Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Kim S Cameron và Robert E Quinn

Một phần của tài liệu Định hướng đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 51)

6. Kết cấu của luận văn

1.6.2.2 Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Kim S Cameron và Robert E Quinn

Trong nghiên cứu của mình vào năm 2006, Kim S. Cameron và Robert E. Quinn đã căn cứ trên mô hình lý thuyết khung giá trị cạnh tranh để từ đó xác định được 4 loại hình văn hóa đang tồn tại ở các doanh nghiệp, đó là: văn hóa gia đình (Clan), văn hóa cấp bậc (Hierarchy), văn hóa thị trường (Market) và văn hóa sáng tạo (Adhocracy).

Nghiên cứu đã phân tích sâu hơn đặc điểm của 4 loại hình trên qua 6 khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp: (1) đặc điểm nổi bật, (2) lãnh đạo, (3) quản lý nhân lực, (4) chất keo kết dính trong doanh nghiệp, (5) chiến lược trọng tâm, (6) tiêu chuẩn thành công. Công cụ chuẩn đoán OCAI (Organizational Culture Assessment Instrument) được dùng để đánh giá các loại hình văn hóa doanh nghiệp trong nghiên cứu này.

43

Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu của Kim S. Cameron và Robert E. Quinn

(Nguồn: Kim S. Cameron và Robert E. Quinn, 2006)[22]

1.6.2.3 Mô hình ba cấp độ của Edgar H.Schein

Đây là mô hình thể hiện mức độ nhìn nhận các hiện tượng của người quan sát, đi từ tính hữu hình đến vô hình, gồm: (1) giá trị văn hóa hữu hình; (2) giá trị chuẩn mực được tuyên bố và (3) các quy tắc ngầm định.

Hình 1.8 Mô hình ba cấp độ văn hóa của Edgar H.Schein

(Nguồn: Edgar H. Schein, 2004)[23]

Giá trị chuẩn mực được tuyên bố

Các quy tắc ngầm định Giá trị văn hóa hữu hình

44

Cấp độ (1) là các giá trị văn hóa hữu hình gồm những biểu hiện rõ ràng, có thể nhìn thấy và cảm nhận được, những giá trị văn hóa hữu hình này được thể hiện qua: kiến trúc đặc trưng, nghi lễ nghi thức, biểu tượng, logo, giai thoại, ngôn ngữ, khẩu hiệu, ấn phẩm điển hình, … Cấp độ (2) Cấp độ thứ hai là các giá trị chuẩn mực được tuyên bố chứa đựng những niềm tin, giá trị, chuẩn mực và các quy tắc hành xử chung, thể hiện các giá trị chuẩn mực được công bố. Cấp độ (3) Gồm các quy tắc ngầm định mà Edgar H. Schein nghiên cứu bao gồm những quan niệm chung của doanh nghiệp như: niềm tin, suy nghĩ, nhận thức, tình cảm, …

45

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 2.1 Vài nét giới thiệu về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có những bước phát triển đột phá. Năm 2019, Bà Rịa – Vũng Tàu đứng Top thứ 3 cả nước trong việc thu nộp ngân sách Trung ương. Bà Rịa – Vũng Tàu luôn thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, thu hút được nhiều dự án với quy mô hoạt động và vốn đầu tư lớn. Với chủ trương phát triển kinh tế từ nội lực, với sự chuyển dịch của các ngành mũi nhọn như: hàng không, cảng biển, … về khu vực Long Thành – Cái Mép, Bà Rịa – Vũng Tàu có khả năng trở thành điểm đắc địa nhất của khu vực Đông Nam bộ.

Giai đoạn 2015 – 2020, kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu luôn duy trì phát triển, khẳng định vai trò là một cực tăng trưởng quan trọng của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, quy mô tổng sản phẩm (GRDP) đứng thứ 3 cả nước và luôn là tỉnh nằm trong top đầu cả nước về đóng góp ngân sách. GRDP trừ dầu khí tăng bình quân 6,10%/năm. GRDP trừ dầu khí bình quân đầu người đạt 6.903 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp phát triển theo hướng bền vững, có chọn lọc, tiếp tục duy trì vai trò là ngành động lực, đóng góp lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 8,36%/năm. Hệ thống cảng biển có sự chuyển biến mạnh mẽ, dịch vụ hậu cần cảng được quan tâm đầu tư và đạt kết quả tích cực. Du lịch tạo được sức hút đối với các nhà đầu tư lớn. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, chất lượng ngày càng cao, đáp ứng tốt nhu cầu xã hội. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá, đạt 22,1 tỷ USD. Nông nghiệp được tập trung phát triển theo hướng công nghệ cao. Chương trình xây dựng nông thôn mới tạo chuyển biến rõ nét ở các vùng nông thôn. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện. Tính năng động

46

của bộ máy, sự minh bạch, hiệu quả trong giải quyết các thủ tục của nhà đầu tư và doanh nghiệp được nâng lên.

