thật, việc thật, hãy để họ cùng tham gia công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp, để họ truyền bá, lan tỏa các giá trị tốt đẹp, các kinh nghiệm quý báu của họ cho các thế hệ nối tiếp và cũng là để tự hào về lịch sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý về việc song song học hỏi những cái mới cần có cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần xây dựng được môi trường năng động, tích cực từ các cấp lãnh đạo đến nhân viên, thực hiện ngay việc tiếp cận giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị. Trong nội bộ doanh nghiệp cần xây dựng mục tiêu mang đến những câu chuyện về sự chuyển hóa mạnh mẽ, từ nội lực của người đứng
82
đầu, đến mô hình và chiến lược phát triển, quản lý, điều hành doanh nghiệp, tạo nên văn hóa đoàn kết, gắn bó học tập và chia sẻ lẫn nhau, giúp các tổ chức phát triển một cách đồng bộ theo một giá trị chung.
Doanh nghiệp cũng cần tập trung và chú trọng hơn nữa chủ thể liên quan đến khách hàng. Doanh nghiệp cần xây dựng được một hệ thống dữ liệu khách hàng và có bộ phận thường xuyên liên lạc và giữ mối quan hệ với khách hàng; luôn quan tâm, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng sau mua hàng; chú trọng xây dựng các chính sách riêng dành cho những khách hàng trung thành, tạo sự khác biệt giữa khách hàng trung thành so với các khách hàng khác; biết cách tận dụng lượng khách hàng cũ của doanh nghiệp một cách cực kỳ hiệu quả trong việc quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình; …
Các doanh nghiệp cũng nên đề cao và khen thưởng các ý tưởng sáng tạo, các đề xuất đổi mới hợp lý cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần kết hợp để hoàn thiện hệ thống quản lý trong việc gắn kết nhân viên và xây dựng lòng trung thành trong nhân viên, chú trọng việc xây dựng hệ thống, quy trình quản lý dựa trên sự đồng lòng và nhất trí của toàn thể nhân viên, tạo sự tin tưởng từ phía nhân viên của doanh nghiệp, có sự liên kết giữa lãnh đạo và nhân viên, có sự quan tâm của cấp trên đối với cấp dưới, … những yếu tố này này giúp tinh thần làm việc của nhân viên tăng lên đồng thời góp phần củng cố lại hoạt động của bộ máy doanh nghiệp.
Điều quan trọng là khi bắt đầu có kế hoạch nghiên cứu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần nghiên cứu, áp dụng một mô hình văn hóa doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình, chú trọng đến việc xây dựng văn hóa theo quy trình từng bước đã được giới thiệu trong chương 1 của đề tài (gồm 11 bước), điều này sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện văn hóa doanh nghiệp, kiểm soát và đánh giá văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp mình được hiệu quả hơn.
Tóm lại, ngay khi doanh nghiệp được thành lập, dù chưa hoàn thiện nhưng đã hình thành nên văn hóa doanh nghiệp rồi cho dù các thành viên doanh nghiệp có ý thức được hay không. Tuy nhiên, một nền văn hóa doanh nghiệp hình thành tự phát có thể tiềm ẩn những yếu tố đe dọa sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp, do vậy các doanh nghiệp cần tự mình nghiên cứu, đề ra một mô hình văn hóa doanh nghiệp đặc trưng và phù hợp để có thể gắn kết được tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, làm nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp.
83
Thực tế, không có một mô hình văn hóa doanh nghiệp nào là tối ưu dành cho tất cả các doanh nghiệp, tuy nhiên ở khía cạnh đặc thù và lĩnh vực riêng của từng doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể chủ động tìm hiểu và lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho riêng doanh nghiệp mình, vấn đề này cũng là một trong những điều kiện tiên quyết để có thể đưa doanh nghiệp đi đến thành công, doanh nghiệp phải xác định được phong cách kinh doanh cho doanh nghiệp của mình, xây dựng được những tiêu chí về mọi hành vi giao tiếp trong kinh doanh, mọi hoạt động mà doanh nghiệp phải hướng đến bản sắc văn hóa của địa phương, của dân tộc, đồng thời lồng ghép văn hóa doanh nghiệp với đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.