Bảng 2.1 Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2020

Chỉ tiêu

Theo giá hiện hành Theo giá so sánh 2010 Ước tính 2020 (tỷ đồng) Cơ cấu % Ước tính 2020 (tỷ đồng) Tốc độ phát triển so với cùng kỳ năm 2019 (%) Nông nghiệp, lâm

nghiệp, thủy sản

21.441,1 6,82 9.286,2 103,19

Công nghiệp, xây dựng 217.728,4 69,30 175.926,3 93,72 Dịch vụ 49.944,9 19,90 31.684,4 96,44 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 25.088,8 7,98 14.651,6 105,02 Tổng số 314.203,2 100 231.548,5 95,09

(Nguồn: Báo cáo Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2020)[24]

2.1.2 Tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Theo sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2020, số doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh và doanh thu thuần của doanh nghiệp thời điểm 31/12 theo quy mô doanh nghiệp được liệt kê theo Bảng 2.2.

Bảng 2.2 Tổng hợp các doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đến thời điểm 31/12/2018 theo quy mô doanh nghiệp

Nội dung và chỉ số của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh thời điểm

31/12/2018

Quy mô doanh nghiệp Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn

Số lượng doanh nghiệp 5.478 2.332 309 293

Chỉ số phát triển (tỷ lệ %) bình quân giai đoạn 2016 – 2018 so với bình quân giai đoạn 2011 – 2015

146.7 125.0 140.5 121.0

Số lao động của các doanh nghiệp (người)

201.445 20.274 33.624 17.850

Chỉ số phát triển (tỷ lệ %) bình quân giai đoạn 2016 – 2018 so với bình quân giai đoạn 2011 – 2015

116.8 105.6 102.1 122.6

Thu nhập bình quân của người lao động trong DN (1.000đ/tháng)

47

Chỉ số phát triển (tỷ lệ %) bình quân giai đoạn 2016 – 2018 so với bình quân giai đoạn 2011 – 2015

121.1 131.9 141.7 118.9

Nguồn vốn của doanh nghiệp (Tỷ đồng)

57.473 55.270 53.405 519.922

Chỉ số phát triển (tỷ lệ %) bình quân giai đoạn 2016 – 2018 so với bình quân giai đoạn 2011 – 2015

189.7 125.4 230.7 109.2

Doanh thu thuần của DN (tỷ đồng) 9.822 47.564 34.228 448.218

Chỉ số phát triển (tỷ lệ %) bình quân giai đoạn 2016 – 2018 so với bình quân giai đoạn 2011 – 2015

139.7 150.9 179.9 105.0

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp (tỷ đồng)

-787 374 -306 11.956

Chỉ số phát triển (tỷ lệ %) bình quân giai đoạn 2016 – 2018 so với bình quân giai đoạn 2011 – 2015

- - 427.1 45.6

(Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, 2020)[25]

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng là 1 địa phương được đánh giá cao trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể thể hiện ở Bảng 2.3.

Bảng 2.3 Điểm sáng về thu hút đầu tư nước ngoài của Bà Rịa – Vũng Tàu Số liệu Đầu tư nước ngoài lũy kế đến ngày 20/12/2019

Đứng thứ 11 về số dự án 446 dự án

Đứng thứ 5 về tổng số đầu tư đã đăng ký 31.026 triệu USD Đứng thứ 5 về quy mô vốn đăng ký bình quân 66.580 triệu USD

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục đầu tư nước ngoài, 2020)[26]

Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thể hiện quyết tâm thúc đẩy phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối đa phương thức, kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chú trọng phối hợp đẩy mạng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại địa bàn, thực hiện số hóa trong các cơ quan hành chính nhà nước, có các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng số trong kinh doanh, … các chỉ số cơ sở hạ tầng được thể hiện rõ ràng và cụ thể trong Bảng 2.4.

48

Bảng 2.4 Điểm chỉ số cơ sở hạ tầng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Điểm chỉ số mạng Internet (1-25) 21.4

Điểm số đường bộ (1-25) 19.6

Điểm số điện/điện thoại (1-25) 17.4

Điểm số khu/cụm công nghiệp (1-25) 17.4

Tổng điểm 75.77

Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những địa phương có cơ sở hạ tầng tốt nhất VIệt Nam, với số điểm đứng thứ 6 toàn quốc

(Nguồn: VCCI-USAID, 2020, Điều tra PCI 2019)[27]

2.2 Các cơ chế chính sách trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

2.2.1 Các chủ trương, đường lối của Trung ương

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X: Xây dựng văn hóa kinh doanh là sự kế thừa, phát triển các quan điểm về xây dựng văn hóa trong kinh tế được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra từ rất sớm. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”;

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 đã đề ra định hướng “Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế”;

Đại hội Đảng lần thứ XII đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong môi trường kinh tế, Đại hội đã xác định “Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh vì sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”;

49

Nghị quyết số 06/NQ-TW Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành: “Xây dựng văn hóa trong kinh tế; khai thác hiệu quả khía cạnh kinh tế của văn hóa, nâng cao giá trị văn hóa trong các sản phẩm mang đặc trưng, đặc sắc của mỗi địa phương”;

Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 09/12/2011 của Bộ chính trị về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”;

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc năm 2021: “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân và kinh doanh” là một “mắt khâu” quan trọng nhằm khắc phục những khuyết tật của mặt trái nền kinh tế thị trường và tâm lý, lối sống đề cao quá mức giá trị vật chất, đồng tiền – những điều đã, đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức xã hội, quá trình xây dựng, hình thành nhân cách con người Việt Nam. Văn hóa là một trong ba mặt trận, đó là kinh tế, chính trị và văn hóa, ở đó người cộng sản phải hoạt động”; …

Văn hóa, văn hóa doanh nghiệp, trách nhiệm doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, … còn được quy định và nêu rất rõ trong một số văn bản luật, một số nghị định, quyết định của Trung ương như: Bộ Luật Lao động 2015; Bộ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Trong điều 8 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về nghĩa vụ doanh nghiệp Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng; Quyết định số 990/QĐ-TTg ngày 20/9/2004 của Thủ tướng chính phủ lấyngày 13/10 hàng năm là Ngày doanh nhân Việt Nam; Quyết định số 1846/QĐ-TTg ngày 26/9/2016 của Thủ tướng chính phủ lấy ngày 10/11 hàng năm là Ngày văn hóa doanh nhân Việt Nam; Cuộc vận động Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát động ngày 07/11/2016; Đề án “Thúc đẩy xây dựng văn hóa trong kinh doanh và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thời kỳ hội nhập tại Việt Nam” của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

2.2.2 Chủ trương đường lối của địa phương

Đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc thúc đẩy doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã có nhiều chủ trương:

50

Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1362/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

Tiếp tục triển khai mạnh các hoạt động theo Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 19-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, trong đó mục tiêu cũng nhấn mạnh về việc chú trọng xây dựng văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp;

Thực hiện triển khai chương trình bình xét và công nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, … theo tinh thần Thông tư 08/2014/TT – BVHTTDL – Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”;

Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo tinh thần chỉ đạo từ Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch;

Kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2016 – 2020 và các chương trình kế hoạch khác về hỗ trợ doanh nghiệp;

Đưa nội dung chương trình đào tạo về xây dựng văn hóa doanh nghiệp vào Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 1.000 doanh nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; …

2.3 Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Để đánh giá được cụ thể thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngoài việc dựa trên các thông tin thu thập được từ các dữ liệu thứ cấp, tác giả thực hiện khảo sát để lấy thêm các ý kiến của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Dựa trên những ý kiến đóng góp trong thảo luận nhóm, tác giả thiết lập bảng câu hỏi khảo sát và tiến hành khảo sát trực tiếp một số doanh nghiệp để lấy thêm các thông tin, dữ liệu phục vụ cho quá trình phân tích và đánh giá nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Với tổng quan chung, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện nay phần lớn được các doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn quan tâm, chú trọng, nên tác giả khảo sát một số doanh nghiệp dựa trên danh sách doanh nghiệp được cung cấp từ

51

danh bạ hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Vũng Tàu.

Do lúc chọn lựa đề tài tác giả không lường trước được việc thực hiện nội dung gặp nhiều khó khăn vì nội dung nghiên cứu rộng và mang tính bao quát, một phần thời gian cũng hạn hẹp, một phần là trong giai đoạn thực hiện luận văn, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang chịu những ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, để giảm bớt thời gian, chi phí cũng như các hạn chế, rủi ro trong giai đoạn dịch bệnh nên tác giả thực hiện lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện, thực hiện khảo sát bằng công cụ Google Form thông qua các phương tiện như điện thoại, mail, zalo, facebook, … kết hợp thực hiện

Một phần của tài liệu Định hướng đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)